Kỹ thuat nuoi Đà Điểu
Chia sẻ bởi Võ Phương Thảo |
Ngày 23/10/2018 |
67
Chia sẻ tài liệu: Kỹ thuat nuoi Đà Điểu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
GVHD: TS. VÕ VĂN TOÀN
BÀI THẢO LUẬN:
KỸ THUẬT NUÔI ĐÀ ĐiỂU
Trường: Đại học Quy Nhơn
Khoa: Sinh – KTNN
SVTH: Nhóm: 1
Lớp: Nông học A - K31
2
Thành viên nhóm 1:
Huỳnh Văn Bảo
Đặng Thị Hoài Bắc
Phạm Văn Bộ
Huỳnh Thị Sơn Ca
Nguyễn Thị Chín
Đinh Văn Đài
3
NỘI DUNG:
ĐẶC ĐiỂM CHUNG
PHÂN LOẠI
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
THÚ Y
LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA GiỐNG
4
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Thuộc lớp chim, tổng bộ chim chạy.
- Phân bố ở châu phi, Nam Mỹ, châu Úc.
- Mất khả năng bay do cánh không phát triển. Lông phủ kín thân, phiến lông rời rạc.
- Chân sau khỏe, ít ngón(2-3 ngón).
Thức ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ,đôi khi là các động vật nhỏ như cào cào.
5
II.PHÂN LOẠI:
Tổng bộ chim chạy
Bộ đà điểu Phi
Bộ đà điểu Mĩ
Bộ đà điểu ÚC
1 giống,1 loài
Struthio -camelus
1 giống Rhae
Giống Casuarius
Giống Dromiceus(Emu)
6
1/ Đà điểu châu Phi.
Có một loài Struthio camelus là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại trên thế giới.
a) Nguồn gốc:
Savan châu Phi.
Bán đảo Aravi.
Thảo nguyên Châu Phi.
7
Savan Châu Phi
Bán đảo Aravi
8
b) Đặc điểm ngoại hình:
Cổ, chân dài. Chân khỏe, chỉ có 2 ngón.
Đà điểu trống trưởng thành cao 1.8-2.7m, lông màu đen, có một vài đốm trắng ở cánh và đuôi.
Đà điểu mái trưởng thành cao 1.7-2m màu xám hay nâu nhạt.
9
c) Tính năng sản xuất:
Đà điểu Châu Phi được nuôi để lấy sản phẩm: thịt, da, trứng.
Ở độ tuổi trưởng thành, đà điểu Châu Phi nặng trung bình 90- 130 Kg, đà điểu trống có thể nặng 155kg.1 năm tuổi,đà điểu đạt trọng lượng 45 kg.
Đà điểu Châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2-4 năm, con trống chậm hơn con mái 5-6 tháng. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8.
Đà điểu đẻ trứng. Trứng nặng 1.3-1.4 kg, dài khoảng 15cm, rộng 13cm, là loại trứng lớn nhất. Mỗi ổ trứng có 15-60 quả, trứng màu trắng nhạt, bóng láng.
10
- Con đực và con cái cùng nhau ấp trứng, quá trình ấp trứng từ 35-45 ngày.
- Tuổi thọ của đà điểu Châu Phi từ 30-70 năm,trung bình là 50 năm.
Đà điểu con
11
2/ Đà điểu Châu Mĩ:
Chỉ có 1 giống đà điểu Rhae.
12
a. Nguồn gốc: Thảo nguyên Nam Mĩ. Chúng sống ở các trảng cỏ Argentina, Brazin, Bolivia.
13
- Ở Việt Nam, mãi đến năm 1994, những con đà điểu Châu Mĩ (Rhea) đầu tiên được đưa vào Việt Nam bằng con đường quà tặng. Đó là món quà của vườn thú Munster( CHLB Đức) tặng vườn thú Hà Nội.
14
b) Đặc điểm ngoại hình:
Đà điểu Châu Mĩ có: + kích thước trung bình, cao 1,5-1,7m
+ Chân và cổ dài, lông màu xám nâu.
+ Chân 3 ngón, chạy rất nhanh.
Chân 3 ngón
15
- Đà điểu con có bộ lông sọc vằn dần dần được thay thế bằng bộ lông xám nâu đồng đều giống bố mẹ.
16
c) Tính năng sản xuất:
Đà điểu châu Mĩ được nuôi lấy thịt, trứng và lông.
Đà điểu trưởng thành có khối lượng 20-25kg. Chúng làm tổ ngay trên mặt đất, chỉ có chim trống ấp trứng và nuôi con.
17
3/ Đà điểu Châu úc:
Có 2 giống:
Casuarius (đà điểu đầu mào)
Dromiceus ( Emu)
18
3.1.Giống Casuarius (còn gọi là đà điểu đầu mào hay đà điểu Uc đội mũ)
a) Nguồn gốc: Australia và New guinea cùng 1 số đảo kế cận.
19
b) Đặc điểm ngoại hình:
Cao 1.2m, thân ngắn hơn Emu, đầu có mào lớn.
Lông màu đen, cổ trụi lông, lộ ra yếm thịt màu đỏ và lam. Đầu có mào lớn hấp dẫn bạn tình trong mùa sinh sản.
20
c) Tính năng sản xuất:
Đà điểu đầu mào được nuôi lấy thịt, lông và trứng.
Chim trưởng thành khối lượng trung bình 50kg.Chim mái nặng hơn chim trống khoảng 5kg.
Đẻ 9-20 trứng/1 ổ
21
3.2Giống Dromiceus( Emu)
a)Nguồn gốc: Thảo nguyên Châu Úc.
- Phân bố từ vùng đông Australia đến vùng Tasmania.
22
b) Đặc điểm ngoại hình
Chiều cao trung bình khoảng 2m.
Đầu và cổ có lông, lông xám đồng màu, chân 3 ngón.
23
c) Tính năng sản xuất:
Nuôi lấy thịt, trứng, da, lông.
Trọng lượng trung bình 40-45kg. Thịt Emu ngon hơn thịt bò và rất được ưa chuộng tại Châu Âu.
