Kỹ thuật chuyển mạch PHẦN 1

Chia sẻ bởi Nguyễn Việt Dũng | Ngày 19/03/2024 | 10

Chia sẻ tài liệu: kỹ thuật chuyển mạch PHẦN 1 thuộc Công nghệ thông tin

Nội dung tài liệu:

1
kỹ thuật chuyển mạch
Môn học
3 ĐVHT = 45 tiết
1 cột điểm nội quy
1 cột điểm kiểm tra thường xuyên : bài cũ, 15 phút, chấm vở
3 cột điểm kiểm tra 30 hoặc 45 phút.
2
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TỔNG ĐÀI
chương 1
các kiến thức tổng quan
3
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
4
Năm 1837, Morse phát minh ra máy điện tín
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
5
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
6
Khả năng liên lạc, trao đổi thông tin được nâng cao.
Nhưng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi vì sự không thân thiện, tương đối khó nhớ của nó.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
7
Năm 1876, Alecxander Graham Bell phát minh ra điện thoại
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
8
Chỉ cần cấp nguồn cho hai máy điện thoại cách xa nhau và nối với nhau thì có thể trao đổi thông tin bằng tiếng nói.
Nhưng để cho nhiều người có thể trao đổi với nhau tùy theo yêu cầu cụ thể thì cần có một hệ thống hỗ trợ (tổng đài).
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
9
Đến năm 1878, hệ thống tổng đài đầu tiên được thiết lập, đó là một tổng đài nhân công điện từ.
Đây là tổng đài đầu tiên thương mại thành công trên thế giới.
Những hệ tổng đài này hoàn toàn sử dụng nhân công nên thời gian thiết lập và giải phóng cuộc gọi là rất lâu, không thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
10
Tổng đài nhân công
11
Máy điện thoại
12
Tổng đài nhân công
13
Tổng đài nhân công
14
Tổng đài nhân công
15
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
16
Năm 1889, tổng đài điện thoại không sử dụng nhân công được Strowger phát minh
Hệ thống này gọi là tổng đài cơ điện vì nguyên tắc vận hành của nó.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
17
Nguyên tắc vận hành của tổng đài cơ điện
18
Nguyên tắc vận hành của tổng đài cơ điện
19
Nhưng với kích thước lớn, chứa nhiều bộ phận cơ khí nên khả năng hoạt động bị hạn chế rất nhiều.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
20
Năm 1926, Erisson phát triển thành công hệ tổng đài thanh chéo
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
21
Được đặc điểm hoá bằng cách tách hoàn toàn việc chuyển mạch cuộc gọi và các mạch điều khiển.
Đây là một tổng đài được sản xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ thuật chuyển mạch và cơ bản hoàn thiện các chức năng của tổng đài.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
22
tổng đài thanh chéo
23
Năm 1965, tổng đài ESS số 1 của Mỹ là tổng đài điện tử có dung lượng lớn ra đời thành công, đã mở ra một kỷ nguyên cho tổng đài điện tử
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
24
Đặc biệt, tổng đài này trang bị chức năng tự chuẩn đoán và vận hành theo nguyên tắc SPC và là một tổng đài nội hạt.
Chuyển mạch tổng đài ESS số 1 được làm bằng điện tử, đồng thời vận hành và bảo dưỡng tốt hơn.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
25
Hệ thống chuyển mạch điện tử
26
Tháng 1 năm 1976, tổng đài điện tử số thương mại đầu tiên trên thế giới được lắp đặt và đưa vào khai thác thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho tổng đài điện tử.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN (tt)
27
ii. mạng Và DịCH Vụ viễn thông
ii.1 DịCH Vụ VIễN THÔNG
II.1.1 KHáI NIệM
28
Truyền thông : là sự trao đổi thông tin của các đối tượng có nhu cầu trao đổi thông tin với nhau bằng con đường này hoặc con đường khác.
Viễn thông : là một trong số công cụ truyền thông. Truyền thông là một khái niệm rộng. Viễn thông có thể coi như là một bộ phận của toàn bộ xã hội truyền thông.
II.1.1 KHáI NIệM (tt)
29
- Dịch vụ thoại : Sự trao đổi thông tin bằng tiếng nói, với đầu cuối là máy điện thọai. Dịch vụ thoại là dịch vụ trải rộng nhất trong loại hình viễn thông. Dùng điện thoại, trên thực tế ta có thể gọi mọi nơi trên thế giới.
II.1.2 Các dịch vụ viễn thông
30
Dịch vụ thoại
Là dịch vụ dùng thiết bị điện thoại để truyền thông tin dưới dạng âm thanh hoặc âm thanh cùng hình ảnh (video phone). Bao gồm các dịch vụ sau:
31
Đây là DV cơ bản nhất trong mạng điện thoại PSTN, các CTy VT sẽ cung cấp cho nguời sử dụng đường dây thuê bao kết nối với TĐ.
Điện thoại cố định
32
Điện thoại di động
Người SD được cung cấp các loại DV thoại, dữ liệu và DV gia tăng như nhắn tin, lướt web, tải file, Email, các dịch vụ thông tin...
33
Là DV cho phép các TB đầu cuối trao đổi thư từ với nhau. Các TB đầu cuối được sử dụng để chuẩn bị, soạn thảo, truyền đi và tái tạo lại các bản tin (cho phép thuê bao trao đổi thông tin với nhau dưới dạng chữ bằng cách gõ vào từ bàn phím và nhận thông tin trên màn hình hoặc in ra băng giấy).
Dịch vụ Telex
34
Là DV thực hiện quá trình truyền dẫn, tái tạo hình ảnh đồ hoạ, chữ viết & các ấn phẩm khác (cho phép truyền nguyên bản các thông tin có sẵn trên giấy như chữ viết, hình vẽ, biểu bảng, sơ đồ ... gọi chung là bản fax từ nơi này đến nơi khác thông qua TB Fax) .
Dịch vụ Fax
35
Dịch vụ truyền hình hội nghị
Là DV thực hiện quá trình TD, cho phép 2 hay nhiều người ở các địa điểm khác nhau có thể gặp mặt và trao đổi qua truyền hình tại cùng một thời điểm.
36
Các mạng VT đơn lẻ
II.1.3 Mạng số đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network)
37
Mạng ISDN
II.1.3 Mạng số đa dịch vụ ISDN (tt)
38
Mô hình cấu trúc ISDN cơ bản
Thiết bị đầu cuối
(2) Chuyển mạch kênh
64 Kbps
(3) Kênh thuê riêng
64 kbps
(4) Chuyển mạch kênh
tốc độ cao - trung bình
(5) Kênh thuê riêng tốc
độ cao - trung bình
(6) Chuyển mạch gói
(7) Báo hiệu kênh chung
(8) Chức năng xử lý thông tin
Thiết bị đầu cuối và nhà cung cấp dịch vụ
(1)
Chức năng phân chia dịch vụ
(1)
Chức năng phân chia dịch vụ
II.1.3 Mạng số đa dịch vụ ISDN (tt)
39
Chức năng phân chia DV
II.1.3 Mạng số đa dịch vụ ISDN (tt)
40
Chức năng xử lý thông tin
II.1.3 Mạng số đa dịch vụ ISDN (tt)
41
iI.2 mạng viễn thông
iI.2.1 kháI niệm
Mạng viễn thông là tất cả những trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng để trao đổi thông tin giữa các đối tượng trong mạng.
42
iI.2.2 Các thành phần chính của mvt
43
Thiết bị của người sử dụng để giao tiếp với mạng
Thiết bị đầu cuối
44

