KỶ LUẬT & TRỪNG PHẠT HỌC SINH

Chia sẻ bởi Trần Minh Công | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: KỶ LUẬT & TRỪNG PHẠT HỌC SINH thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

GIáO DụC & CáC PHƯƠNG PHáP GIáO DụC
Đối với học sinh trong nhà trường
Trung học cơ sở
BÀI 1
THỰC TRẠNG TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

MỤC TIÊU
+ Kết thúc bài này HV có khả năng:
Trình bày được thế nào là trừng phạt thân thể trẻ em?
+ Phân tích được một số nét cơ bản về thực trạng trừng phạt thân thể trẻ em ở Việt Nam và nguyên nhân.
NỘI DUNG
1. Thế nào là TPTTTE?
2. Thực trạng TPTTTE ở Việt Nam
3. Nguyên nhân thực trạng TPTTTE ở Việt Nam
1. Thế nào là TPTTTE?
Mçi ng­êi h·y suy nghÜ vµ nãi ra 1 tõ biÓu hiÖn viÖc TPTTTE .
1. Thế nào là TPTTTE?
Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác (đánh đập, bắt quỳ gối,…) hoặc tinh thần (chửi mắng,làm nhục, …).
2. THỰC TRẠNG TPTTTE Ở VN
Hoạt động nhóm:
- Mỗi người hãy kể lại 1 trường hợp TPTTTE trong thực tiễn mà mình đã trải qua khi còn nhỏ hoặc đã đọc, đã nghe hay đã chứng kiến
- Mỗi nhóm chọn 1 trường hợp điển hình nhất để chia sẻ trước lớp. Chú ý làm rõ:
+Việc đó xảy ra ở đâu?
+ Xảy ra như thế nào?
+ Việc đó đã để lại những hậu quả như thế nào đ/v trẻ em? (đ/v sức khoẻ, tính mạng, tâm lý, học tập, cuộc sống tương lai của trẻ)
Thảo luận chung
Qua phần chia sẻ của các nhóm, có thể rút ra kết luận như thế nào về thực trạng TPTTTE ở VN?
KẾT LUẬN
Ở VN hiện nay vẫn còn tình trạng TPTTTE ở trong gia đình, nhà trường và ngoài XH với nhiều hình thức khác nhau.
TPTTTE đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, học tập và cuộc sống của các em.
3. Nguyên nhân của thực trạng TPTTTE ở VN
Nhiệm vụ nhóm:
Nghiên cứu trường hợp điển hình được giao
Xác định nguyên nhân của việc TPTTTE trong trường hợp đó.

3. Nguyên nhân của thực trạng TPTTTE ở VN

Thảo luận chung:
Qua phân tích các câu chuyện trên và qua thực tiễn ở địa phương, có thể khái quát như thế nào về nguyên nhân của thực trạng TPTT trẻ em ở Việt Nam nói chung và TPTT trẻ em trong các trường học Việt Nam nói riêng?
+Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến.
+Do nhận thức hạn chế của người lớn.
+Do GV chưa có PPGD phù hợp; thiếu kinh nghiệm sống; muốn ra oai với HS; GV bị căng thẳng do áp lực công việc hoặc gặp khó khăn trong cuộc sống; do GV thiếu đạo đức nghề nghiệp;…
+Do HS gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống ở GĐ hoặc ngoài XH (bị ngược đãi, bị bỏ rơi,..)
3. Nguyên nhân của thực trạng TPTTTE ở Việt Nam


BÀI 2
Sự cần thiết phải chấm dứt
TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM
MỤC TIÊU

Học xong bài này GV có khả năng:
Hiểu và nhận thức được những hậu quả của việc TPTTTE
Hiểu và phân tích được việc TPTTTE là không phù hợp với mục tiêu giáo dục, với đạo đức nhà giáo.
Biết được việc TPTTTE là vi phạm Luật pháp cuả Việt Nam và Quốc tế.
NỘI DUNG

1. Hậu quả của việc trừng phạt thân thể trẻ em
2. Mục tiêu GD và đạo đức nhà giáo
3. Những quy định của pháp luật VN và Quốc tế có liên quan đến việc TPTTTE
Cần thiết phải chấm dứt TPTTTE!

