KY NIEM 08/3/2011

Chia sẻ bởi Mai Cúc | Ngày 09/05/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: KY NIEM 08/3/2011 thuộc Ngữ văn 12

Nội dung tài liệu:

ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
BAN NỮ CÔNG TRƯỜNG THCS
THẠCH LINH-TP HÀ TĨNH
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ ĐẠI BIỂU
KÍNH CHÀO TẤT CẢ CÁC CHỊ EM!
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
GIỚI THỆU ĐẠI BIỂU
Ý NGHĨA LỊCH SỬ 8/3
Tìm hiểu một số luật đối với LD nữ
VĂN NGHỆ
LIÊN HOAN- TỔNG KẾT
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Ý NGHĨA LỊCH SỬ 8/3
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và Nữu Ước. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đa xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (Ba Lan).


ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ nên năm 1907, hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban "Thư ký phụ nữ quốc tế". Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
- Ngày làm 8 giờ.
- Việc làm ngang nhau.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Cùng tìm hiểu
MỘT SỐ VỀ LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LĐ


Điều 9. Thời gian hưởng chế độ ốm đau theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hằng tuần theo quy định. Thời gian này được tính kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch, không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Điều 12. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
CHẾ ĐỘ NGHỈ TẾT
Điều 73 Luật lao động quy định: Người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương (tết dương lịch: một ngày: Tết Âm lịch: bốn ngày là một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch – Riêng năm vừa rồi, Tết Nguyên đán trùng lặp với 2 ngày nghỉ cuối tuần, nên được nghỉ 6 ngày; nghỉ từ ngày 06-02-2008 đến hết ngày 11-02-2008)
Nhân viên bảo vệ trường học có 2 loại lao động: Nhân viên bảo vệ trong biên chế Nhà nước và nhân viên bảo vệ hợp đồng lao động dài hạn, ngắn hạn.
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Nếu nhân viên bảo vệ (NVBV) trong biên chế phải làm việc trực Tết, về nguyên tắc thì phải được trả tiền lương làm thêm giờ, có 3 mức tính (mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày được nghỉ bù nếu ngày lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần… Thông tư 08 ngày 05-01-2005 Nội vụ – Tài chính). Nếu NVBV hợp đồng lao động phải trực Tết, về nguyên tắc cũng được trả tiền lương làm thêm giờ; nhưng phải xem lại trong nội dung văn bản ký HĐLĐ đã có thoả thuận “trả tiền lương làm thêm giờ” hay không? Trường hợp còn thiếu, thì ký lại ngay bổ sung HĐLĐ để NVBV hợp đồng được trả tiền lương làm thêm giờ.
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Điều 73. Quyền của nhà giáo
Nhà giáo có những quyền sau đây:
1. Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
2. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
3. Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
4. Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
5. Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
VĂN NGHỆ
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Nhìn những vẻ ngậm ngùi trong ánh mắt,
Của đoàn người chen lấn đứng mua hoa,
Thương cánh đàn ông trong đó có cả ta
Đang xớn xác chọn mua quà “kính biếu”.
Trong phút chốc “mạnh” bỗng thành ra “yếu”
Chỉ biết phục tùng mà không hiểu tại sao
Chẳng phân biệt sang hèn sướng khổ thấp cao,
Đều hỉ hả lao vào cơn vấn nạn.
Như những con suối khô oằn mình trong mùa cạn,
Chưa hết tháng 10 nhoằng cái tới tháng 3,
Nỗi khổ này thượng đế mới sinh ra
Chắc để thử chúng ta, ôi phái mạnh!!!
Ta sống mãi trong niềm kiêu hãnh,
Của ngàn năm lịch sử đứng sau lưng,
Nơi phái mạnh ta thủa ấy chưa từng:
Dọn dẹp, thổi cơm, quét nhà, đong gạo.
Nào đâu sáng thanh bình bên tờ báo,
Nhâm nhi trà ta dạo chút tin nhanh.

Đâu những đêm gió mát trăng lành,
Ta tiên tửu để dành cho họ dọn.
Đâu những trận cầu khuya ta thức trọn,
Tụ tập anh em ta cổ vũ hét hò,
Đâu những hôm ta oai vệ ra trò,
Chỉ đạo chống tay hô quét này dọn nọ,
Để đến giờ đây một mình ta lọ mọ,
Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu…?!?
Mong ngày xưa trở lại chắc còn lâu,
Và mãi mãi chẳng thể nào thay đổi,
Khi phái yếu họ đã thành một khối
Cũng lập ra hiệp hội, cũng liên đoàn,
Họ lập ra ngày kỉ niệm liên hoàn
Hòng bắt những anh hùng phải lao tâm khổ tứ.
Họ quên hết rằng phái ta trong quá khứ
Họ luôn phải yêu chiều thách kẹo dám ra oai
Hỡi Adam ngài có biết chăng ngài?
Khi quân tử bị chân dài khuất phục,
Khi dọn dẹp phải cười như hạnh phúc,
Khi vinh quang là lục cục chảo niêu,
Hỡi tháng 3 ngày 8 đáng yêu…

THƠ HAY VỀ ĐÀN ÔNG
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
KỶ NIỆM K.N 2 BÀ TRƯNG
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa. Man Thiện (mẹ của Hai Bà Trưng), bà Lê Chân (Hải Phòng), bà Bát Màn (Thái Bình), bà Lê Thị Hoa (Thanh Hóa), bà Thánh Thiện (Hà Bắc)… ý chí kiên cường và lòng yêu nước của Hai Bà đã được đúc kết lại bằng những vần thơ bất hủ:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.
.
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà, nghĩa quân đã đập tan chính quyền đô hộ. Tên tướng đô hộ là Tô Định phải cải trang bằng cách cắt tóc, cạo râu tìm đường tẩu thoát về nước.
Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa lần này chỉ kéo dài được 2 năm do thế và lực của ta và địch chênh lệch quá lớn. Hai Bà đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh anh dũng để giữ tròn khí tiết của mình, bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc.
Mặc dù chỉ giành độc lập trong thời gian ngắn nhưng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần dân tộc cao cả. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng còn là một minh chứng cho sức mạnh lớn lao, khả năng dồi dào của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang sử oanh liệt này sẽ mãi mãi được lưu truyền cho muôn đời con cháu mai sau.

ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
Em cứ ngồi ngắm hoa.
Em cứ ca cứ hát.
Anh sẽ lo rửa bát.
Anh sẽ lo quét nhà.
Anh sẽ lo giặt là.
Em uống gì anh pha.
Chợ gần hay chợ xa.
Anh lần ra được hết.
Món em ưa anh biết.
Em cứ chờ mà xem.
Em đánh phấn xoa kem.
Anh nhặt rau vo gạo.
Em ung dung đọc báo.
Anh tay nấu tay xào.


ST

Anh tự làm không sao.
Đừng lo gì em nhé.
Tà áo em tuột chỉ.
Đưa anh khâu lại giùm.
Nho anh mua cả chùm.
Buồn mồm em cứ nếm.
Bạn gái em mà đến.
Cứ vô tư chuyện trò.
Anh tắm cho thằng cu.
Rồi anh ru nó ngủ.
Màn hình bao cầu thủ.
Nghe em hét "vào rồi".
Hết một ngày em ơi.
24h thôi nhé

TẶNG VỢ NHÂN 8/3
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM

Y KIEN DAI BIEU
ĐÃ MANG CÁI NGHIỆP LÀM THẦY
TRONG SÂU THẲM CHỚ VƠI ĐẦY CHỮ TÂM
TONG KET- LIEN HOAN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)