Kỹ thuật chuyển mạch PHẦN 9

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Dũng | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: kỹ thuật chuyển mạch PHẦN 9 thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

1
điều hành - khai thác - bảo dưỡng tổng đài spc
I. Khái niệm chung
Mặc dù ở tổng đài điện tử số SPC, các chức năng chuyển mạch là tự động nhưng sự can thiệp nhân công vẫn cần thiết để duy trì hoạt động chuẩn xác cho tổng đài. Các công việc điều hành này bao gồm:
Chương 6
2
Công việc quản lý
Chuyển đổi các điều kiện khai thác mạch thuê bao như làm đường dây thuê bao và trung kế mới, thay đổi dịch vụ dành cho thuê bao.
3
Công việc điều hành
Bao gồm kiểm tra các dịch vụ cung cấp nhờ các phép thử khác nhau trên đường dây, đo thử lưu lượng và tải.
4
Công việc bảo dưỡng
Gồm các công việc như phát hiện, định vị sự cố ở phần cứng và phần mềm, duy trì hệ thống làm việc một cách bình thường.
5
II. điều hành và khai thác trong tổng đài spc
II.1. Điều hành trang thiết bị tổng đài
Phụ thuộc các yếu tố sau:
Số liệu ghi trong tổng đài .
Chương trình ghi trong bộ xử lý.
Trạng thái làm việc của các thiết bị phần cứng (làm việc, không làm việc, đo thử...).
Quản lý trang thiết bị tổng đài có nghĩa là chuyển đổi, thiết lập hay xoá đi các số liệu tổng đài.
6
7
1. Tạo lập thuê bao mới
NVĐH đưa vào hệ thống tổng đài các lệnh thao tác thiết lập quan hệ của các địa chỉ danh bạ rỗi (DN) và 1 địa chỉ thiết bị (EN) chưa được phân phối sử dụng, đáp ứng cho thuê bao dịch vụ cấp bậc phục vụ (COS) và loại đường dây thuê bao (TOL); phân phối bộ tính cước cho thuê bao.
8
2. Chuyển đổi thuê bao
Thay đổi địa chỉ thiết bị EN nhưng vẫn lưu trữ DN, COS, TOL, số liệu bộ cước.
9
3. Thay đổi dịch vụ thuê bao
Thay đổi mã dịch vụ COS, kiểu đường dây TOL của thuê bao bằng cách đưa vào hệ thống các lệnh thích hợp liên kết với DN, EN của nó.
10
4. Đình chỉ thuê bao khai thác
11
II.3. Quản lý số liệu, dịch số và định tuyến
Các file dịch số định nghĩa mối quan hệ giữa địa chỉ và nhóm mạch kết cuối để lập tuyến cho cuộc gọi.

Nó gồm: các chữ số địa chỉ nhận được từ thuê bao nội hạt hay trung kế gọi vào, các thông tin liên quan đến thuê bao chủ gọi như sự ưu tiên của đường dây gọi, hạn chế tuyến và loại cước.
12
II.4. Quản lý số liệu cước
Số liệu tính cước
Bộ tính cước sẽ ghi lại số lượng cuộc gọi mà thuê bao đã thực hiện. Nội dung các bộ tính cước được tự động in ra mỗi khi cán bộ điều hành tạo lập 1 đường dây thuê bao, thay đổi địa chỉ, danh bạ, loại bỏ hay tạm đình chỉ khai thác cho 1 đường dây thuê bao.
Xác định giá cước của cuộc gọi.
Nội dung bộ tính cước
13
II.5. Giám sát, đo thử tải và lưu lượng
Chức năng giám sát gọi, đo lưu lượng hoàn toàn nằm trong hệ thống chuyển mạch của tổng đài. Công việc đo thử thường xuyên hơn, phạm vi giám sát hoạt động rộng hơn, kết quả cập nhật tin cậy hơn.
14
15
giám sát thường xuyên
Theo dõi chất lượng thường xuyên của các dịch vụ và tải liên lạc của các thiết bị chủ yếu. Đo thử lưu lượng trung kế: ra/vào, hiển thị các tham số cơ bản. Tạo cảnh báo khi vượt giá trị cho phép của tham số.