Hãy thể hiện quan điểm của bạn đ/v ý kiến trên bằng cách đứng vào vị trí phù hợp từ 15
Số 1: Phản đối
Số 2: Không đồng ý
Số 3: Chỉ đồng ý một phần
Số 4: Đồng ý
Số 5: Rất đồng ý
Giải thích tại sao mình lại đứng vào vị trí đó.
Hậu quả của việc trừng phạt thân thể trẻ em
Hoạt động nhóm:
Mỗi người hãy hồi tưởng và kể lại 1 tình huống mà mình đã từng bị TPTT.
Mỗi nhóm chọn 1 tình huống điển hình nhất để trình bày.

THẢO LUẬN NHÓM

Việc TPTTTE gây ra những hậu quả như thế nào:
- đối với trẻ em?
- đến mối quan hệ giữa người lớn với trẻ em?
- đến chất lượng GD?
- đến hạnh phúc gia đình?
- đến trật tự, an toàn XH?
- …
KẾT LUẬN
TPTTTE ảnh hưởng không tốt tới:
- Sự phát triển của trẻ. ( sức khỏe, tâm lí, tính cách, trí tuệ, đạo đức,…)
- Mối quan hệ giữa người lớn với trẻ em ( Trẻ hận người lớn, mất lòng tin với người lớn, xa lánh người lớn,…)
- Chất lượng giáo dục ( Trẻ chán học, bỏ học, học tập sút kém…)
- Trật tự, an toàn xã hội ( Trẻ bỏ nhà đi bụi, gia tăng TNXH, phạm pháp,…)
THẢO LUẬN
Nhóm 1 và 2:
Nghiên cứu MTGD và chuẩn đạo đức GV
Cho biết: Việc TPTTTE có phù hợp với đạo đức GV không? Có nhằm thực hiện MTGD không?
Nhóm 3 và 4:
Nghiên cứu 1 số VB pháp luật có liên quan
Cho biết : Việc TPTTTE có vi phạm pháp luật VN và QT không?
THẢO LUẬN

Qua các HĐ trên, bạn hãy cho biết vì sao cần phải chấm dứt TPTTTE?
KẾT LUẬN CHUNG
Cần chấm dứt TPTTTE vì:
TPTTTE gây ra những hậu quả nặng nề cho TE, gia đình, nhà trường và XH.
Không phù hợp với đạo đức nhà giáo.
Không thực hiện MTGD
TPTTTE là vi phạm pháp luật VN và quốc tế.
BÀI 3

KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GDKLTC
MỤC TIÊU
Học xong bài này GV có khả năng:
Hiểu được khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực
Phân tích, đánh giá được lợi ích của biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh, giáo viên, gia đình, nhà trường và cộng đồng.

NỘI DUNG

Khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực
Lợi ích của việc sử dụng biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với HS
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với GV
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với GĐ, nhà trường, cộng đồng.
1.Thế nào là giáo dục kỷ luật tích cực?

Giáo dục KLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc:
Vì lợi ích tốt nhất của trẻ
Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ
Có sự thỏa thuận giữa người lớn-trẻ em
Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ .

2. Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đ/v HS, GV
1.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :
1/ Đối với HS:
Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi người quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến.
Tích cực, chủ động hơn trong học tập.
Tự tin trước đám đông
Phát huy được khả năng của mình.
1.Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC

2/ Đối với GV:
Giảm được áp lực quản lý lớp học vì HS hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật.
Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò; GV được HS tin tưởng, tôn trọng.
Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục.
Được sự đồng tình của gia đình HS và XH.
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC :

3/ Đối với nhà trường, gia đình, cộng đồng, XH
Nhà trường trở thành môi trường học thân thiện, an toàn, tạo được niềm tin đối với xã hội.
Đào tạo được những công dân tốt
Giảm thiểu được các TNXH , bạo hành, bạo lực.
Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh.

