Kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo
Chia sẻ bởi Huỳnh Mai |
Ngày 23/10/2018 |
44
Chia sẻ tài liệu: kỹ thuật nuôi cá lóc trong vèo thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
1
KỸ THUẬT NUÔI
CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM
2
Giới thiệu
Một số loài cá lóc được nuôi phổ biến hiện nay là: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Ophiocephalus micropletes), cá lóc môi trề - một số nơi còn gọi là cá lóc đầu vuông (Ophiocephalus sp) và cá lóc đầu nhím (con lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề.
Cá lóc đen
Cá lóc bông
3
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Phân bố và tập tính sống:
Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ. Chúng có mặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa… Cá thích sống nơi có thực vật thủy sinh (rong, cỏ, bèo…) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.
2. Khả năng thích nghi với môi trường:
Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 -12‰), độ pH thích hợp 6.3 -7.5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25-30oC.
Cá thường trú ẩn trong lùm cây cỏ
4
Đặc biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời). Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao, vèo và bể bạt...
3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng trong 3 ngày. Từ ngày thứ 4 - 5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là các loài động vật phù du kích cỡ nhỏ vừa với cỡ miệng chúng (luân trùng, trứng nước) hay lòng đỏ trứng. 5-7 ngày sau cá có thể ăn trùn chỉ hay thức ăn tổng hợp dạng bột.
Khi cá lóc đạt chiều dài khoảng 5 - 6 cm thì có thể rượt bắt các loại cá, tép con có kích cỡ nhỏ hơn. Khi cá có chiều dài trên 10cm thì
5
khả năng rình bắt mồi rất tốt và có tính ăn tạp như cá trưởng thành Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên tổng hợp.
4. Đặc điểm sinh trưởng
Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọng càng nhanh.
Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực, do vậy tỉ lệ sống trong tự nhiên của cá thấp.
Trong ao nuôi, có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống của cá cao và đạt trọng lượng trung bình
6
0,5 - 0,8 kg/con sau 6-8 tháng (cá lóc đen và lóc bông); 0,6-0,7kg/con sau 3,5 - 4 tháng (cá lóc đầu vuông và đầu nhím).
II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM
Các mô hình phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế cao hiện nay là nuôi thâm canh trong ao, trong vèo lưới và trên bể ximăng hay bể đất lót bạt...
Ao nuôi cá lóc
Vèo nuôi cá lóc đặt trong ao
7
Mô hình nuôi cá trên bể ximăng
Mô hình nuôi cá trên bể bạt
8
1. Chuẩn bị:
a) Nuôi trong ao:
- Diện tích trung bình từ 300 - 500m2. Có hệ thống cấp thoát nước chủ động.
- Độ sâu mực nước từ 1,5 - 2m, đáy ao nghiêng về cống thoát nước.
- Độ dày bùn đáy không quá 10cm (càng ít càng tốt).
- Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ. Đỉnh bờ cao hơn mực nước trong ao 0,5m, không bị ngập nước trong mùa mưa.
- Xung quanh bờ ao phải có lưới chắn cao 0,8 - 1,0m để chống cá vượt bờ, phóng ra ngoài.
Ao nuôi cá lóc không nên lớn quá
Bờ cao, không rò rỉ
9
* Chuẩn bị ao nuôi:
- Tát cạn ao, nạo vét bùn đáy, bắt hết cá dữ, cá tạp, rải vôi nung (CaO) 7 - 10kg/100m2, phơi nắng đáy ao từ 2 - 3 ngày. Bón lót phân chuồng ủ hoai 15kg/100m2 (nếu có).
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc.
- Sau 2-3 ngày, quan sát nếu thấy còn cá tạp thì tiêu diệt bằng rễ dây thuốc cá 1,5-2kg/100m3.
- Bón 1 trong các loại phân sau để gây màu:
+ Phân urê hoặc NPK hay DAP 1-3kg/100m3.
Phơi đáy ao sẽ giúp diệt mầm bệnh
Lấy nước vào ao qua lưới lọc
10
+ Phân xanh lá dầm (lá cây họ đậu: điên điển, so đũa,...) 20kg/100m2, bó hành bó dìm xuống 4 góc ao.
Sau 3-5 ngày, khi nước có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả cá giống.
b) Nuôi trong vèo lưới:
- Diện tích vèo từ 6 - 10m2, có độ sâu từ 2m trở lên.
Các vèo nuôi cá lóc đặt trong ao
Vèo nuôi cá lóc đặt trên sông
11
c) Nuôi trên bể:
- Bể ximăng: diện tích bể từ 6m2 trở lên, cao 1,2 – 1,5m.