16
giám sát tức thời
17
2. Các cơ chế đo thử
cơ chế đếm
cơ chế lấy mẫu
cơ chế ghi chép liên tục
18
cơ chế đếm
Bộ đếm được tạo nên dưới dạng bộ nhớ và được điều khiển bởi chương trình xử lý gọi. Có 2 loại bộ đếm: đếm tiến dùng để ghi lại số lượng biến cố và đếm tải ghi lại số lượng trung kế bị chiếm (tiến) và xoá khi trung kế bị giải toả (lùi).
19
cơ chế lấy mẫu
Đo thử các nguồn tải trong các bộ phận tổng đài (bộ xử lý điều khiển, nhóm trung kế, mạch phục vụ.) bằng cách lấy mẫu. Độ chính xác phụ thuộc vào khoảng cách giữa các lần lấy mẫu.
20
cơ chế ghi chép liên tục
Một số thiết bị được chọn ra để đo thử lưu lượng và tải, chúng được khai báo cho phần mềm xử lý cuộc gọi bằng các dấu hiệu đặc biệt. Tổng đài sẽ ghi lại các thông tin cho các cuộc gọi đi qua bộ phận đánh dấu này.
21
iii. Bảo dưỡng tổng đài
III.1 Bảo dưỡng đường dây thuê bao
Công việc gồm đo thử 1 hay 1 nhóm đường dây thuê bao và các thiết bị liên quan thông qua giao tiếp người máy.
22
Khi đường dây thuê bao xảy ra sự cố tương đối lâu thì chương trình xử lý gọi sẽ phát hiện. Chương trình này tách đường dây ấy ra khỏi tổng đài. Sự kiểm tra là theo định kỳ. Khi tiến hành kiểm tra có thể nhận được các thông báo chỉ thị nguyên nhân và vị trí xảy ra sự cố.
Giám sát đường dây thuê bao
23
Đo thử hằng ngày
Công việc đo thử là do NVĐH quyết định, kết quả có thể nhận được ở thời gian xác định trước để nhận dạng hỏng hóc đường dây.
24
Đo thử có sự trợ giúp của nhân viên điều hành
NVĐH dùng các lệnh trong thời gian hoạt động để xác định nguồn gốc và nguyên nhân của sự hỏng hóc.
25
Đo thử từ máy điện thoại thuê bao
Công việc bao gồm: đo điện trở cách điện đường dây, dòng mạch vòng, phát chuông, điều chỉnh chuông khi nhận chuông phát từ tổng đài.
Một vài hệ thống chuyển mạch cho phép NVĐH thực hiện việc thử đơn giản từ máy thuê bao để giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên trong tổng đài
26
III.2. Bảo dưỡng trung kế
Đo kiểm trung kế có thể thực hiện theo phương thức tự động và kết quả đo thử được lấy ra ở bản in. Tuy nhiên, không đủ điều kiện phán đoán để khôi phục trạng thái làm việc bình thường cho các đường trung kế có sự cố.
27
III.3. Bảo dưỡng trường chuyển mạch
Bao gồm việc thử gọi, theo dõi các cuộc gọi, đo thử các bộ chuyển mạch, định vị sự cố ở trường chuyển mạch.
28
III.4. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển
Gồm có:
29
Bảo dưỡng phần cứng
Phần cứng của tổng đài SPC chủ yếu là các tấm mạch in, các bộ kết nối.
30
31
III.5. Các phương sách bảo dưỡng
III.5.1 phương sách bảo dưỡng Phần cứng
Các bộ phát hiện sự cố
Gồm có các thiết bị sau:
Thiết bị đo kiểm tự động
Thiết bị đo thử giám sát độc lập
32
1. Các bộ phát hiện sự cố
Các mạch điện đặc biệt được hợp nhất vào trang thiết bị phần cứng để giám sát, bao gồm :
Các mạch điện ở ngoại vi điều khiển để giám sát tin tức trao đổi với các bộ xử lý trung tâm và phát quay về 1 bản tin xác nhận đối với mỗi bản tin thu được.
33
Các mạch điện kiểm tra để kiểm tra lỗi trong lúc truyền.