Thực hiện chức năng thiết lập
đường truyền giữa những người sử dụng
Thiết bị chuyển mạch
45
* Cung cấp đường truyền vật lý để kết nối các thiết bị trong mạng viễn thông
MÔI TRƯỜNG TRUYỀN DẪN
46
* Phân loại
Truyền dẫn hữu tuyến
Truyền dẫn vô tuyến
47
Mạng hình lưới
Mạng hình sao
Mạng kết hợp
iI.2.3 các phương thức tổ chức mvt
48
iI.2.3 các phương thức tổ chức mvt (tt)
49
iI.2.3 các phương thức tổ chức mvt (tt)
50
iI.2.3 các phương thức tổ chức mvt (tt)
51
Mô hình phân cấp mạng viễn thông Việt Nam
52
IIi. Tổng đài
điện tử số SPC
SPC : Store Program Control
53
iii.1 Khái niệm
54
Mục đích
Tổng đài cung cấp một đường nối thoại tạm thời
để truyền dẫn tiếng nói theo 2 chiều giữa:
Các đường dây thuê bao được kết nối cùng một tổng đài
Các đường dây thuê bao và trung kế đến tổng đài khác
Các đường dây thuê bao và trung kế từ tổng đài khác đến
Cặp trung kế đến các tổng đài khác nhau
Tổng đài điện tử được điều khiển theo chương trình còn gọi là tổng đài SPC
55
56
III.2 SƠ ĐỒ KHỐI
TỔNG ĐÀI SPC
57
Sơ đồ khối
58
. khối Điều khiển trung tâm:
Điều khiển trung tâm bao gồm bộ xử lý trung tâm và các bộ nhớ của nó. Thực hiện các chức năng sau:
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI
59
Xử lý cuộc gọi :
Quét trạng thái thuê bao và trung kế
Nhận xung quay số, giải mã xung quay số
Tìm đường rỗi
Truyền báo hiệu
Tính cước....
. khối Điều khiển trung tâm (tt)
60
Cảnh báo :
Quản lý:
Tự thử, phát hiện lỗi phần cứng cảnh báo hư hỏng...
Thống kê lưu lượng, theo dõi cập nhật số liệu, theo dõi đồng bộ...
. khối Điều khiển trung tâm (tt)
61
. Khối chuyển mạch (Trường CM)
- Chức năng chuyển mạch: Thiết lập tuyến nối giữa hai hay nhiều thuê bao của tổng đài hay giữa các tổng đài với nhau.
- Chức năng truyền dẫn: Truyền dẫn tín hiệu tiếng nói, tín hiệu báo hiệu giữa các thuê bao và giữa các tổng đài với yêu cầu độ chính xác và độ tin cậy cao.
Trường chuyển mạch có 2 chức năng chính sau:
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
62
. khối Giao tiếp thuê bao
Gồm mạch điện đường dây và bộ tập trung.
Mạch điện đường dây thực hiện các chức năng được viết tắt là BORSCHT.
Bộ tập trung thuê bao làm nhiệm vụ tập trung tải thành một nhóm thuê bao trước khi vào trường chuyển mạch.
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
63
. khối Giao tiếp trung kế
Nó không làm chức năng tập trung tải như giao tiếp thuê bao nhưng vẫn có mạch điện tập trung để trao đổi khe thời gian, cân bằng tải, trộn báo hiệu và tín hiệu mẫu để thử.
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
64
. khối Báo hiệu
Cung cấp những thông tin cần thiết cho tổng đài nhận biết về tình trạng thuê bao, trung kế, thiết bị...
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
65
. khối Giám sát đường dây
Phát hiện và thông báo cho bộ xử lý trung tâm các biến cố mang tính báo hiệu.
Nó quản lý đường dây theo phương pháp quét lần lượt. Sau một khoảng thời gian nhất định, cổng trạng thái đường dây được đọc một lần.
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
66
. Điều khiển đấu nối
Thiết lập và giải phóng các cuộc gọi dưới sự điều khiển của bộ điều khiển trung tâm.
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
67
. Điều hành, khai thác, bảo dưỡng
Để sử dụng tổng đài một cách có hiệu quả, có khả năng phát triển các dịch vụ mới, phối hợp sử dụng các phương thức dễ dàng trong tổng đài.
Giám sát kiểm tra các phần cứng và ngoại vi, đưa ra những thông báo cần thiết cho cán bộ điều hành.
Khả năng khai thác mạng, thay đổi nghiệp vụ, quản lý số liệu cước...
III.2.2 CHỨC NĂNG CÁC KHỐI (tt)
68
Các chương trình ghi sẵn trong bộ nhớ có thể thay đổi khi cần. Nhờ vậy, người quản lý có thể linh hoạt trong quá trình điều hành tổng đài.
Tổng đài sử dụng bộ xử lý để điều khiển mọi hoạt động của tổng đài bằng các lệnh ghi sẵn trong bộ nhớ.
III.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI SPC