- Bể đất lót bạt: diện tích bể từ 6m2 trở lên, cao 0,7-1 m.
Bố trí hệ thống cấp thoát nước chủ động, đường thoát nước tốt nhất có thể thải nước ra ruộng hoặc ao mương nuôi cá. Lắp mái che bên trên hoặc rào lưới xung quanh bể để tránh thất thoát cá.
2. Mùa vụ nuôi
Có thể nuôi quanh năm, thuận lợi nhất là từ tháng 5 – tháng 9. Tuy nhiên cần xem xét nhu cầu thị trường và nguồn cung cấp thức ăn để bố trí thời gian thả giống thích hợp.
3. Mật độ nuôi
Tùy vào khả năng đầu tư của nông hộ, tốt nhất:
12
- Nuôi ao: không quá 30 con/m2. Có thể thả thêm một số loài không cạnh tranh thức ăn với cá lóc để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa như cá chép 1 con/m2, mè trắng 0,5 con/m2.
- Nuôi trong vèo: không quá 100 con/m2. Trong ao đặt vèo, thả nuôi cá rô phi, cá mè trắng, ... với mật độ 1-2 con/m2 để tận dụng nguồn chất thải từ cá lóc.
- Nuôi trên bể: không quá 50 con/m2
4. Chọn giống, thả giống:
* Chọn giống:
- Kích cỡ: nên thả cá giống đồng cỡ. Để hạn chế tỉ lệ hao hụt, người mới nuôi nên thả cá có cỡ khoảng 8 - 10cm (lồng 8 – lồng10).
Cá lồng 8-10 có sọc trên thân rất rõ
13
- Ngoại hình cá cân đối, vây, vẩy đầy đủ, không xây xát, bơi lội nhanh nhẹn, không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
* Thả giống:
- Thả cá lúc trời mát. Ngâm bao cá xuống nước 10-15 phút trước khi thả.
- Tắm nước muối 2-3% (0,2 - 0,3kg muối trong 10 lít nước ngọt) trong thời gian 3 - 5 phút để phòng một số bệnh trước khi thả nuôi.
- Loại bỏ những con giống yếu hoặc bị xây xát trước khi thả.
Ngâm bao cá để cân bằng nhiệt độ
Chọn cá đều cỡ, màu sắc tươi sáng
14
5. Cho ăn:
- Thức ăn của cá là cá tạp, cua, tép, ốc,...
- Khẩu phần 5-8% trọng lượng đàn cá/ngày. Mỗi ngày cho ăn 2 -3 lần.
- Khi cá còn nhỏ thì băm nhuyễn thức ăn, khi cá lớn thì cắt nhỏ thức ăn vừa cỡ miệng cá và trộn thêm bột gòn (1-2%), Vitamin C rồi cho vào sàn ăn để tiện theo dõi và quản lý.
15
6. Chăm sóc và quản lý :
- Thường xuyên kiểm tra cống bọng và lưới rào để tránh thất thoát cá.
- Cân kiểm tra độ lớn của cá 2-3 tuần/ lần.
- Giữ môi trường nước sạch, định kỳ 2-3 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay không quá 30% lượng nước trong ao.
- Nuôi trong vèo và trên bể, có điều kiện nên định kỳ phân cỡ cá nuôi riêng để hạn chế hao hụt do cá lớn ăn cá bé.
Cân để kiểm tra sức lớn của cá
Định kỳ thay nước
16
7. Thu hoạch
Cá đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày không nên cho cá ăn để hạn chế cá bị chết trong quá trình vận chuyển. Dùng lưới kéo từng phần để thu, không nên kéo dồn cùng lúc dễ làm cá bị xây sát và chết. Sau khi thu hoạch có thể dùng ghe đục hoặc thùng chứa để chuyển cá sống đi bán.
Cá đạt kích cỡ thương phẩm
Chuyển cá sống đi bán
KỸ THUẬT NUÔI
CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM
2
Giới thiệu
Một số loài cá lóc được nuôi phổ biến hiện nay là: Cá lóc đen (Ophiocephalus striatus), cá lóc bông (Ophiocephalus micropletes), cá lóc môi trề - một số nơi còn gọi là cá lóc đầu vuông (Ophiocephalus sp) và cá lóc đầu nhím (con lai giữa cá lóc đen và cá lóc môi trề.
Cá lóc đen
Cá lóc bông
3
I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1. Phân bố và tập tính sống:
Ngoài tự nhiên cá lóc phân bố ở nhiều loại thủy vực nước ngọt, lợ. Chúng có mặt ở sông, kênh rạch, ao, đầm lầy, ruộng, đìa… Cá thích sống nơi có thực vật thủy sinh (rong, cỏ, bèo…) để thuận lợi cho việc rình và bắt mồi.
