Ky thuat lai tạo giong tho
Chia sẻ bởi Phan Ut |
Ngày 23/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: Ky thuat lai tạo giong tho thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lai tạo hai giống thỏ mới
- 6/10/2007 4h:33
Ông Nguyễn Hoàng Tố, trại thỏ Vương Tiến (Củ Chi, TP HCM) vừa gây ngạc nhiên cho giới nuôi thỏ khi giới thiệu hai giống thỏ hoàn toàn mới được lai tạo từ giống Việt Nam và của Pháp.
Hai giống mới này tỏ ra khá ưu việt so với thỏ Việt Nam và cả thỏ nhập ngoại.
Giống thỏ mới (2005 VNGB và 2006 VNGBF) lớn hơn so với thỏ Việt Nam thuần chủng, thích nghi hơn với điều kiện khí hậu Việt Nam. Vì thế, các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp mà các giống thỏ nhập ngoại mắc phải thì loài thỏ lai này hoàn toàn tránh được.
(Ảnh: KHKTNN)
Để tạo được hai giống lai nói trên, ông Tố đã phải cho lai đến 5 loài thỏ. Lúc đầu, ông cho lai thỏ Việt Nam và thỏ bướm (Pháp); thỏ vằn hung (Pháp) và thỏ Việt Nam. Sau khi thuần dưỡng hai loài thỏ lai được, ông Tố tiếp tục cho lai với nhau để tạo nên giống thỏ 2005 VNGB.
Tuy nhiên, theo ông Tố, loài thỏ này ngoài những cái được như: hình dáng đẹp (đầu nhỏ, nửa thân sau to, đùi to, lông mượt...), thích nghi với khí hậu thì vẫn còn nhược điểm là khá nhỏ so với thỏ nhập ngoại (đạt 5-6 kg). Vì thế, ông Tố tiếp tục thuần dưỡng và cho lai tạo với thỏ khổng lồ Pháp, cho ra đời loài thỏ 2006-VNGBF, đạt trọng lượng 7 kg.
Được biết, các loài thỏ lai này cần rất ít cỏ, có thể dùng để nuôi công nghiệp mà vẫn bảo đảm được chất lượng thịt. Hiện ông Tố có 140 con thỏ lai. Ông vẫn đang tiếp tục thuần dưỡng và tìm cách để lai tạo ra giống mới, hy vọng sẽ vượt qua được thỏ ngoại, tìm hướng cho xuất khẩu.
Theo Người Lao Động, Vnexpress Góc nhìn Sinh học
- 6/10/2007 4h:33
Ông Nguyễn Hoàng Tố, trại thỏ Vương Tiến (Củ Chi, TP HCM) vừa gây ngạc nhiên cho giới nuôi thỏ khi giới thiệu hai giống thỏ hoàn toàn mới được lai tạo từ giống Việt Nam và của Pháp.
Hai giống mới này tỏ ra khá ưu việt so với thỏ Việt Nam và cả thỏ nhập ngoại.
Giống thỏ mới (2005 VNGB và 2006 VNGBF) lớn hơn so với thỏ Việt Nam thuần chủng, thích nghi hơn với điều kiện khí hậu Việt Nam. Vì thế, các loại bệnh về tiêu hóa, hô hấp mà các giống thỏ nhập ngoại mắc phải thì loài thỏ lai này hoàn toàn tránh được.
(Ảnh: KHKTNN)
Để tạo được hai giống lai nói trên, ông Tố đã phải cho lai đến 5 loài thỏ. Lúc đầu, ông cho lai thỏ Việt Nam và thỏ bướm (Pháp); thỏ vằn hung (Pháp) và thỏ Việt Nam. Sau khi thuần dưỡng hai loài thỏ lai được, ông Tố tiếp tục cho lai với nhau để tạo nên giống thỏ 2005 VNGB.
Tuy nhiên, theo ông Tố, loài thỏ này ngoài những cái được như: hình dáng đẹp (đầu nhỏ, nửa thân sau to, đùi to, lông mượt...), thích nghi với khí hậu thì vẫn còn nhược điểm là khá nhỏ so với thỏ nhập ngoại (đạt 5-6 kg). Vì thế, ông Tố tiếp tục thuần dưỡng và cho lai tạo với thỏ khổng lồ Pháp, cho ra đời loài thỏ 2006-VNGBF, đạt trọng lượng 7 kg.
Được biết, các loài thỏ lai này cần rất ít cỏ, có thể dùng để nuôi công nghiệp mà vẫn bảo đảm được chất lượng thịt. Hiện ông Tố có 140 con thỏ lai. Ông vẫn đang tiếp tục thuần dưỡng và tìm cách để lai tạo ra giống mới, hy vọng sẽ vượt qua được thỏ ngoại, tìm hướng cho xuất khẩu.
Theo Người Lao Động, Vnexpress Góc nhìn Sinh học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Ut
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)