Kỳ thi văn 10

Chia sẻ bởi Cao Ngọc Nam | Ngày 26/04/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: kỳ thi văn 10 thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế ĐỀ THI HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2008 - 2009
Trường THCS & THPT Hồng Vân Môn thi: Ngữ Văn 10
(Thời gian: 90’ Không kể thời gian phát đề)

Đề ra:
Câu 1: (2 điểm)
Văn học dân gian gồm mấy thể loại? Đó là những thể loại nào? Hãy nêu nội dung của thể loại : sử thi, truyền thuyết, ca dao.
Câu 2: (2 điểm)
Tìm và phân tích phép ẩn dụ, hoán dụ trong đoạn văn sau:
“...Cơn bão số một đã đi qua. Sóng đã yên, biển đã lặng. Nhưng cơn bão trong cuộc sống hàng ngày thì vẫn còn tiếp diễn. Đây là cảnh người mẹ mất con, vợ mất chồng, gia đình tan nát. Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn quanh...”
(Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn)
Câu 3: (6 điểm)
Hãy phân tích bài thơ “Cảnh ngày hè” để làm nổi bật tâm hồn Nguyễn Trãi luôn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân yêu đất nước tha thiết.

.............................* .............................
HƯỚNG DẪN CHẤM
NGỮ VĂN 10
Câu1.(2đ) Văn học dân gian gồm 12 thể loại.
Gồm các thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ, chèo,vè. (0,5)
+ Nội dung thể loại sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, thường kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân cổ đại. (0,5đ)
+ Nội dung truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, với dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. (0,5đ)
+ Nội dung của ca dao: Lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả nội tâm con người. (0,5đ)
Câu2. (2đ)
- “Sóng yên, biển lặng ’’: hình ảnh hoán dụ để chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.(0,5đ)
- “Cơn bão”: hình ảnh ẩn dụ; chỉ sự tàn phá, mất mát, đau thương hằng ngày.(0,5đ)
- “Đôi mắt trẻ thơ ngơ ngát”: hình ảnh hoán dụ, chỉ những đưa trẻ khi chưa đủ nhận thức được sự mất mát đau thương do thiên tai gây ra.(1đ)
Câu 3. (6đ) Học sinh cần nêu được những nội dung chính sau:
- Với tình yêu thiên nhiên nồng nàn mà tinh tế, tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng các giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác,...
-Tình yêu thiên nhiên có cội nguồn sâu xa là lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống...
- Tấm lòng tha thiết với dân, với nước...
- Nguyễn Trãi vui buồn, lo âu hay thanh thản, tất cả đều xuất phát từ cuộc sống của nhân dân.
* Biểu điểm:
- Điểm 5-6: Nội dung bài làm phong phú, có cảm xúc, trình bày chặc chẽ, mạch lạc, từ ngữ diễn đạt trong sáng.
- Điếm 3-4: Bố cục mạch lạc, rõ ràng, logic. Tuy nội dung bài làm thiếu phong phú, còn mắc phải một số lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài làm có ý, tuy nội dung quá ngắn gọn, cách trình bày chưa chính xác, diễn đạt vụng về .Bài văn còn mắc một số lỗi chính tả.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)