69
Một số dịch vụ đặc biệt có thể thực hiện bằng các thao tác từ máy thuê bao.
Công việc kiểm tra đo thử được tiến hành thường xuyên và có chu kỳ qua đó sẽ nâng cao sự an toàn và độ tin cậy của tổng đài.
III.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔNG ĐÀI SPC (tt)
70
III.4 Các ưu điểm của tổng đài điện tử
so với tổng đài cơ điện
Tổng đài cơ điện
Dịch số, định tuyến . bằng rơle cơ điện
Sự linh hoạt bị hạn chế khi thay đổi phần cứng
Thử đường dây thực hiện bằng phương pháp nhân công
Tổng đài điện tử
Dịch số, định tuyến quản lý bằng phần mềm
Sự thay đổi được thực hiện bằng các lệnh ở tổng đài
Việc thử đường dây thực hiện tự động theo chu kỳ
71
Tổng đài cơ điện
Khả năng mở rộng thuê bao ít nên gây nghẽn mạng
Các loại dịch vụ đối với thuê bao bị hạn chế
Tổng đài điện tử
Khả năng toàn thông do đó không bị nghẽn
Nhiều dịch vụ khác nhau có thể kích hoạt trên cùng một thuê bao
III.4 Các ưu điểm của tổng đài điện tử
so với tổng đài cơ điện (tt)
72
Tổng đài cơ điện
Tốc độ chuyển mạch chậm mất vài mili giây
Tổng đài điện tử
Tốc độ chuyển mạch chỉ mất vài micrô giây
Thiết bị phải chiếm một khoảng không gian lớn
Thiết bị chỉ chiếm một khoảng không gian nhỏ
Công việc bảo dưỡng sửa chữa bị hạn chế
Công việc bảo dưỡng sửa chữa dễ dàng
III.4 Các ưu điểm của tổng đài điện tử
so với tổng đài cơ điện (tt)
73
III.5 Các dịch vụ gia tăng
của Tổng đài điện tử
74
1- Dịch vụ chuyển cuộc gọi tạm thời
Thuê bao có thể chuyển một phần hoặc tất cả cuộc gọi gọi tới máy mình đến một số máy khác đã định trước .
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
75
2. Báo cuộc gọi đến trong khi đàm thoại
Thuê bao có đăng ký dịch vụ này trong khi đang liên lạc với thuê bao khác sẽ nghe thấy một âm thanh xen vào, đó là thông báo có thuê bao thứ ba đang gọi đến.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
76
3- Dịch vụ báo thuê bao vắng nhà
Thuê bao đăng ký dịch vụ yêu cầu tổng đài tự động thông báo bằng lời nói khi có người gọi đến.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
77
4- Dịch vụ quay số rút gọn
Thuê bao có nhiều số điện thoại thường hay gọi, để dễ nhớ và đơn giản cách gọi thuê bao có thể đăng ký dịch vụ quay số rút gọn (số được rút gọn từ 1,2 hoặc 3 chữ số thay vì phải quay đủ các số).
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
78
5- Dịch vụ thiết lập đường dây nóng cố định
Sau 3 đến 5 giây thuê bao nhấc tổ hợp mà không bấm số. Số máy thuê bao sẽ tự động gọi một số điện thoại đã được chọn trước
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
79
6- Dịch vụ hạn chế gọi theo yêu cầu
Thuê bao có thể tự khóa, mở việc gọi đường dài liên tỉnh hay quốc tế tại máy của thuê bao bằng mã số tự chọn.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
80
7- Dịch vụ báo thức tự động
Máy điện thoại có đăng ký dịch vụ này sẽ có một cuộc gọi tự động báo thức theo đúng giờ đã ghi trước.
Chú ý :
Nếu tại thời điểm báo thức máy bạn bị bận thì cuộc báo thức sẽ được tái lập lại sau 5 phút.
Tiếng chuông báo thức sẽ khác với tiếng chuông khi có cuộc gọi gọi đến để thuê bao phân biệt.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
81
8- Dịch vụ từ chối cuộc gọi đến
Thuê bao có đăng ký dịch vụ này, có thể không muốn tiếp nhận các cuộc gọi đến máy mình.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
82
9- Dịch vụ gọi lại
Thuê bao có đăng ký dịch vụ này thì khi gọi một thuê bao khác mà nhận được âm báo bận thì thuê bao đặt máy để chờ gọi lại.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
83
10- Dịch vụ điện thoại hội nghị tay ba
Thuê bao khi đang đàm thoại với một thuê bao khác vẫn có thể gọi một thuê bao thứ 3 để thiết lập một cuộc đàm thoại tay ba.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
84
11. Hiển thị số gọi đến
Giúp bạn biết được số điện thoại của người gọi đến cho mình và lưu lại các số điện thoại gọi đến.