2. Khả năng thích nghi với môi trường:
Cá có thể sống trong cả môi trường nước ngọt và lợ (8 -12‰), độ pH thích hợp 6.3 -7.5, nhiệt độ phù hợp cho tăng trưởng của cá 25-30oC.
Cá thường trú ẩn trong lùm cây cỏ
4
Đặc biệt, nhờ vào cấu tạo thích nghi của cơ quan hô hấp, sự phát triển của cơ quan hô hấp phụ trên mang, ngoài việc sử dụng oxy có trong nước, cá còn có khả năng lấy oxy trực tiếp từ ngoài không khí (khí trời). Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp, trong điều kiện nước dơ bẩn, nước tù, thiếu oxy. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình nuôi thâm canh trong ao, vèo và bể bạt...
3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá mới nở sử dụng dinh dưỡng từ khối noãn hoàng trong 3 ngày. Từ ngày thứ 4 - 5, khi noãn hoàng đã hết, cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là các loài động vật phù du kích cỡ nhỏ vừa với cỡ miệng chúng (luân trùng, trứng nước) hay lòng đỏ trứng. 5-7 ngày sau cá có thể ăn trùn chỉ hay thức ăn tổng hợp dạng bột.
Khi cá lóc đạt chiều dài khoảng 5 - 6 cm thì có thể rượt bắt các loại cá, tép con có kích cỡ nhỏ hơn. Khi cá có chiều dài trên 10cm thì
5
khả năng rình bắt mồi rất tốt và có tính ăn tạp như cá trưởng thành Trong điều kiện nuôi cá ăn được nhiều loại thức ăn: cá biển, phụ phế phẩm của nhà máy chế biến, phế phẩm từ lò mổ gia súc, gia cầm và thức ăn viên tổng hợp.
4. Đặc điểm sinh trưởng
Giai đoạn nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn thì sự tăng trọng càng nhanh.
Trong tự nhiên, sức lớn của cá không đều, phụ thuộc vào thức ăn sẵn có trong thủy vực, do vậy tỉ lệ sống trong tự nhiên của cá thấp.
Trong ao nuôi, có thức ăn đầy đủ và chăm sóc tốt thì tỉ lệ sống của cá cao và đạt trọng lượng trung bình
6
0,5 - 0,8 kg/con sau 6-8 tháng (cá lóc đen và lóc bông); 0,6-0,7kg/con sau 3,5 - 4 tháng (cá lóc đầu vuông và đầu nhím).
II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG PHẨM
Các mô hình phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế cao hiện nay là nuôi thâm canh trong ao, trong vèo lưới và trên bể ximăng hay bể đất lót bạt...
Ao nuôi cá lóc
Vèo nuôi cá lóc đặt trong ao
7
Mô hình nuôi cá trên bể ximăng
Mô hình nuôi cá trên bể bạt
8
1. Chuẩn bị:
a) Nuôi trong ao:
- Diện tích trung bình từ 300 - 500m2. Có hệ thống cấp thoát nước chủ động.
- Độ sâu mực nước từ 1,5 - 2m, đáy ao nghiêng về cống thoát nước.
- Độ dày bùn đáy không quá 10cm (càng ít càng tốt).
- Bờ ao chắc chắn, không rò rỉ. Đỉnh bờ cao hơn mực nước trong ao 0,5m, không bị ngập nước trong mùa mưa.
- Xung quanh bờ ao phải có lưới chắn cao 0,8 - 1,0m để chống cá vượt bờ, phóng ra ngoài.
Ao nuôi cá lóc không nên lớn quá
Bờ cao, không rò rỉ
9
* Chuẩn bị ao nuôi:
- Tát cạn ao, nạo vét bùn đáy, bắt hết cá dữ, cá tạp, rải vôi nung (CaO) 7 - 10kg/100m2, phơi nắng đáy ao từ 2 - 3 ngày. Bón lót phân chuồng ủ hoai 15kg/100m2 (nếu có).
- Lấy nước vào ao qua lưới lọc.
- Sau 2-3 ngày, quan sát nếu thấy còn cá tạp thì tiêu diệt bằng rễ dây thuốc cá 1,5-2kg/100m3.
- Bón 1 trong các loại phân sau để gây màu:
+ Phân urê hoặc NPK hay DAP 1-3kg/100m3.
Phơi đáy ao sẽ giúp diệt mầm bệnh
Lấy nước vào ao qua lưới lọc
10
+ Phân xanh lá dầm (lá cây họ đậu: điên điển, so đũa,...) 20kg/100m2, bó hành bó dìm xuống 4 góc ao.