-Đẻ trứng 15-25 quả/1 ổ, trọng lượng 650 kg. Chỉ có con đực ấp trứng, nuôi con. Chim đực phải ấp 8-10 tuần. Chim con có sọc trên màng, sau 2-3 năm thì chúng trưởng thành.
24
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
Nội dung chính:
1. Chăm sóc và nuôi dưỡng đà điểu con
2. Chăm sóc và nuôi dưỡng đà điểu thịt
3. Chăm sóc và nuôi dưỡng đà điểu sinh sản
25
1. Chăm sóc đà điểu ở giai đoạn con non:(từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng trôi sau .
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô... Nhà nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích…
Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài > 50 m để đà điểu chạy múa theo bản năng không bị cản trở.
26
Nhiệt độ, ánh sáng:
Nhiệt độ là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi bởi vì các cơ quan điều phối nhiệt của con non chưa phát triển đầy đủ trong 3 tuần đầu tiên. Sau khi nở, ta phải đảm bảo duy trì ở nhiệt độ khoảng 32 – 330 C. Sau đó, hàng tuần có thể giảm dần khoảng 2 – 30C cho đến khi đạt 20 – 220C.
24 giờ sau nở, đà điểu được đưa vào quây úm, lúc này bộ lông chưa đầy đủ, điều hoả thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho đà điểu con. Lúc này trong bụng đà điểu con còn tích khôi noãn hoàng lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, nên chúng dễ bị viêm nhiễm - đây là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.
Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống.
Đảm bảo nhiệt độ thích hợp:
27
Chăm sóc:
Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mô thức ăn, nếu không để sẵn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày.
Cách cho ăn:
Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau qủa xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điều ăn.
28
Đà điểu con phát triển tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăng trọng như sau:
Tuần tuổi Khối lượng Thức ăn tinh Thức ăn xanh
(kg/con) (g/con/ngày) (g/con/ngày)
Sơ sinh 0,85-0,9
1 1,00 9,3 56,0
2 1,22 33,8 86,0
3 1,92 85,6 95,0
4 2,94 179,2 120,0
5 4,56 257,1 120,0
6 7,62 330,6 157,0
7 8,23 449,2 337,0
8 10,12 487,7 460,0
9 12,24 492,4 607,0
10 15,03 654,2 676,0
11 18,02 653,7 680,0
12 20,80 747,1 700-1000
13 22,18 758,5 700-1000
(Kết quả nghiên cứu thực nhiệm tại Viện Chăn nuôi 1997)
29
Sau 3 tháng tuổi đà điểu theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa. Để đạt hiệu quả kinh tế cao trọng lượng giết mổ đạt 85-110 kg/con.
2.Chăm sóc đà điểu thịt
Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh,rút ngắn thời gian giết thịt
Thức ăn xanh cho đà điểu có thể dùng lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau muống... nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.
30
Chuồng nuôi:
Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng (dài 80-100M), nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thế và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da.
Chế độ ăn:
Đà Điểu có hệ sinh vật ở màng tràng phát triển giúp tiêu hóa thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm 3-4cm để dễ ăn cho máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh. Đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ 2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-90kg, thức ăn từ 500 - 1.655 - 2.000 g//ngày. Thành phần dinh dưỡng: tăng lượng cỏ, ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca, P, Lizin... đạt 10 tháng tuổi. Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn tăng trọng thấp.
31
Máng ăn, uống:
Đà Điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gô với kích thước 0,3 x 0,25 x 0,1m. Máng ăn cố định ở độ cao 0,7-0,8m để đà điểu không dẫm đạp lên và ăn uống dễ dàng. Đảm bảo 4-5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su đựng nước uống và dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời.
Phân nhóm và mật độ nuôi
Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 15 - 20 con, mật độ nuôi đảm bảo 1 - 2 m2 nền chuồng/con và 15 m2 sân chơi/con.
32
3. Chăm sóc đà điểu sinh sản
Giai đoạn hậu bị:
Giai đoạn nuôi dò từ 4 - 12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt. Giai đoạn nuôi hậu bị từ 13 - 20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều, lượng thức ăn giảm, từ tháng 11 - 14, lượng thức ăn tinh 1,2 - 1,5 kg/con/ngày, thức ăn xanh 1,5 kg/con/ngày; từ 15-24 tháng tuổi cho ăn 1,2 - 1,5 kg/con/ngày lượng thức ăn tinh, tự do chăn thả ăn thức ăn xanh.
Giai đoạn sinh sản:
Đà điểu thành thục lúc 25 tháng tuổi. Con mái thành thục sớm hơn con trống nửa năm. Nên ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi ở lứa đầu. Trước 12 tháng tuổi, đà điểu khó phân biệt trống mái. Từ 12 tháng tuổi, con trống có dáng cao lớn, lông đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ màu trắng chân và mỏ chuyển màu đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn.
Chuồng nuôi:
Chuồng cho đà điểu đẻ gốm chuồng có mái che kích thước 3x5m, trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ; sân chơi có chiều rộng 8m, dài 80-100M. Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái hoặc 2 trống 5 mái.
33
Chọn đực giống:
Chọn hình thể cân đổi, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn và linh hoạt; thể trạng không béo quá hoặc gầy quái hai ngón chân khoẻ mạnh, ngay ngắm cơ quan sinh dục phải lớn, dài, cong về bên trái, chiều dài trung bình 25cm.
Dinh dưỡng:
Đóng vai trò quan trọng đôi với năng suất trứng, tỉ lệ phôi và ấp nở Khẩu phần: protein 16-16,5%; năng lượng ME: 2.600-2.650kcal; Lizin 1,1%; Methionin 0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho 0,45-0,48%; Vitamin A:16.000UI; Vitamin D 3.700UI; Vitamin E 58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Thức ăn xanh gôm cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác. Nên thả đà điểu ở bãi cỏ xanh để chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh sản cần uống nhiều nước, nước phải mát, phải sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần.