Các mạch điện giám sát quá trình giải mã địa chỉ, đảm bảo chỉ 1 trong số n địa chỉ được giải mã.
Các bộ tạo xung nhịp để khởi xướng cảnh báo nếu không phục hồi định kỳ.
34
Các mạch điện phát hiện dòng điện quá lớn hay quá nhỏ.
Các mạch điện chỉ thị mất đồng bộ.
Các mạch xác định bộ xử lý có sự cố trong trường hợp làm việc ở chế độ cặp đồng bộ hay dự phòng nóng.
35
2. Thiết bị đo kiểm tự động
Thiết bị này được bộ điều khiển trung tâm điều khiển đấu nối tức thời vào các thiết bị khác của tổng đài để đo kiểm sự làm việc của chúng theo phương thức phỏng tạo.
36
3. Thiết bị đo thử giám sát độc lập
Thông tin lấy từ các thiết bị lỗi được phân tích bởi phần mềm điều khiển trung tâm. Tuy nhiên sẽ có một số sự cố có thể ảnh hưởng đến sự làm việc của bộ điều khiển trung tâm. Do đó mà phải có thiết bị theo dõi và đo kiểm độc lập, nó tạo ra cảnh báo đèn và âm. Mục đích phát hiện sự cố nghiêm trọng.
37
Thiết bị này gồm các mạch điện sau:
38
iii.5.2 phần mềm
Gồm có các chương trình sau
chương trình xử lý gọi
chương trình giám sát
chương trình đo kiểm
chương trình tìm lỗi
39
1. chương trình xử lý gọi
Phát lệnh tới các thiết bị ngoại vi và thu lại những thông tin về cuộc gọi. Do đó, các sự cố có thể phát hiện sớm. Thông tin về sự cố bất thường được lưu trữ nhờ quá trình đếm các biến cố nghi vấn. Các số liệu được chương trình bảo dưỡng sử dụng, nó xác nhận theo dõi sự cố.
40
2. chương trình giám sát
Chương trình xử lý gọi bị ràng buộc về thời gian chặt chẽ, nên công việc phát hiện lỗi không thể thực hiện hoàn toàn. Vì vậy, nó đòi hỏi phải có chương trình giám sát.
41
Chương trình này xúc tiến quá trình đặc biệt nhằm phát hiện lỗi mà chương trình xử lý gọi khó phát hiện tạo ra điều kiện ngưỡng cho các bộ đếm biến cố bất thường, cờ chỉ thị lỗi... Chương trình này thực thi nhanh và ưu tiên cao. Chúng kiểm tra sự làm việc của các thiết bị và cơ cấu quá trình, cơ cấu vào ra, cảnh báo. Khi phát hiện lỗi, nó gọi ra chương trình đo kiểm với thể thức dự phòng thích hợp.
42
3. chương trình đo kiểm
Đo kiểm thiết bị và xúc tiến có hiệu quả 1 số chức năng của nó để kiểm tra thao tác thiết bị này. Chủ yếu để kiểm tra sự đọc ghi đối với cả số liệu và địa chỉ, kiểm tra công việc giải mã địa chỉ và công việc nhận địa chỉ, phát hiện lỗi đồng đẳng. Được thực hiện dưới sự điều khiển của cán bộ điều hành ở mức ưu tiên thấp nhất. Nó thường được chương trình giám sát xử lý gọi gọi đến.
43
4. chương trình tìm lỗi
Nhận dạng phiến mạch bị lỗi được chương trình giám sát và chương trình đo thử chỉ thị. Gồm các chương trình con phân tích thông tin dự đoán lỗi và kiểm tra phụ trợ để định lỗi chính xác hơn. Khi phát hiện lỗi, thiết bị có lỗi sẽ tự động tách ra khỏi công việc của nó. Chương trình dự đoán lỗi cần thời gian phân tích số liệu, đo kiểm nhiều lần hoặc chạy các chương trình khác để xác định chính xác hơn về phiến mạch bị lỗi.