Sau 3-5 ngày, khi nước có màu xanh lá chuối non thì tiến hành thả cá giống.
b) Nuôi trong vèo lưới:
- Diện tích vèo từ 6 - 10m2, có độ sâu từ 2m trở lên.
Các vèo nuôi cá lóc đặt trong ao
Vèo nuôi cá lóc đặt trên sông
11
c) Nuôi trên bể:
- Bể ximăng: diện tích bể từ 6m2 trở lên, cao 1,2 – 1,5m.
- Bể đất lót bạt: diện tích bể từ 6m2 trở lên, cao 0,7-1 m.
Bố trí hệ thống cấp thoát nước chủ động, đường thoát nước tốt nhất có thể thải nước ra ruộng hoặc ao mương nuôi cá. Lắp mái che bên trên hoặc rào lưới xung quanh bể để tránh thất thoát cá.
2. Mùa vụ nuôi
Có thể nuôi quanh năm, thuận lợi nhất là từ tháng 5 – tháng 9. Tuy nhiên cần xem xét nhu cầu thị trường và nguồn cung cấp thức ăn để bố trí thời gian thả giống thích hợp.
3. Mật độ nuôi
Tùy vào khả năng đầu tư của nông hộ, tốt nhất:
12
- Nuôi ao: không quá 30 con/m2. Có thể thả thêm một số loài không cạnh tranh thức ăn với cá lóc để tận dụng nguồn thức ăn dư thừa như cá chép 1 con/m2, mè trắng 0,5 con/m2.
- Nuôi trong vèo: không quá 100 con/m2. Trong ao đặt vèo, thả nuôi cá rô phi, cá mè trắng, ... với mật độ 1-2 con/m2 để tận dụng nguồn chất thải từ cá lóc.
- Nuôi trên bể: không quá 50 con/m2
4. Chọn giống, thả giống:
* Chọn giống:
- Kích cỡ: nên thả cá giống đồng cỡ. Để hạn chế tỉ lệ hao hụt, người mới nuôi nên thả cá có cỡ khoảng 8 - 10cm (lồng 8 – lồng10).
Cá lồng 8-10 có sọc trên thân rất rõ
13
- Ngoại hình cá cân đối, vây, vẩy đầy đủ, không xây xát, bơi lội nhanh nhẹn, không có dấu hiệu nhiễm bệnh.
* Thả giống:
- Thả cá lúc trời mát. Ngâm bao cá xuống nước 10-15 phút trước khi thả.
- Tắm nước muối 2-3% (0,2 - 0,3kg muối trong 10 lít nước ngọt) trong thời gian 3 - 5 phút để phòng một số bệnh trước khi thả nuôi.
- Loại bỏ những con giống yếu hoặc bị xây xát trước khi thả.
Ngâm bao cá để cân bằng nhiệt độ
Chọn cá đều cỡ, màu sắc tươi sáng
14
5. Cho ăn:
- Thức ăn của cá là cá tạp, cua, tép, ốc,...
- Khẩu phần 5-8% trọng lượng đàn cá/ngày. Mỗi ngày cho ăn 2 -3 lần.
- Khi cá còn nhỏ thì băm nhuyễn thức ăn, khi cá lớn thì cắt nhỏ thức ăn vừa cỡ miệng cá và trộn thêm bột gòn (1-2%), Vitamin C rồi cho vào sàn ăn để tiện theo dõi và quản lý.
15
6. Chăm sóc và quản lý :
- Thường xuyên kiểm tra cống bọng và lưới rào để tránh thất thoát cá.
- Cân kiểm tra độ lớn của cá 2-3 tuần/ lần.
- Giữ môi trường nước sạch, định kỳ 2-3 tuần thay nước 1 lần, mỗi lần thay không quá 30% lượng nước trong ao.
- Nuôi trong vèo và trên bể, có điều kiện nên định kỳ phân cỡ cá nuôi riêng để hạn chế hao hụt do cá lớn ăn cá bé.
Cân để kiểm tra sức lớn của cá
Định kỳ thay nước
16
7. Thu hoạch
Cá đạt kích cỡ thương phẩm thì có thể thu hoạch. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày không nên cho cá ăn để hạn chế cá bị chết trong quá trình vận chuyển. Dùng lưới kéo từng phần để thu, không nên kéo dồn cùng lúc dễ làm cá bị xây sát và chết. Sau khi thu hoạch có thể dùng ghe đục hoặc thùng chứa để chuyển cá sống đi bán.
Cá đạt kích cỡ thương phẩm
Chuyển cá sống đi bán
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Huỳnh Mai
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)