34
Mùa sinh sản:
Đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau và thường đẻ từ 2 - 7 giờ tối, vì vậy phải theo dõi nhặt trứng, tránh để chúng dẫm vỡ. Đà điêu đẻ từng đợt từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-1 0 ngày sau đó tiếp tục đẻ lại. Trứng có khối lượng từ 900-1.600g, chiều dài 16,5cm, chiều rộng 13cm, hình dạng trong, màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2mm. Sản lượng trứng từ 30-80 quả/năm.
Ghép đàn và phối giống:
Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho chúng có thời gian sớm quen nhau. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14- 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối. Trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.
35
Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần:
Protein (%) 16,0 - 16,5
Năng luợng ME (kcal) 2600 - 2650
Lizin (%) 1,1
Methionin(%) 0,4 - 0,45
Ca (%) 2,8 - 3,0
P (%) 0,45 - 0,48
Vitamin A (UI) 16000
Vitamin D (UI) 3700
Vitamin E (UI) 58,5
Nhu cầu dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản:
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở.
36
+Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ.
+Tốt nhất là đà điểu được thả ở bãi có thảm cỏ xanh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn
+Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống. Chúng sẽ không uống nước nóng vì vậy bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay một lần.
37
Công tác thú y.
Đà điểu chưa thấy mắc các bệnh như: Gumboro, đậu gà, viêm thanh khí quản truyền nhiễm hay bệnh dịch tả vịt…và hiếm gặp các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.
Tuy nhiên với bệnh cúm gà, bệnh Newcastle thì cần phải chú ý.
6.1. Bệnh Newcastle.
a. Triệu chứng.
Triệu chứng về tiêu hóa: Đà điểu ỉa chảy, phân loãng có dịch nhầy, đứng ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều.
Do mất nước và rối loạn các chất điện giải nên đà điểu (đặc biệt là đà điểu non) bị chết do kiệt sức sau 6-8 ngày.
38
Triệu chứng hô hấp: Đà điểu có dấu hiệu chảy nước mũi, nước dãi, khó thở dần. Con vật sẽ bị chết với tỷ lệ cao sau 10-15 ngày.
Các triệu chứng thần kinh: Đà điểu có các con run rẩy, đi đứng xiêu vẹo, ngoẹo đầu, mổ không trúng thức ăn.
Khi bị bệnh nặng đà điểu lên cơn co giật, lăn quay, giẫy giụa, cuối cùng tê liệt chân và sẽ chết sau 7-10 ngày.
39
Hiện không có thuốc đặc trị bệnh Newcastle cho đà điểu cũng như cho gà. Nên biện pháp phòng trị vẫn là quan trọng nhất.
b. Điều trị.
c. Phòng bệnh.
Đối với đà điểu non từ 7- 45 ngày tuổi: Dùng vaccine Lasota nhỏ vào mắt, mũi hoặc tiêm dưới da cánh cho đà điểu. Vaccine được pha theo tỷ lệ 1/200 với nước cất.
Sau khi dùng vaccine được 10-14 ngày, đà điểu non có miễn dịch chống lại virus Newcastle.
40
Sau 45 ngày: cần phải tiêm chủng vaccine Newcastle hệ 1, cũng tiêm dưới da cánh với liều 0,2-0,3ml/một đà điểu, tỷ lệ 1/200. Vaccine sẽ tạo miễn dịch chắc chắn cho đà điểu và miễn dịch kéo dài 12 tháng.
Đối với đà điểu trưởng thành: Mỗi năm cần tiêm vaccine Newcastle một lần vào cuối mùa thu chuyển sang đông.
Vệ sinh chuồng trại và môi trường nuôi để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Chuồng trại và môi trường cần định kỳ tiêu độc bằng các loại thuốc tiệt trùng như Csesyl 2% hoặc nước vôi 10%.
Không nuôi gà trong khu vực chăn nuôi đà điểu để đà điểu không bị nhiễm virus Newcastle từ gà.
41
6.2. Bệnh viêm túi khí và nấm phổi.
a. Triệu chứng.
Tần số hô hấp tăng, con vật há mỏ để thở, ho, ngáp, đầu lúc lắc, thở gấp khi ở thể mãn tính dẫn đến con vật gầy yếu, giảm tăng trọng, đặc biệt cánh xoã xuống khi chết.
b. Phòng trị bệnh.
Điều trị bằng kháng sinh sẽ cho kết quả khả quan khi phát hiện bệnh sớm.
Giữ môi trường chăn nuôi sạch, khô ráo.
42
6.3. Chấn thương.
Trong các trang trại nuôi dưỡng đà điểu non, chất liệu nền và tường không thích hợp có thể gây nên tai nạn. Nền ướt và trơn sẽ dẫn đến con vật bị gãy chân, què, trật khớp.
Mật độ đàn cao, hàng rào không phù hợp, đường chạy hẹp cũng gây thiệt hại khi đà điểu hoảng sợ mà chạy toán loạn.
Biên pháp can thiệp:
+ Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau).
+ Xử lý vết thương: rắc bột kháng sinh (Streptomycin 1g), khâu kín vết thương (5 – 7cm).
+ Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin: 1 triệu UI/50 Kg P/lần. (chỉ tiêm một lần).
43
6.4. Hiện tượng ăn vật lạ ở đà điểu.
Vật lạ có thể là sỏi, đá, cát, kim loại, thủy tinh, que gậy…
Làm mất tính thèm ăn và gầy sút ở đà điểu non, giảm tốc độ sinh trưởng, mất nước, tổn thương đường ruột.
Nguyên nhân có thể do thức ăn không hợp khẩu vị làm chúng ăn ít và bị đói hay do thiếu khoáng và vitamin. Ngoài ra nếu bị stress cũng làm chúng ăn vật lạ như trên.
44
Điều trị:
- Dùng dung dịch Parapin, Metamuxyl, Tympanyl…
- Rửa ruột
- Phẫu thuật (nếu có thể).
- Bổ sung chất điện giải
- Bón cho đà điểu ăn
- Dùng các chất kháng sinh và kháng nấm đề phòng kế phát.