Để sử dụng dịch vụ này bạn cần có bộ hiển thị số hoặc máy điện thoại có chức năng hiển thị số máy gọi đến.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
85
12. Tạo nhóm thuê bao
Khi thuê bao sử dụng nhiều số điện thoại riêng lẻ, khi có cuộc gọi đến bất kỳ một số máy nào trong nhóm, máy chính sẽ đổ chuông và việc đổ chuông sẽ chuyển dần vào các máy khác khi các máy theo thứ tự ưu tiên bận.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
86
13. Hộp thư thoại
Dịch vụ hộp thư thoại hỗ trợ việc nhận và lưu giữ thông tin cho các thuê bao trong các trường hợp thuê bao có nhu cầu chuyển vào hộp thư thoại toàn bộ hoặc một số các cuộc gọi đến.
III.5 Các dịch vụ gia tăng (TT)
87
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Trình bày lịch sử phát triển của tổng đài?

2. Trình bày về khái niệm, các thành phần chính và các phương thức tổ chức mạng viễn thông?

3. Trình bày sơ đồ khối của tổng đài SPC và nêu chức năng các khối?

4. Trình bày các dịch vụ gia tăng của tổng đài điện tử. Nêu các ưu điểm của tổng đài điện tử so với tổng đài cơ điện?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Việt Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)