Kỹ năng thiết kế bài giảng hóa học

Chia sẻ bởi nguyễn sơn cước | Ngày 23/10/2018 | 129

Chia sẻ tài liệu: kỹ năng thiết kế bài giảng hóa học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

KỸ NĂNG THIẾT KẾ BÀI HỌC MÔN HÓA HỌC THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

* Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các mục tiêu sau:
1) Về kiến thức:
+ Mức độ Biết:
- Nêu được ...
- Trình bày được .........
+ Mức độ hiểu:
- Mô tả được những hiện tượng ..........
- Trình được mối quan hệ .....
- Giải thích được .................
+ Mức độ vận dụng:
- Mô tả được những hiện tượng ..........
- Trình được mối quan hệ .....
- Giải thích được .................
Ở mức độ cao hơn hiểu
2) Về kĩ năng:
- Hình thành kĩ năng ....
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng ....
- Vận dụng kiến thức trong tình huống học tập hoặc trong thực tiễn
- Làm được các bài tập ...
3) Về thái độ:
Có ý thức về...
- Linh hoạt, sáng tạo trong ......
4) Trọng tâm bài học (kiến thức, kĩ năng...
Cấu trúc của phần trình bày kết quả phân tích:
Ví dụ:
Ví dụ 1: Phân tích nội dung để thiết kế bài học nghiên cứu tài liệu mới, kiểu nội dung lý thuyết.
Bài 13. Liên kết cộng hóa trị - hóa học 10 (SGK cơ bản - tiết 1)
Bước 1. Phân tích nội dung bài học
Tiết 1: Từ đầu đến hết phần: Sự hình thành hợp chất (hết phần: sự hình thành phân tử khí cacbonđioxit)
Chia nội dung bài học thành những đơn vị kiến thức:
- Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa những nguyên tử giống nhau:
Hoạt động 1: Sự hình thành phân tử H2
Hoạt động 2: Sự hình thành phân tử N2
- Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử khác nhau
Hoạt động 3: Sự hình thành phân tử HCl
Hoạt động 4: Sự hình thành phân tử CO2, H2O…
14:00-14:01 Ổn định lớp
14:01-14:06 Kiểm tra bài cũ
14:06-14:10 Sự hình thành đơn chất H2 GV trình bày
14:10-14:13 Sự hình thành đơn chất N2 HS lên bảng trình bày
14:13-14:16 HS trả lời và tóm tắt liên kết CHT không có cực
14:16-14:19 Sự hình thành hợp chất HCl GV trình bày
14:19-14:22 Sự hình thành h. chất CO2 HS lên bảng trình bày
14:22-14:25 HS trả lời và tóm tắt liên kết công hóa trị có cực
14:25-14:27 Điều kiện hình thành liên kết cộng hóa trị
14:27-14:31 Thế nào là sơ đồ hình thành, công thức e, công thức cấu tạo
14:31-14:33 HS tham khảo tài liệu trả lời câu hỏi:Thế nào liên kết cộng hóa trị?
14:33-14:36 HS làm việc SGK trả lời câu hỏi: Cách viết sơ đồ hình thành liên kết CHT
14:36-14:41 GV tóm tắt và khái quát lại 
14:41-14:45 Củng cố, dặn dò
Phân bố thời gian cho:Bước tiến hành giờ dạy minh họa
Bước 2. Xác định mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức kỹ năng
1. Về kiến thức:
- Mức độ biết: Các khái niệm như: liên kết cộng hóa trị, liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực.
2.Về kỹ năng:
- Mô tả được sự hình thành các phân tử: H2, N2, HCl, CO2, H2O
- Vận dụng: Mô tả sự hình thành các phân tử khác.
- Biểu diễn được công thức electron, công thức cấu tạo của các phân tử
Bước 3: Trên cơ sở mục tiêu dạy học, thảo luận về sản phẩm dự kiến của học sinh
- Hoạt động 1: Sự hình thành phân tử H2:
- Sản phẩm 1: Mô tả được phân tử H2 hình thành như thế nào?
- Sản phẩm 2: Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử H2
- Hoạt động 2: Sự hình thành phân tử N2:
- Sản phẩm 3: Mô tả được phân tử N2 hình thành như thế nào?
- Sản phẩm 4: Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của phân tử N2
- Sản phẩm 5: Nêu được các khái niệm: liên kết cộng hóa trị, liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba, liên kết cộng hóa trị không cực.
Bước 4: Hướng dẫn sinh học thảo luận về các thao tác dạy học của giáo viên thực hiện để đạt được những sản phẩm học tập của học sinh.
Đối với sản phẩm 1: Học sinh mô tả được sự hình thành phân tử H2: khi 2 nguyên tử H tiếp xúc với nhau, mỗi nguyên tử góp 1 electron để hình thành một cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử.