45
Ngoài ra còn có các bệnh về sinh sản liên quan đến tuổi, dinh dưỡng, kỹ thuật… các loại nấm da hay nấm phổi, nấm đường tiêu hóa…
Chúng ta có thể khắc phục bằng cách vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống, tiêm phòng dịch tễ cho đà điểu…
46
IV. LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA GIỐNG
Có thể nói tất cả các bộ phận cơ thể đà điểu (thịt, da, lông, trứng…) nói chung đều hữu ích cho con người và có giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm giá trị đầu tiên trước hết phải kể đến thịt.
1.Thịt
- Thịt đà điểu có màu đỏ gần giống với thịt bò nhưng hầu như không có mỡ và gân, hàm lượng Cholesteron thấp 58mg/100g, giàu protein (20.5-21%), khoáng tổng số là 1,14%, không có tồn dư kháng sinh, không gây thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch. Các chuyên gia thực phẩm thế giới đã thống nhất rằng thịt đà điểu là loại thịt lí tưởng cho sức khỏe con người.
47
-Theo bảng giá quốc tế, thịt đà điểu dao động từ 40-50 USD/1Kg.
48
- Thịt đà điểu thơm ngon, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bit-tet, đà điểu luộc chanh sả ớt, đà điểu sào xoài xanh, đà điểu xào gừng, ninh, hầm… hoặc chế biến thành xúc xích, salat, băm viên…
49
50
Thịt đà điểu nấu phở
51
2. Da
- Da đà điểu đẹp và bền hơn da cá sấu nhờ chứa một loại mỡ đặc biệt nên không đứt, gãy, cứng và khô, nguồn nguyên liệu khá dồi dào nên giá thành thấp hơn. Ngành thời trang thường dùng da đà điểu để sản xuất áo khoác, ví, thắt lưng, túi xách, bọc nệm xofa… giá bán sỉ trên thị trường 1m2 da đà điểu trị giá 400 USD (bổ sung hình).
52
3. Lông
-Lông đà điểu không tĩnh điện nên thường được sử dụng làm bàn chải lau chùi máy vi tính hoặc ôto trước khi đưa vào phun sơn.
-Lông tơ đà điểu dùng làm đồ trang sức và tô điểm quần áo thời trang cao cấp.
+Gía bán xô 1 kg lông đà điểu là 100USD,
+lông tơ là 2000 USD /1kg vì vòng đời của 1 con đà điểu chỉ tạo 1 kg lông tơ.
53
4.Các sản phẩm khác
-Trứng đà điểu rất lớn, có giá trị dinh dưỡng cao, dùng làm thực phẩm. 1 trứng tươi có giá 80000đ.
- Ngoài ra vỏ trứng, móng vuốt đà điểu đều có thể dùng làm đồ trang sức và tác phẩm mỹ nghệ.
54
So sánh trứng đà điểu với trứng gà, trứng vịt và trứng chim cút.
55
56
-Hiện nay, đà điểu còn được đưa vào ngành du lịch theo hướng phục vụ thú tiêu khiển. Ở nước ta, một số khu du lịch như: đảo Hòn Thị (Nha Trang), Vườn Xoài (Ba Vì- Hà Nội) … hấp dẫn nhiều du khách với thú cưỡi đà điểu.
57
58
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
GVHD: TS. VÕ VĂN TOÀN
BÀI THẢO LUẬN:
KỸ THUẬT NUÔI ĐÀ ĐiỂU
Trường: Đại học Quy Nhơn
Khoa: Sinh – KTNN
SVTH: Nhóm: 1
Lớp: Nông học A - K31
2
Thành viên nhóm 1:
Huỳnh Văn Bảo
Đặng Thị Hoài Bắc
Phạm Văn Bộ
Huỳnh Thị Sơn Ca
Nguyễn Thị Chín
Đinh Văn Đài
3
NỘI DUNG:
ĐẶC ĐiỂM CHUNG
PHÂN LOẠI
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
THÚ Y
LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA GiỐNG
4
ĐẶC ĐIỂM CHUNG
- Thuộc lớp chim, tổng bộ chim chạy.
- Phân bố ở châu phi, Nam Mỹ, châu Úc.
- Mất khả năng bay do cánh không phát triển. Lông phủ kín thân, phiến lông rời rạc.
- Chân sau khỏe, ít ngón(2-3 ngón).
Thức ăn chủ yếu là hạt hay cây cỏ,đôi khi là các động vật nhỏ như cào cào.
5
II.PHÂN LOẠI:
Tổng bộ chim chạy
Bộ đà điểu Phi
Bộ đà điểu Mĩ
Bộ đà điểu ÚC
1 giống,1 loài
Struthio -camelus
1 giống Rhae
Giống Casuarius
Giống Dromiceus(Emu)
6
1/ Đà điểu châu Phi.
Có một loài Struthio camelus là loài đà điểu lớn nhất hiện còn tồn tại trên thế giới.
a) Nguồn gốc:
Savan châu Phi.
Bán đảo Aravi.
Thảo nguyên Châu Phi.
7
Savan Châu Phi
Bán đảo Aravi
8
b) Đặc điểm ngoại hình:
Cổ, chân dài. Chân khỏe, chỉ có 2 ngón.
Đà điểu trống trưởng thành cao 1.8-2.7m, lông màu đen, có một vài đốm trắng ở cánh và đuôi.
Đà điểu mái trưởng thành cao 1.7-2m màu xám hay nâu nhạt.
9
c) Tính năng sản xuất:
Đà điểu Châu Phi được nuôi để lấy sản phẩm: thịt, da, trứng.
Ở độ tuổi trưởng thành, đà điểu Châu Phi nặng trung bình 90- 130 Kg, đà điểu trống có thể nặng 155kg.1 năm tuổi,đà điểu đạt trọng lượng 45 kg.
Đà điểu Châu Phi trưởng thành hoàn toàn ở độ tuổi 2-4 năm, con trống chậm hơn con mái 5-6 tháng. Mùa sinh sản từ tháng 3 đến tháng 8.