Bài 4
Thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục
kỷ luật trẻ em
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Mỗi nhóm hãy n/c 1 lí lẽ ngụy biện cho việc TPTT trẻ em và trình bày ý kiến đánh giá của nhóm về các lí lẽ đó

CÁC LÍ LẼ NGỤY BIỆN
Lý lẽ ngụy biện thứ nhất:
TPTT có tác dụng ngay tức thì. Khi bị TPTT trẻ sẽ sợ và lập tức làm theo yêu cầu của người lớn, điều này có tác dụng ngay trong việc ổn định và duy trì kỉ luật. Sử dụng TPTT sẽ nhanh chóng, đơn giản hơn so với các biện pháp giáo dục khác.
CÁC LÍ LẼ NGỤY BIỆN
Lý lẽ ngụy biện thứ hai:
Ảnh hưởng lâu dài của việc TPTT trẻ em cũng đâu có nặng nề đến thế
Lý lẽ ngụy biện thứ ba:
Sử dụng TPTT trẻ em là biện pháp bất đắc dĩ cuối cùng. Đối với một số HS cá biệt, khó bảo thì TPTT là biện pháp duy nhất để cho trẻ vâng lời.
CÁC LÍ LẼ NGỤY BIỆN
Lý lẽ ngụy biện thứ tư:
Tôi cũng đã bị TPTT và nhờ đó mà tôi nên người.
Lý lẽ ngụy biện thứ năm:
Đánh trẻ là một việc bình thường để giáo dục trẻ
Kết luận :
Hành vi, cách ứng xử của mỗi người thường xuất phát từ quan điểm, nhận thức của bản thân và tập thể.
Quan điểm nhận thức không tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách GD trẻ, tạo ra một môi trường gd không tích cực, không phù hợp với thời đại hiện nay.
THẢO LUẬN:

Những khó khăn khi thay đổi quan điểm nhận thức của giáo viên về giáo dục kỉ luật trẻ em ?
Kết luận:

Những khó khăn chính trong việc thay đổi quan điểm nhận thức của gv về GDKL đó là :
Quan điểm xã hội còn tồn tại về giáo dục kỉ luật .
Khó thay đổi thói quen của cá nhân .
Việc thực thi luật pháp còn chưa nghiêm , các biện pháp chế tài còn chưa đầy đủ và cụ thể .
Ảnh hưởng của phong tục tập quán lạc hậu ở địa phương .
Tác động tiêu cực của xã hội .
Áp lực công việc của giáo viên.
Những việc cần làm để chuẩn bị cho sự thay đổi quan điểm nhận thức của GV về giáo dục kỉ luật trẻ em

Chia lớp thành nhóm theo chức danh: CBQL, GV
Nhóm CBQL: Thảo luận về những việc cần làm để thay đổi nhận thức của GV.
Nhóm GV: Nêu những việc GV cần làm để có thể tự thay đổi.
2. Các nhóm trình bày ý kiến dưới hình thức vẽ/ viết/ hùng biện/ kịch
Kết luận:
Thay đổi một nếp nghĩ hay một thói quen đã tồn tại nhiều năm không phải là điều dễ dàng.
Thay đổi cả một quan điểm đã ăn sâu vào tiềm thức lại càng cần phải có những biện pháp hiệu quả, có sự hợp tác cuả nhiều người và cần có một thời gian nhất định. Vì vậy mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để thay đổi.
* Một số gợi ý để bắt đầu cho sự thay đổi:
1. Giáo viên:
Suy nghĩ sâu sắc về nghề dạy học , khơi gợi lòng yêu thích công việc của mình và yêu thương học sinh.
Dành thời gian để suy nghĩ về bản thân, về cách đối xử với học sinh, rút ra những bài học bổ ích trong việc giáo dục học sinh
Quan tâm chăm sóc đến bản thân ( tinh thần và thể xác)
Tự đặt mình vào hoàn cảnh cuả trẻ
Ghi chép nhật ký công tác lớp
Luôn tạo niềm vui cho bản thân, tự giải toả stress
Gác lại những ưu phiền khi tiếp xúc với trẻ
Trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Không tiết kiệm lời khen với trẻ
Tạo không khí lớp sinh động
Tìm cách hiểu học sinh thông qua các hoạt động
Tìm sự trợ giúp từ mọi người
2.Cán bộ quản lý:

Tổ chức tuyên truyền vận động GV
Cung cấp tài liệu sách báo cần thiết cho GV
Tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức cho GV
Xây dựng cơ chế khuyến khích GV thực hiện các biện pháp giáo dục tích cực
Bài 5
Một số biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực
MỤC TIÊU
Học xong bài này, GV có khả năng:
Xác định được một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Hiểu được bản chất và cách thực hiện một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Vận dụng được các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong thực tiễn.
NỘI DUNG
Xác đinh một số biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực
Tìm hiểu về bản chất và cách thực hiện một số các biện pháp giáo dục tích cực
Vận dụng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực trong lớp học
Một số biện pháp GDKLTC
Nhiệm vụ :
Mỗi GV diễn tả cảm nhận về lớp tập huấn. Vì sao lớp học của chúng ta lại có được không khí học tập như vậy?
Mỗi người hãy nêu một vài biện pháp GDTC mà bản thân đã sử dụng.
NHIỆM VỤ CÁC NHÓM
Xếp các biện pháp theo trình tự:
Thay đổi cách cư xử trong lớp
Quan tâm đến những khó khăn của trẻ
Tăng cường sự tham gia của trẻ
Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp.
Có nhiều biện pháp giáo dục kỷ luật có thể áp dụng được trong lớp học. Có thể chia thành các nhóm biện pháp:
1. Thay đổi cách cư xử trong lớp
2. Quan tâm đến những khó khăn của trẻ
3. Tăng cường sự tham gia của trẻ
4. Tổ chức các hoạt động xây dựng tập thể lớp.
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Cùng suy ngẫm:
Cần thay đổi cách cư xử dựa trên những cơ sở, nguyên tắc nào?
Thay đổi cách cư xử trong lớp học
Thay đổi cách cư xử trong lớp học phải dựa trên cơ sở:
- Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán
- Khuyến khích, động viên tích cực
- Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán.
- Làm gương trong cách cư xử.
1.1 Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán

Việc xây dựng các quy tắc phải đảm bảo hướng tới những điều tốt đẹp mà GV mong đợi ở HS của mình; phải thể hiện niềm tin của GV vào sự tiến bộ của trẻ.
Không nên đề ra quá nhiều quy tắc. Cần tập trung vào một số quy tắc cơ bản, quan trọng.
Các quy tắc cần cân đối hài hòa giữa lợi của cá nhân trẻ và lợi ích tập thể
1.2. Khuyến khích, động viên tích cực
Việc khuyến khích, động viên tích cực có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: 1 nụ cười, 1 lời khen, động viên trước lớp; tặng phiếu khen; thư khen gửi về GĐ,…
Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi HS có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền hưởng quyền lợi đó.
Những quyền lợi phải là những điều HS thích và trân trọng.
Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của HS
1.3. Đưa ra những hình thức phạt phù hợp và nhất quán
Các biện pháp xử phạt phải giúp HS biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai. Không bao giờ được sử dụng những hình phạt khiến trẻ cảm thấy mình là kẻ vô dụng, bỏ đi.
Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực.
Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm
Tránh gây căng thẳng, đối đầu với HS
Khi phạt, cần nói rõ sai phạm của HS
Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng và bình tĩnh
Không phạt HS vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan
Không phạt HS vì những quy định chưa được thỏa thuận trước
1.4. Làm gương trong cách cư xử
Trẻ em luôn học và làm theo những gì các em thấy từ cuộc sống và những người xung quanh.
GV cần cư xử với HS và với mọi người xung quanh một cách nhẹ nhàng, khoan dung, nhân ái, độ lượng, … thì HS sẽ học theo cách cư xử đó.
Quan tâm đến khó khăn của trẻ
Cùng suy nghĩ:
Trẻ thường mắc lỗi trong những hoàn cảnh, trường hợp nào?
KẾT LUẬN
Những hành vi tiêu cực/mắc lỗi của trẻ thường do những khó khăn mà trẻ gặp phải trong cuộc sống gây ra, tác động đến hành vi của trẻ.
Khó khăn của trẻ có thể bao gồm những khó khăn trong học tập, những vấn đề trong gia đình, những bức xúc mà trẻ gặp phải khi bị đối xử tàn tệ, bị tổn thương tâm lý, bị hiểu lầm,...
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lý của trẻ sẽ giúp GV không cần phải dùng đến trừng phạt thân thể mà vẫn giáo dục trẻ có hiệu quả.
Để tìm hiểu nguyên nhân và giúp đỡ trẻ giải quyết khó khăn, GV cần lưu ý một số điểm sau:
Tránh đối đầu với HS, nhất là trước mặt những người khác
Lắng nghe trẻ nói và đặt mình vào vị trí của trẻ
- Cần tránh “lên lớp” hoặc “chỉ trích” trẻ trước khi tìm hiểu nguyên nhân. Cố gắng giúp HS tìm ra giải pháp phù hợp với các em.
Tình huống 1
Vào đầu năm học, GV đưa ra một bản nội qui của lớp học đuợc đề ra theo suy nghĩ chủ quan của GV với mong muốn cho lớp trở thành một lớp dẫn đầu về mọi mặt. (Giờ sinh hoạt, GV vào lớp và đọc bản nội quy, HS lắng nghe, sau đó yêu cầu một vài HS nhắc lại)
Một số quy định không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của một số HS trong lớp. Đồng thời các nội quy được trình bày bằng ngôn ngữ của người lớn, không gần gũi với trẻ nên các em khó có thể nhớ được. GV phân công một số HS trong lớp theo dõi việc thực hiện. Những ngày sau đó, liên tiếp có hiện tượng vi phạm và GV phải dành khá nhiều thời gian để giải quyết, ảnh hưởng tới việc học tập ở lớp.
Tình huống 2
Đầu năm học, trong giờ sinh hoạt, GV trao đổi với HS để đề ra nội quy của lớp.
GV thông báo cho HS về những ND chính của năm học
Cho HS thảo luận về các nội dung:
Mong muốn của em khi đến trường?
Các em mong muốn lớp của mình như thế nào?/Em mong đợi gì ở bạn bè, thầy cô?
Để đạt được những mong đợi đó, HS nên làm gì và không nên làm gì?
Nếu có hiện tượng vi phạm, chúng ta sẽ xử lý thế nào?
GV liệt kê, thống nhất các ý kiến và đưa ra thành nội quy của lớp học.
Treo nội quy lớp học ở một nơi tất cả HS có thể thấy
Tăng cường sự tham gia của trẻ trong việc xd nội quy lớp học
Thảo luận:
Thế nào là HS được tham gia?
Hãy so sánh mức độ tham gia xd nội quy của HS trong hai tình huống:
+ HS có được phát biểu ý kiến không?
+ Ý kiến HS có được lắng nghe không?
+ HS cảm thấy như thế nào?
2. Theo đ/c, HS sẽ thực hiện nội quy như thế nào trong mỗi tình huống? Vì sao?
KẾT LUẬN
HS được tham gia là HS được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng.
Sự tham gia của HS trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì:
Giúp HS hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra.
Giúp HS rèn KN giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định.
Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của HS.
Một số lưu ý :
Trước khi xây dựng nội quy, GV nên tham khảo các tài liệu liên quan đến quyền trẻ em.
Nội quy phải đáp ứng được mục tiêu GD
Nội quy phải được xây dựng vào đầu năm học và có thể điều chỉnh và bổ sung sau mỗi HK.
Các HĐ xây dựng tập thể lớp học

Thảo luận:
1/ Thế nào là một tập thể lớp tốt?
2/ Vai trò của GV, của HS trong việc xây dựng một tập thể lớp tốt?