Thảo luận để đưa ra các phương án:
Phương án 1: Đàm thoại với học sinh:
- Nhận xét về cấu hình electron của H
- Giáo viên mô tả sự hình thành phân tử H2, giới thiệu các quy ước biểu diễn liên kết.
- Hướng dẫn học sinh nêu các khái niệm.
Phương án 2: Dùng phương tiện kỹ thuật dạy học
- Dùng mô hình động:sự hình thành phân tử H2
- Đàm thoại với học sinh
- Hình thành khái niệm
Phương án 3: Dùng SGK kết hợp với hình vẽ (tranh ảnh…)
- Tập trung thảo luận phân tích từng tình huống có thể xảy ra.
Ví dụ 2: Bài học nghiên cứu tài liệu mới - kiểu bài về chất
Phân tích nội dung để thiết kế bài học: Bài 29: Anken – Hoá học 11(SGK cơ bản)
Nội dung phân tích: Phản ứng cộng
1.Nội dung dạy học
Hoạt động 1: Đặc điểm cấu trúc phân tử anken
Hoạt động 2: Phản ứng cộng H2
Hoạt động 3: Phản ứng công halogen
Hoạt động 4: Phản ứng công HX
2. Mục tiêu dạy học (về chuẩn kiến thức kỹ năng, theo chuẩn kiến thức kỹ năng môn hóa học)
Về kiến thức:
Học sinh biết:- Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng của anken
- Các tác nhân cộng vào liên kết đôi: H2, X2, HX theo quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp
Về kỹ năng:
- Viết được các phương trình hóa học của các phản ứng giữa anken với H2, X2, HX
- Mô tả được hiện tượng thí nghiệm: Anken làm mất màu dung dịch brom
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Hoạt động 1:
Nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử anken: có liên kết đôi gồm 1 liên kết б và 1 liên kết л không bền.
Hoạt động 2:
Viết được phương trình hóa học của anken (các anken cụ thể và phương trình tổng quát, nêu dược điều kiện của phản ứng CnH2n + H2 CnH2n+ 2 )
Hoạt động 3:
- Mô tả hiện tượng thí nghiệm: dẫn khí etilen vào dung dịch brom, dung dịch brom vào anken lỏng.
- Viết được phương trình hóa học của các phản ứng,xác định và đọc tên các sản phẩm theo tên thay thế của phản ứng:C3H6,C4H8(2 đồng phân)+ X2.
Hoạt động 4:
- Nêu được khái niệm: HX gồm HCl, HBr, HOH…
- Nêu được đặc điểm của phản ứng cộng HX vào các phương trình anken bất đối xứng: nhiều sản phẩm đồng phân được tạo thành (theo kết quả thực nghiệm)
- Nêu được quy tắc cộng.
- Viết được phương trình hóa học, xác định các sản phẩm chính của phản ứng giữa các anken mạch cacbon ≤ 5.
4, Từ sản phẩm học tập của học sinh, thảo luận về các phương án dạy học của giáo viên.
Sản phẩm 1: Mô tả được hiện tượng thí nghiệm
Phương án 1: Đàm thoại với học sinh kết hợp dùng SGK
Giáo viên : Lớp 9 các em đã được quan sát hiện tượng etilen làm mất màu dung dịch brom, một em hãy mô tả lại hiện tượng.
Giáo viên giới thiệu: anken lỏng C5H10, C6H12...
Phương án 2: Giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn etilen làm mất màu dung dịch brom
Phương án 3:
- Dùng tranh vẽ: thí nghiệm etilen làm mất màu dung dịch brom
- Hình ảnh trong SGK
Phương án 4: Dùng video thí nghiệm kết hợp với SGK
→ Phân tích các phương án để lựa chọn.
* Trên cơ sở phân tích các nội dung, giáo viên sẽ thiết kế kịch bản của bài học. .
14:00-14:01 Ổn định lớp
14:01-14:06 Kiểm tra bài cũ
14:06-14:10 Đặc điểm cấu trúc phân tử anken
14:10-14:13 Phản ứng cộng H2 HS lên bảng trình bày
14:13-14:16 Phản ứng công halogen
14:16-14:19 Phản ứng công HX
14:19-14:22 Mô tả được hiện tượng thí nghiệm và trình bày
14:22-14:25 GV làm TN b.diễn etilen làm mất màu dd brom
14:25-14:27 Nêu được quy tắc cộng
14:27-14:31 Viết được phương trình hóa học, xác định các sản phẩm chính của phản ứng giữa các anken mạch cacbon ≤ 5.
14:31-14:33 HS tham khảo tài liệu trả lời câu hỏi:Thế nào là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp
14:33-14:36 HS làm việc SGK trả lời câu hỏi: Thế nào là phản ứng oxy hóa không hoàn toàn
14:36-14:41 GV tóm tắt và khái quát lại 
14:41-14:45 Củng cố, dặn dò
Phân bố thời gian cho:Bước tiến hành giờ dạy minh họa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: nguyễn sơn cước
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)