Đà điểu đẻ trứng. Trứng nặng 1.3-1.4 kg, dài khoảng 15cm, rộng 13cm, là loại trứng lớn nhất. Mỗi ổ trứng có 15-60 quả, trứng màu trắng nhạt, bóng láng.
10
- Con đực và con cái cùng nhau ấp trứng, quá trình ấp trứng từ 35-45 ngày.
- Tuổi thọ của đà điểu Châu Phi từ 30-70 năm,trung bình là 50 năm.
Đà điểu con
11
2/ Đà điểu Châu Mĩ:
Chỉ có 1 giống đà điểu Rhae.
12
a. Nguồn gốc: Thảo nguyên Nam Mĩ. Chúng sống ở các trảng cỏ Argentina, Brazin, Bolivia.
13
- Ở Việt Nam, mãi đến năm 1994, những con đà điểu Châu Mĩ (Rhea) đầu tiên được đưa vào Việt Nam bằng con đường quà tặng. Đó là món quà của vườn thú Munster( CHLB Đức) tặng vườn thú Hà Nội.
14
b) Đặc điểm ngoại hình:
Đà điểu Châu Mĩ có: + kích thước trung bình, cao 1,5-1,7m
+ Chân và cổ dài, lông màu xám nâu.
+ Chân 3 ngón, chạy rất nhanh.
Chân 3 ngón
15
- Đà điểu con có bộ lông sọc vằn dần dần được thay thế bằng bộ lông xám nâu đồng đều giống bố mẹ.
16
c) Tính năng sản xuất:
Đà điểu châu Mĩ được nuôi lấy thịt, trứng và lông.
Đà điểu trưởng thành có khối lượng 20-25kg. Chúng làm tổ ngay trên mặt đất, chỉ có chim trống ấp trứng và nuôi con.
17
3/ Đà điểu Châu úc:
Có 2 giống:
Casuarius (đà điểu đầu mào)
Dromiceus ( Emu)
18
3.1.Giống Casuarius (còn gọi là đà điểu đầu mào hay đà điểu Uc đội mũ)
a) Nguồn gốc: Australia và New guinea cùng 1 số đảo kế cận.
19
b) Đặc điểm ngoại hình:
Cao 1.2m, thân ngắn hơn Emu, đầu có mào lớn.
Lông màu đen, cổ trụi lông, lộ ra yếm thịt màu đỏ và lam. Đầu có mào lớn hấp dẫn bạn tình trong mùa sinh sản.
20
c) Tính năng sản xuất:
Đà điểu đầu mào được nuôi lấy thịt, lông và trứng.
Chim trưởng thành khối lượng trung bình 50kg.Chim mái nặng hơn chim trống khoảng 5kg.
Đẻ 9-20 trứng/1 ổ
21
3.2Giống Dromiceus( Emu)
a)Nguồn gốc: Thảo nguyên Châu Úc.
- Phân bố từ vùng đông Australia đến vùng Tasmania.
22
b) Đặc điểm ngoại hình
Chiều cao trung bình khoảng 2m.
Đầu và cổ có lông, lông xám đồng màu, chân 3 ngón.
23
c) Tính năng sản xuất:
Nuôi lấy thịt, trứng, da, lông.
Trọng lượng trung bình 40-45kg. Thịt Emu ngon hơn thịt bò và rất được ưa chuộng tại Châu Âu.
-Đẻ trứng 15-25 quả/1 ổ, trọng lượng 650 kg. Chỉ có con đực ấp trứng, nuôi con. Chim đực phải ấp 8-10 tuần. Chim con có sọc trên màng, sau 2-3 năm thì chúng trưởng thành.
24
CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG
Nội dung chính:
1. Chăm sóc và nuôi dưỡng đà điểu con
2. Chăm sóc và nuôi dưỡng đà điểu thịt
3. Chăm sóc và nuôi dưỡng đà điểu sinh sản
25
1. Chăm sóc đà điểu ở giai đoạn con non:(từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi)
Đây là giai đoạn rất quan trọng, quyết định đến kết quả nuôi tốt hay xấu ở các tháng trôi sau .
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi nên chọn hướng có ánh nắng mặt trời, thoát nước tốt, mặt bằng cao ráo. Khu vực xung quanh yên tĩnh, tránh tiếng ồn như đường sắt, phi trường, nhà máy, đường ô tô... Nhà nuôi gột được thiết kế có chuồng kín nuôi úm và sân chơi đảm bảo diện tích…
Chuồng úm thông thoáng nhưng phải giữ được ấm. Sân chơi có chiều dài > 50 m để đà điểu chạy múa theo bản năng không bị cản trở.
26
Nhiệt độ, ánh sáng:
Nhiệt độ là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi bởi vì các cơ quan điều phối nhiệt của con non chưa phát triển đầy đủ trong 3 tuần đầu tiên. Sau khi nở, ta phải đảm bảo duy trì ở nhiệt độ khoảng 32 – 330 C. Sau đó, hàng tuần có thể giảm dần khoảng 2 – 30C cho đến khi đạt 20 – 220C.
24 giờ sau nở, đà điểu được đưa vào quây úm, lúc này bộ lông chưa đầy đủ, điều hoả thân nhiệt kém nên phải giữ nhiệt cho đà điểu con. Lúc này trong bụng đà điểu con còn tích khôi noãn hoàng lớn, dễ bị lạnh khi nhiệt độ thấp hoặc chất độn chuồng không đủ dày, dẫn đến xơ cứng không tiêu hóa được, nên chúng dễ bị viêm nhiễm - đây là nguyên nhân chính gây chết trong những tuần đầu.
Ban đêm duy trì ánh sáng với cường độ 3W/m2 để chúng dễ dàng ăn uống.