KẾT LUẬN
Tập thể lớp tốt là tập thể lớp có môi trường lớp học thân thiện, tôn trọng, thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cách giải quyết xung đột không bằng bạo lực.
Vai trò của GV:Định hướng, dẫn dắt, giải quyết tốt mối quan hệ trong lớp, xd môi trường lớp học thân thiện, lắng nghe và tôn trọng ý kiến HS; là tấm gương sáng cho HS noi theo.
Vai trò HS: Tự giác xd và thực hiện NQ; thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau; có trách nhiệm với hành vi của mình; biết cách g/q các xung đột, có ý thức hợp tác nhóm; biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết thực hiện quyền và bổn phận của mình
Để xây dựng tập thể lớp tốt, GV có thể tổ chức các hoạt động:
Hình ảnh một lớp học lý tưởng
Rèn cho học sinh ý thức tự giác, thực hiện kỉ luật lớp học
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác
Suy nghĩ về trách nhiệm của giáo viên và học sinh.
Người quan sát
Tạo môi trường an toàn để giải quyết vấn đề
Tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn của học sinh về lớp học
Nhận biết về cảm xúc của học sinh
Nhắm mắt lại và suy nghĩ khi gặp những vướng mắc
Hộp thư vui dành cho học sinh
Hãy khen ngợi, đừng chê bai
Công nhận và khuyến khích những đặc điểm tốt
Tăng cường sự gắn bó giữa nhà trường và gia đình
BÀI 6
MỘT SỐ GỢI Ý VỀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC TRONG
NHÀ TRƯỜNG
MỤC TIÊU
Kết thúc bài này HV có khả năng:
Hiểu được:
+ Đặc điểm và cách thức xây dựng trường học có môi trường GDKLTC
+ Vai trò và cách thức xây dựng mạng lưới trợ giúp GDKLTC
+ Cách thức tổ chức một số hoạt động GDKLTC trong trường học
Có kỹ năng thiết kế và tổ chức một số hoạt động giáo dục kỷ luật tích cực trong trường học.
NỘI DUNG
Xây dựng trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực
Xây dựng mạng lưới trợ giúp giáo dục kỉ luật tích cực
Một số hoạt động giáo dục kỉ luật tích cực trong nhà trường
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trường học có môi trường GDKLTC
1. Nhớ lại khái niệm GDKLTC ?
1. Thế nào là GDKLTC?
Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc :
+ Vì lợi ích tốt nhất của trẻ
+ Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ
+ Có sự thỏa thuận giữa người lớn và trẻ em
+ Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trẻ em
2: Hãy nêu các đặc điểm của trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực ?
Đặc điểm của trường học có môi trường giáo dục kỉ luật tích cực:
- Có sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa HS, GV, BGH , PHHS, chính quyền địa phương và cộng đồng.
- HS được tham gia xây dựng nội quy trường học
- Môi trường học tập thân thiện (quan hệ GV – HS; GV – GV; HS – HS gần gũi, thân thiết)

Hoạt động 2: Cách xây dựng môi trường GDKLTC trong trường học
Thảo luận nhóm :
Nhóm 1,2: Nêu các cách để xây dựng sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa học sinh, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài trường?
Nhóm 3,4: Nêu các cách để xây dựng nội quy trường học?
Nhóm 5,6: Nêu các cách để xây dựng môi trường học thân thiện?
Chuyển nội dung thảo luận theo vòng tròn
 Bổ sung thông tin cho nhóm bạn
Kết luận:
Cách xây dựng môi trường GDKL tích cực
Xây dựng sự hiểu biết, gắn kết và hợp tác giữa HS với GV và các lực lượng giáo dục khác ở trong và ngoài nhà trường: Cần tổ chức nhiều hình thức hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng phong phú đa dạng, với sự tham gia của HS, GV, PHHS, chính quyền địa phương và cộng đồng
Xây dựng nội qui trường học: Cần có sự tham gia của học sinh/đại diện HS, đồng thời cần thông báo tới PHHS
Xây dựng MTTT: Tạo ra môi trường học tập an toàn, gần gũi, yêu thương, tôn trọng và không phân biệt đối xử với tất cả các HS, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa NT với PHHS, ban giám hiệu cũng cần có cách quản lý thân thiện, tạo không khí làm việc đầy tình thân ái.
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoạt động GDKLTC trong trường học