44
IV. Nguyên tắc xử lý chướng ngại
Khi phát hiện lỗi, chương trình đo kiểm đã khẳng định thì các thiết bị liên quan cần tách ra khỏi công việc và không được sử dụng cho công việc xử lý liên lạc. Sau đó, chương trình tìm lỗi tiến hành các phép đo để định vị module có lỗi. Sau đó đưa ra thông tin cho nhân viên điều hành.
45
IV.1. Tìm lỗi bằng phương thức nhân công
Trong thực tế, có 1 số khuyết tật không thể được chương trình xử lý xử lý nó một cách có hiệu quả như sau:
Lỗi nằm ngoài phạm vi các chương trình xử lý lỗi.
Lỗi xuất hiện ở dạng khác với cách xác định khi viết chương trình.
Xử lý lỗi thiếu chuẩn xác.
Để loại trừ các sự cố này, yêu cầu cán bộ điều hành phải có đủ kinh nghiệm và hiểu biết về cấu trúc phần cứng của nó.
46
IV.2. Bảo dưỡng phòng ngừa
Phạm vi bảo dưỡng phòng ngừa khá hạn chế ở tổng đài điện tử. Sự giám sát là liên tục. Một số thiết bị phải kiểm tra định kỳ để đề phòng hiện tượng trôi.
Bảo dưỡng phòng ngừa cần tiến hành theo kế hoạch và quy mô hệ thống hàng tuần, hàng tháng.
Chủ yếu là :
47
V. Bảo dưỡng phần mềm
Mặc dù phần mềm được kiểm tra cẩn thận nhưng vẫn có thể xảy ra lỗi.
Bảo dưỡng phần mềm bao gồm công việc quản lý tổng đài, trung tâm điều hành và bảo dưỡng OMC và trung tâm phần mềm phải thực hiện để đảm bảo chức năng đã định bằng thao tác của chương trình và số liệu.
48
V.1. Cấu tạo và nhiệm vụ
Trung tâm phần mềm trang bị cùng với cơ cấu phần cứng hoàn chỉnh, phần cứng phụ trợ, phần mềm bổ trợ để xây dựng chương trình và đo kiểm cùng với các chuyên gia phần mềm.
49
Gồm có các nhiệm vụ sau:
Phát triển, thay đổi và cập nhật số liệu phần mềm cũng như các chương trình.
Hình thành các đặc trưng của hệ thống như số liệu lưu lượng, các yêu cầu dịch vụ.
Tạo lập cơ cấu phần cứng và phần mềm để phát triển dung lượng.
Duy trì thư viện phần mềm với tư liệu thích hợp.
50
51
Mô tả hoạt động hệ thống khi bị lỗi
Trạng thái trang bị liên quan.
Nội dung ghi phát, các bộ đệm quan trọng.
Các sự việc liên quan khác.
52
V.3. Lĩnh vực hoạt động trung tâm phần mềm
Phân tích các báo cáo đã nêu từ trung tâm chuyển mạch. Tuỳ theo những ràng buộc cụ thể mà đưa ra những giải pháp thích ứng. Giải pháp thông thường là phát triển chương trình con.
Chương trình con này được kiểm định ở trung tâm phần mềm và bản sao được gởi tới các đơn vị chức năng để thực hiện. Điều này đảm bảo chất lượng phần mềm thống nhất cho toàn bộ tổng đài.
53
Để giảm thiểu hiện tượng gián đoạn khai thác thì các chương trình hiệu chỉnh hoặc kiểu chương trình mới cần nạp vào thời gian ít tải và chỉ ở 1 bộ xử lý, còn bộ khác vẫn giữ chương trình cũ ở trạng thái dự phòng. Như vậy, nếu có lỗi cập nhật thì chương trình cũ vẫn duy trì làm việc.
54
V.4. Thư viện phần mềm
Trung tâm phần mềm cần lưu trữ hồ sơ nhật ký và thư viện lưu trữ toàn bộ phần mềm đã sử dụng cho hệ thống chuyển mạch. Nhờ vậy, cán bộ quản lý có thể nắm được quá trình diễn biến của việc đưa phần mềm vào từng thời kỳ. Nó cần phải có 1 bản sao của các loại chương trình trước đây và mới nhất của đơn vị phần mềm mỗi lần thay đổi.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)