Đảm bảo nhiệt độ thích hợp:
27
Chăm sóc:
Đà điểu 1-2 ngày tuổi thường ngủ dưới bóng đèn sưởi. Từ ngày thứ 3 trở đi mới bắt đầu mô thức ăn, nếu không để sẵn thức ăn, rau xanh thái nhỏ thì chúng sẽ ăn bất cứ vật gì nhặt được và dẫn đến tắc ruột chết. Từ 1-30 ngày tuổi cho ăn 6 lần/ngày. Từ 31 -60 ngày tuổi cho ăn 4 lần/ngày. Từ 61-90 ngày tuổi cho ăn 2-3 lần/ngày.
Cách cho ăn:
Có thể dùng riêng máng đựng thức ăn tinh và rau qủa xanh. Trong những tuần đầu có thể trộn rau non thái nhỏ với thức ăn tinh để đà điều ăn.
28
Đà điểu con phát triển tốt có khả năng thu nhận thức ăn và đạt tăng trọng như sau:
Tuần tuổi Khối lượng Thức ăn tinh Thức ăn xanh
(kg/con) (g/con/ngày) (g/con/ngày)
Sơ sinh 0,85-0,9
1 1,00 9,3 56,0
2 1,22 33,8 86,0
3 1,92 85,6 95,0
4 2,94 179,2 120,0
5 4,56 257,1 120,0
6 7,62 330,6 157,0
7 8,23 449,2 337,0
8 10,12 487,7 460,0
9 12,24 492,4 607,0
10 15,03 654,2 676,0
11 18,02 653,7 680,0
12 20,80 747,1 700-1000
13 22,18 758,5 700-1000
(Kết quả nghiên cứu thực nhiệm tại Viện Chăn nuôi 1997)
29
Sau 3 tháng tuổi đà điểu theo hướng nuôi thịt cần đạt sinh trưởng tối đa. Để đạt hiệu quả kinh tế cao trọng lượng giết mổ đạt 85-110 kg/con.
2.Chăm sóc đà điểu thịt
Nuôi đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh,rút ngắn thời gian giết thịt
Thức ăn xanh cho đà điểu có thể dùng lá bắp cải già, cỏ ghi nê, cỏ voi non, rau muống... nếu sân chơi hoặc có bãi chăn rộng có thảm cỏ tự nhiên thì đà điểu tự vặt cỏ không nhất thiết phải bổ sung thức ăn xanh.
30
Chuồng nuôi:
Đà điểu thích chạy nên sân chơi phải có diện tích rộng (dài 80-100M), nền sân phải có thảm cỏ và có chỗ rải cát, vì đà điểu sống ở sa mạc, thường xuyên tắm cát làm sạch cơ thế và loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da.
Chế độ ăn:
Đà Điểu có hệ sinh vật ở màng tràng phát triển giúp tiêu hóa thức ăn khô, xơ thô tới 60%, nên thường xuyên bổ sung rau, cỏ xanh tự do hoặc băm 3-4cm để dễ ăn cho máng riêng hoặc để lên trên thức ăn tinh. Đà điểu thương phẩm cho ăn nhiều tăng trưởng nhanh có thể giết thịt từ 10 tháng tuổi.
Khẩu phần ăn cho đà thịt tăng theo tháng tuổi và trọng lượng cơ thể. Từ 2-6-9 tháng tuổi, cơ thể đạt 12-60-90kg, thức ăn từ 500 - 1.655 - 2.000 g//ngày. Thành phần dinh dưỡng: tăng lượng cỏ, ngũ cốc theo tháng tuổi và giảm lượng đạm, protein, Ca, P, Lizin... đạt 10 tháng tuổi. Việc sử dụng quá nhiều xơ trong khẩu phần thời kỳ này dễ làm giảm chuyển hoá thức ăn, làm chế việc hấp thụ thức ăn tinh các chất dinh dưỡng, dẫn tăng trọng thấp.
31
Máng ăn, uống:
Đà Điểu phát triển to lớn vì vậy phải sử dụng máng ăn bằng gô với kích thước 0,3 x 0,25 x 0,1m. Máng ăn cố định ở độ cao 0,7-0,8m để đà điểu không dẫm đạp lên và ăn uống dễ dàng. Đảm bảo 4-5 con/máng ăn. Dùng bồn cao su đựng nước uống và dùng nước sạch, lượng đủ để đà điểu uống tự do. Mỗi ngày thay nước và rửa sạch máng 1 lần, duy trì nước mát, tránh dùng nước dưới ánh mặt trời.
Phân nhóm và mật độ nuôi
Tuỳ diện tích chuồng nuôi có thể phân nhóm theo trọng lượng hay lứa tuổi, mỗi nhóm 15 - 20 con, mật độ nuôi đảm bảo 1 - 2 m2 nền chuồng/con và 15 m2 sân chơi/con.
32
3. Chăm sóc đà điểu sinh sản
Giai đoạn hậu bị:
Giai đoạn nuôi dò từ 4 - 12 tháng tuổi chăm sóc như nuôi thịt. Giai đoạn nuôi hậu bị từ 13 - 20 tháng tuổi cho đà điểu vận động nhiều, lượng thức ăn giảm, từ tháng 11 - 14, lượng thức ăn tinh 1,2 - 1,5 kg/con/ngày, thức ăn xanh 1,5 kg/con/ngày; từ 15-24 tháng tuổi cho ăn 1,2 - 1,5 kg/con/ngày lượng thức ăn tinh, tự do chăn thả ăn thức ăn xanh.
Giai đoạn sinh sản:
Đà điểu thành thục lúc 25 tháng tuổi. Con mái thành thục sớm hơn con trống nửa năm. Nên ghép trống già hơn mái từ 6 tháng đến 1 năm tuổi ở lứa đầu. Trước 12 tháng tuổi, đà điểu khó phân biệt trống mái. Từ 12 tháng tuổi, con trống có dáng cao lớn, lông đuôi đen và 2 bên cánh có lông vũ màu trắng chân và mỏ chuyển màu đỏ. Con mái kích thước nhỏ hơn, lông màu xám, tính hiền lành hơn.
Chuồng nuôi:
Chuồng cho đà điểu đẻ gốm chuồng có mái che kích thước 3x5m, trong đổ cát để đà điểu có thể vào đẻ; sân chơi có chiều rộng 8m, dài 80-100M. Mỗi ô chuồng ghép 1 trống với 2 mái hoặc 2 trống 5 mái.