Nhiệm vụ:
Làm việc nhóm, nghiên cứu tài liệu (phụ lục 6.1) trả lời các câu hỏi:
- Có mấy nhóm biện pháp?
- Trong mỗi nhóm, gợi ý những biện pháp cụ thể nào? Hình thức tổ chức ra sao?

+ Xây dựng trường học:
Xây dựng trường học theo định hướng tập thể
Xây dựng nội quy trường học
Xây dựng môi trường học tập thân thiện
+ Mạng lưới trợ giúp:
Nhóm giáo viên trợ giúp nhau
Nhóm trợ giúp từ cộng đồng
Câu lạc bộ “ những người bạn”
+ Tổ chức các hoạt động gắn kết:
Tổ chức các hoạt động vui chơi
Xác định các hình thức khen thưởng và xử phạt
Tổ chức các buổi sinh hoạt dành cho HS
Tổ chức các buổi sinh hoạt chung để giải quyết vấn đề
Hộp thư “ Điều em muốn nói”
Thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh
Hoạt động đánh giá rút kinh nghiệm


BÀI 7
TỔNG KẾT VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN
Hoạt động 1:Hệ thống bài
- Thảo luận Nhóm :
+Vẽ hoặc sử dụng sơ đồ để hệ thống lại những nội dung đã được tập huấn.
+Thời gian thực hiện (10 phút)
Kết luận:

- Hoạt động trên giúp cho chúng ta nhớ lại nội dung các bài đã học. Đây là hoạt động cần thiết để hệ thống lại nội dung đã học đồng thời tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục cho hoạt động xây dựng kế hoạch tập huấn tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP HUẤN

Khi xây dựng KH tập huấn cần đảm bảo các mục sau :
Mục tiêu
Nội dung
Tài liệu, phương tiện
Kế hoạch cụ thể (theo mẫu sau)


* Kết luận:
- Kế hoạch sẽ giúp chúng ta hình dung những hoạt động cụ thể cần thực hiện. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, thời gian, cơ sở vật chất, điều kiện… của từng trường mà chúng ta xây dựng kế hoạch tập huấn phù hợp.
HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ KHÓA TẬP HUẤN

– Đối chiếu với mục tiêu của khóa tập huấn, anh (chị) hãy nêu những điểm đã đạt được hoặc chưa đạt được. Phân tích tại sao?

MỤC TIÊU CỦA KHÓA TẬP HUẤN:
Hiểu rõ những nội dung cơ bản về việc đổi mới PP quản lý lớp học bằng các biện pháp GDKL tích cực.
Áp dụng các biện pháp GDKL tích cực để giáo dục HS trong lớp học, trường học, gia đình và cộng đồng.
Tập huấn lại cho đồng nghiệp về việc đổi mới PPQL lớp học bằng các biện pháp GDKL tích cực
*Kết luận:

- Qua việc tự đánh giá khóa tập huấn giúp cho chúng ta nhìn nhận lại toàn bộ nội dung khóa học, từ đó phát huy những điểm mạnh, điểm thành công và thay đổi những điểm cần điều chỉnh trong KH hành động tiếp theo.
CHÚC CÁC THẦY, CÔ SỨC KHỎE VÀ ÁP DỤNG TỐT CÁC BIỆN PHÁP GDKLTC TRONG CÔNG VIỆC HẰNG NGÀY CỦA MÌNH


XIN CẢM ƠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Công
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)