Kỷ niệm 65 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Vân | Ngày 14/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Kỷ niệm 65 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt nam thuộc Địa lí 5

Nội dung tài liệu:

Kỷ niệm 65 năm
ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam
(22/12/1944 – 22/12/2009)
và 20 năm ngày quốc phòng toàn dân (1989 – 2009
Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ
Quân đội Nhân dân Việt Nam, tiền thân là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau này là của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 12 năm 1944. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.





Quân kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam

"Quân đội ta Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là đội quân chủ lực đầu tiên và một trong những tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng nằm giữa hai tổng Trần Hưng Đạo và Hoàng Hoa Thám (nay thuộc tỉnh Cao Bằng). Quân số ban đầu gồm 34 người (có 3 nữ), chia thành 3 tiểu đội, trong đó Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung; Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng; Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo với 34 người và 34 khẩu súng các loại. Đó là những chiến sĩ kiên quyết, dũng cảm trong các đội du kích Cao- Bắc - Lạng, Cứu quốc quân… Sau lễ thành lập, đội tổ chức một bữa cơm nhạt không rau, không muối để nêu cao tinh thần gian khổ của các chiến sĩ cách mạng.
34 chiến sĩ đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung.
34 đội viên đầu tiên của lực lượng Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19, dân tộc Nùng: 8, dân tộc Mông: 1, dân tộc Dao: 1; còn lại 5 người dân tộc Kinh.

STTTênBí danhDân tộcQuê quán1Trần Văn KỳHoàng SâmKinhTuyên Hoá, Quảng Bình2Dương Mạc ThạchXích ThắngTàyNguyên Bình, Cao Bằng3Hoàng Văn XiêmHoàng Văn TháiKinhTiền Hải, Thái Bình4Hoàng Thế AnThế HậuTàyHà Quảng, Cao Bằng5Bế BằngKim AnhTàyHoà An, Cao Bằng6Nông Văn BátĐàm Quốc ChưngTàyHoà An, Cao Bằng7Bế Văn BồnBế Văn SắtTàyHoà An, Cao Bằng8Tô Văn CắmTiến LựcTàyNguyên Bình, Cao Bằng9Nguyễn Văn CàngThu SơnTàyHoà An, Cao Bằng10Nguyễn Văn CơĐức CườngKinhHoà An, Cao Bằng11Trần Văn CùTrương ĐắcTàyNguyên Bình, Cao Bằng12Hoàng Văn CủnQuyền, ThịnhTàyVõ Nhai, Thái Nguyên13Võ Văn DảnhLuânKinhTuyên Hoá, Quảng Bình14Tô Vũ DâuThịnh NguyênTàyHoà An, Cao Bằng15Dương Văn DấuĐại LongNùngHà Quảng, Cao Bằng16Chu Văn ĐếNamTàyNguyên Bình, Cao Bằng17Nông Văn KiếmLiênTàyNguyên Bình, Thái Nguyên18Đinh Văn KínhĐinh Trung LươngTàyThạch An, Cao Bằng19Hà Hưng LongTàyHoà An, Cao Bằng20Lộc Văn LùngVăn TiênTàyCao Lộc, Lạng Sơn21Hoàng Văn LườngKính PhátNùngNgân Sơn, Bắc Kạn22Hầu A LýHồng CôMôngNguyên Bình, Cao Bằng23Long Văn MầnNgọc TrìnhNùngHoà An, Cao Bằng24Bế Ích NhânBế Ích VạnTàyNgân Sơn, Bắc Kạn25Lâm Cẩm NhưLâm KínhKinhThạch An, Cao Bằng26Hoàng Văn NhưngXuân TrườngTàyHà Quảng, Cao Bằng27Hoàng Văn MinhThái SơnNùngNgân Sơn, Bắc Kạn28Giáp Ngọc PángNông Văn BêNùngHoà An, Cao Bằng29Nguyễn Văn PhánKế HoạchTàyHoà An, Cao Bằng30Ma Văn PhiêuBắc HợpTàyNguyên Bình, Cao Bằng31Đặng Tuần QuýDaoNguyên Bình, Cao Bằng32Lương Quý SâmLương Văn ÍchNùngHà Quảng, Cao Bằng33Hoàng Văn SúngLa ThanhNùngHà Quảng, Cao Bằng34Mông Văn VẩyMông Phúc ThơNùngVõ Nhai, Thái Nguyên
Ông Hà Hưng Long chiến sĩ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Đồng chí Võ Nguyên Giáp và Bác Hồ
Việc thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với lịch sử quân đội ta. Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân của Hồ Chủ tịch tuy ngắn nhưng rất súc tích bao gồm các vấn đề chủ yếu về đường lối quân sự của Đảng ta. Hồ Chủ tịch nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta".
Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhà tưởng niệm tại khu di tích
rừng Trần Hưng Đạo

Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, chấp hành chỉ thị phải đánh thắng trận đầu của Bác đã mưu trí táo bạo hạ đồn Phay Khắt (24.12) và Nà Ngần (25.12.1944) trong hoàn cảnh "ăn mỗi ngày một bữa, đánh mỗi ngày hai trận"
Chỉ sau một tuần lễ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển thành 3 trung đội làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, diệt địch, biến Cao-Bắc-Lạng thành một căn cứ vững chắc.
Tháng 4-1945, theo quyết định của hội nghị quân sự Bắc Kỳ, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc Quân đã thống nhất lại vào ngày 15.5.1945 và mang tên Việt Nam Giải phóng quân(lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945 ). Lễ thống nhất được tổ chức tại Chợ Chu (Thái Nguyên) với 13 đại đội.
Tại các chiến khu cách mạng trong nước, lực lượng du kích vẫn phát triển trong hình thái 3 thứ quân: tháng 5-1945 thành lập trung đội du kích của chiến khu Quang Trung tháng 6-1945 đội du kích Đông Triều ra đời, đội du kích Ba Tơ thì từ tháng 3.1945..
Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân. Lúc này quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành khoảng 40 chi đội ở hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Một số chi đội "Nam tiến" để giúp quân dân miền Nam chống lại quân Pháp đang tấn công ở Nam Bộ.
Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Quân đội tổ chức biên chế thống nhất theo trung đoàn, tiểu đoàn, đại đội, ...Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, chính phủ đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị. Đến cuối năm 1946, có khoảng 1 triệu dân quân tự vệ đã được tổ chức và huấn luyện quân sự. Trong thời kỳ 1945-1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền...., Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.
Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, đại bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa.
Quân Việt Minh phất cờ chiến thắng trên nóc hầm Đờcát
Máy bay B-52 đang ném bom rải thảm
Tốp máy bay F105 Của Không quân Mỹ đang oanh tạc Bắc Việt Nam 1966
Một khu căn cứ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sau một trận tập kích
Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Miền Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Nhờ sự viện trợ của các nước Cộng sản, năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam là đạo quân đông thứ 5 trên Thế giới
Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất 30-4-1975






Pháo nòng dài 130mm M1954 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Nhân Trạch để tấn công sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 25/4/1975 đến khi kết thúc chiến dịch. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Xe tăng cuả QĐNDVN diễu hành khi tiếp quản Sài Gòn năm 1975
Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".
Các trận đánh lớn của QĐNDVN
Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã chiến đấu liên miên từ 1940 đến 1989 với 4 trong số 5 cường quốc
Đánh Pháp và Nhật trước Cách mạng tháng Tám
Kháng chiến chống Pháp
Kháng chiến chống Mỹ (người Mỹ và các nước phương Tây gọi là chiến tranh Việt Nam)
Bảo vệ biên giới 1979-1989, Trung Quốc gọi là Chiến tranh Trung Việt lần 2 (1984) và Chiến tranh Trung Việt lần 3 (1987).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại Đại hội Đảng bộ quân đội năm 1960

Đại tướng Văn Tiến Dũng
Chân dung Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915-1986)
Chân dung Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915-1986)
Người nhái của Quân đội nhân dân Việt Nam
Chiếc xe tăng 390 được trưng bày tại
Dinh Độc Lập
Pháo nòng dài 130mm M1954 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt tại Nhân Trạch để tấn công sân bay Tân Sơn Nhất từ ngày 25/4/1975 đến khi kết thúc chiến dịch. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Xe tăng T-54 của QĐNDVN
Tàu tuần tra của Bộ đội Biên phòng Việt Nam tỉnh Khánh Hòa
Xe tăng
Máy bay quân đội

Quân phục bộ đội Việt Nam
Từ ngày 22 tháng 12 năm 2009, các sĩ quan Việt Nam sử dụng quân phục mới kiểu K-08
Duyệt binh
Cột mốc số 0 (Km 0) Đường Hồ Chí Minh sau ngày giải phóng đã được làm lại lần thứ hai
Cột mốc số 0 nay đã được xây dựng lại rất hoành tráng, bề thế như thế này, ngày ngày đón nhiều du khách trong và ngoài nước
Binh sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen tháng 3 năm 2000
Cách đây 20 năm, trong đợt hoạt động hướng tới chào mừng, kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Quân đợi nhân dân Việt Nam (22/12/ 1944 - 22/12/1989), ngày 17/10/1989, Ban Chấp hành Trung ương quyết định lấy ngày 22 tháng 12 làm ngày Hội quốc phòng toàn dân hàng năm trong cả nước.
Đây là dịp tốt, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu CHXH của nhân dân ta, nhằm tăng cường giáo dục trong toàn dân, nhất là thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền quốc gia, tạo sự ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng trong thời kỳ cách mạng mới của nhân dân ta.
Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, Quân đội Nhân dân Việt Nam, quân đội của dân vì dân - Sức mạnh của đội quân chủ lực ấy lại càng được nhân lên gấp bội bởi sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, của nền quốc phòng toàn dân mà đỉnh cao đó chính là Ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12 của nhân dân ta.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Vân
Dung lượng: 4,45MB| Lượt tài: 3
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)