33
Chọn đực giống:
Chọn hình thể cân đổi, cường tráng, tính ôn hoà, hoạt bát; đầu thanh tú; cổ thẳng; mắt lớn và linh hoạt; thể trạng không béo quá hoặc gầy quái hai ngón chân khoẻ mạnh, ngay ngắm cơ quan sinh dục phải lớn, dài, cong về bên trái, chiều dài trung bình 25cm.
Dinh dưỡng:
Đóng vai trò quan trọng đôi với năng suất trứng, tỉ lệ phôi và ấp nở Khẩu phần: protein 16-16,5%; năng lượng ME: 2.600-2.650kcal; Lizin 1,1%; Methionin 0,4-0,45%; Canxi 2,8-3%; Photpho 0,45-0,48%; Vitamin A:16.000UI; Vitamin D 3.700UI; Vitamin E 58,5UI. Định lượng cho ăn 1,6-1,8kg/con/ngày, tùy thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Thức ăn xanh gôm cỏ Ghinê, cỏ voi, các loại rau khác. Nên thả đà điểu ở bãi cỏ xanh để chúng tự nhặt cỏ tươi. Đà điểu sinh sản cần uống nhiều nước, nước phải mát, phải sạch, mỗi ngày thay nước 1 lần.
34
Mùa sinh sản:
Đà điểu đẻ từ tháng 11 năm trước đến tháng 8-9 năm sau và thường đẻ từ 2 - 7 giờ tối, vì vậy phải theo dõi nhặt trứng, tránh để chúng dẫm vỡ. Đà điêu đẻ từng đợt từ 8-10 ngày thì nghỉ 7-1 0 ngày sau đó tiếp tục đẻ lại. Trứng có khối lượng từ 900-1.600g, chiều dài 16,5cm, chiều rộng 13cm, hình dạng trong, màu trắng ngà, vỏ bóng, dày 2mm. Sản lượng trứng từ 30-80 quả/năm.
Ghép đàn và phối giống:
Từ 18-20 tháng tuổi ghép đực với mái để cho chúng có thời gian sớm quen nhau. Sự phối giống thường diễn ra vào buổi sáng từ 6 - 9 giờ và chiều từ 14- 16 giờ rất ít khi diễn ra vào buổi tối. Trống tốt có thể phối 10-12 lần/ngày.
35
Hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần:
Protein (%) 16,0 - 16,5
Năng luợng ME (kcal) 2600 - 2650
Lizin (%) 1,1
Methionin(%) 0,4 - 0,45
Ca (%) 2,8 - 3,0
P (%) 0,45 - 0,48
Vitamin A (UI) 16000
Vitamin D (UI) 3700
Vitamin E (UI) 58,5
Nhu cầu dinh dưỡng nuôi đà điểu sinh sản:
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đến năng suất trứng, tỷ lệ phôi và ấp nở.
36
+Định lượng cho ăn 1,6 - 1,8 kg/con tuỳ thời điểm đầu vụ hay lúc đẻ rộ. Cho ăn buổi sáng đến chiều kiểm tra máng ăn vừa hết là lượng thức ăn cung cấp đủ.
+Tốt nhất là đà điểu được thả ở bãi có thảm cỏ xanh để tự chúng lựa chọn và nhặt cỏ tươi theo ý muốn
+Đà điểu sinh sản cần nhiều nước uống. Chúng sẽ không uống nước nóng vì vậy bố trí máng uống nơi có bóng râm để nước được mát, nước luôn đổ đầy máng, mỗi ngày thay một lần.
37
Công tác thú y.
Đà điểu chưa thấy mắc các bệnh như: Gumboro, đậu gà, viêm thanh khí quản truyền nhiễm hay bệnh dịch tả vịt…và hiếm gặp các bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.
Tuy nhiên với bệnh cúm gà, bệnh Newcastle thì cần phải chú ý.
6.1. Bệnh Newcastle.
a. Triệu chứng.
Triệu chứng về tiêu hóa: Đà điểu ỉa chảy, phân loãng có dịch nhầy, đứng ủ rũ, bỏ ăn, uống nước nhiều.
Do mất nước và rối loạn các chất điện giải nên đà điểu (đặc biệt là đà điểu non) bị chết do kiệt sức sau 6-8 ngày.
38
Triệu chứng hô hấp: Đà điểu có dấu hiệu chảy nước mũi, nước dãi, khó thở dần. Con vật sẽ bị chết với tỷ lệ cao sau 10-15 ngày.
Các triệu chứng thần kinh: Đà điểu có các con run rẩy, đi đứng xiêu vẹo, ngoẹo đầu, mổ không trúng thức ăn.
Khi bị bệnh nặng đà điểu lên cơn co giật, lăn quay, giẫy giụa, cuối cùng tê liệt chân và sẽ chết sau 7-10 ngày.
39
Hiện không có thuốc đặc trị bệnh Newcastle cho đà điểu cũng như cho gà. Nên biện pháp phòng trị vẫn là quan trọng nhất.
b. Điều trị.
c. Phòng bệnh.
Đối với đà điểu non từ 7- 45 ngày tuổi: Dùng vaccine Lasota nhỏ vào mắt, mũi hoặc tiêm dưới da cánh cho đà điểu. Vaccine được pha theo tỷ lệ 1/200 với nước cất.
Sau khi dùng vaccine được 10-14 ngày, đà điểu non có miễn dịch chống lại virus Newcastle.
40
Sau 45 ngày: cần phải tiêm chủng vaccine Newcastle hệ 1, cũng tiêm dưới da cánh với liều 0,2-0,3ml/một đà điểu, tỷ lệ 1/200. Vaccine sẽ tạo miễn dịch chắc chắn cho đà điểu và miễn dịch kéo dài 12 tháng.
Đối với đà điểu trưởng thành: Mỗi năm cần tiêm vaccine Newcastle một lần vào cuối mùa thu chuyển sang đông.
Vệ sinh chuồng trại và môi trường nuôi để tránh lây nhiễm mầm bệnh. Chuồng trại và môi trường cần định kỳ tiêu độc bằng các loại thuốc tiệt trùng như Csesyl 2% hoặc nước vôi 10%.
Không nuôi gà trong khu vực chăn nuôi đà điểu để đà điểu không bị nhiễm virus Newcastle từ gà.
41
6.2. Bệnh viêm túi khí và nấm phổi.
a. Triệu chứng.
Tần số hô hấp tăng, con vật há mỏ để thở, ho, ngáp, đầu lúc lắc, thở gấp khi ở thể mãn tính dẫn đến con vật gầy yếu, giảm tăng trọng, đặc biệt cánh xoã xuống khi chết.
b. Phòng trị bệnh.
Điều trị bằng kháng sinh sẽ cho kết quả khả quan khi phát hiện bệnh sớm.
Giữ môi trường chăn nuôi sạch, khô ráo.
42
6.3. Chấn thương.
Trong các trang trại nuôi dưỡng đà điểu non, chất liệu nền và tường không thích hợp có thể gây nên tai nạn. Nền ướt và trơn sẽ dẫn đến con vật bị gãy chân, què, trật khớp.
Mật độ đàn cao, hàng rào không phù hợp, đường chạy hẹp cũng gây thiệt hại khi đà điểu hoảng sợ mà chạy toán loạn.
Biên pháp can thiệp:
+ Tiêm Novocain xung quanh vùng tổn thương (giảm đau).
+ Xử lý vết thương: rắc bột kháng sinh (Streptomycin 1g), khâu kín vết thương (5 – 7cm).
+ Kiểm tra lại vết thương sau xử lý, tiêm Penicillin: 1 triệu UI/50 Kg P/lần. (chỉ tiêm một lần).
43
6.4. Hiện tượng ăn vật lạ ở đà điểu.
Vật lạ có thể là sỏi, đá, cát, kim loại, thủy tinh, que gậy…
Làm mất tính thèm ăn và gầy sút ở đà điểu non, giảm tốc độ sinh trưởng, mất nước, tổn thương đường ruột.
Nguyên nhân có thể do thức ăn không hợp khẩu vị làm chúng ăn ít và bị đói hay do thiếu khoáng và vitamin. Ngoài ra nếu bị stress cũng làm chúng ăn vật lạ như trên.
44
Điều trị:
- Dùng dung dịch Parapin, Metamuxyl, Tympanyl…
- Rửa ruột
- Phẫu thuật (nếu có thể).
- Bổ sung chất điện giải
- Bón cho đà điểu ăn
- Dùng các chất kháng sinh và kháng nấm đề phòng kế phát.
45
Ngoài ra còn có các bệnh về sinh sản liên quan đến tuổi, dinh dưỡng, kỹ thuật… các loại nấm da hay nấm phổi, nấm đường tiêu hóa…
Chúng ta có thể khắc phục bằng cách vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống, tiêm phòng dịch tễ cho đà điểu…
46
IV. LỢI ÍCH KINH TẾ CỦA GIỐNG
Có thể nói tất cả các bộ phận cơ thể đà điểu (thịt, da, lông, trứng…) nói chung đều hữu ích cho con người và có giá trị kinh tế cao.
Sản phẩm giá trị đầu tiên trước hết phải kể đến thịt.
1.Thịt
- Thịt đà điểu có màu đỏ gần giống với thịt bò nhưng hầu như không có mỡ và gân, hàm lượng Cholesteron thấp 58mg/100g, giàu protein (20.5-21%), khoáng tổng số là 1,14%, không có tồn dư kháng sinh, không gây thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch. Các chuyên gia thực phẩm thế giới đã thống nhất rằng thịt đà điểu là loại thịt lí tưởng cho sức khỏe con người.
47
-Theo bảng giá quốc tế, thịt đà điểu dao động từ 40-50 USD/1Kg.
48
- Thịt đà điểu thơm ngon, được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bit-tet, đà điểu luộc chanh sả ớt, đà điểu sào xoài xanh, đà điểu xào gừng, ninh, hầm… hoặc chế biến thành xúc xích, salat, băm viên…
49
50
Thịt đà điểu nấu phở
51
2. Da
- Da đà điểu đẹp và bền hơn da cá sấu nhờ chứa một loại mỡ đặc biệt nên không đứt, gãy, cứng và khô, nguồn nguyên liệu khá dồi dào nên giá thành thấp hơn. Ngành thời trang thường dùng da đà điểu để sản xuất áo khoác, ví, thắt lưng, túi xách, bọc nệm xofa… giá bán sỉ trên thị trường 1m2 da đà điểu trị giá 400 USD (bổ sung hình).
52
3. Lông
-Lông đà điểu không tĩnh điện nên thường được sử dụng làm bàn chải lau chùi máy vi tính hoặc ôto trước khi đưa vào phun sơn.
-Lông tơ đà điểu dùng làm đồ trang sức và tô điểm quần áo thời trang cao cấp.
+Gía bán xô 1 kg lông đà điểu là 100USD,
+lông tơ là 2000 USD /1kg vì vòng đời của 1 con đà điểu chỉ tạo 1 kg lông tơ.
53
4.Các sản phẩm khác
-Trứng đà điểu rất lớn, có giá trị dinh dưỡng cao, dùng làm thực phẩm. 1 trứng tươi có giá 80000đ.
- Ngoài ra vỏ trứng, móng vuốt đà điểu đều có thể dùng làm đồ trang sức và tác phẩm mỹ nghệ.
54
So sánh trứng đà điểu với trứng gà, trứng vịt và trứng chim cút.
55
56
-Hiện nay, đà điểu còn được đưa vào ngành du lịch theo hướng phục vụ thú tiêu khiển. Ở nước ta, một số khu du lịch như: đảo Hòn Thị (Nha Trang), Vườn Xoài (Ba Vì- Hà Nội) … hấp dẫn nhiều du khách với thú cưỡi đà điểu.
57
58
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Phương Thảo
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)