Ktra1tiet

Chia sẻ bởi Lê Thúy Nga | Ngày 26/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: ktra1tiet thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Sở GD và ĐT Tiền Giang CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - Năm học: 2008 - 2009
Môn: SINH HỌC - LỚP: 11 Cơ bản
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Học sinh trả lời 5 câu hỏi sau đây:

Câu 1: (2,0 điểm)
1.1. Độ mở của khí khổng được điều tiết chủ yếu bởi tác nhân nào?
1.2. Trình bày cơ chế đóng - mở khí khổng bởi tác nhân ấy (không yêu cầu vẽ hình).

Câu 2: (2,0 điểm)
Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh.

Câu 3: (1,0 điểm)
Ở động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày có vai trò gì đối với sự tiêu hoá thức ăn?

Câu 4: (2,0 điểm)
Sự trao đổi khí ở chim với môi trường xung quanh được thực hiện như thế nào?

Câu 5: (3,0 điểm)
5.1. Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú thuộc hệ tuần hoàn nào?
5.2. Vẽ sơ đồ hệ tuần hoàn của thú và nêu đường đi của máu trong hệ tuần hoàn đó?

-------HẾT-------
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I - Năm học: 2008 -2009
Môn: SINH HỌC - LỚP 11 Cơ bản
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2,0 điểm)
1.1. Tác nhân điều tiết chủ yếu (0,5): Hàm lượng nước.
1.2. Cơ chế đóng - mở khí khổng (1,5):
+ (0,75) Mở: Khi no nước, vách mỏng (ngoài) của khí khổng căng ra làm vách dày (trong) căng theo ( (khe) khí khổng mở.
+ (0,75) Đóng: Khi mất nước, vách mỏng hết căng làm vách dày duỗi thẳng ( (khe) khí khổng đóng lại.
Câu 2: (2,0 điểm)
Thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp: gồm
* Diệp lục (chlorophyl)
- Diệp lục a (nằm trong trung tâm phản ứng) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng hóa học trong ATP và NADPH. (0,5)
- Diệp lục b: có chức năng truyền năng lượng ánh sáng cho diệp lục a. (0,5)
* Carôtenôit: gồm carôten và xantôphyl (sắc tố đỏ, da cam, vàng) có chức năng hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm phản ứng (0,5)/ theo sơ đồ: carôtenôit ( diệp lục b ( diệp lục a ( diệp lục a ở trung tâm phản ứng. (0,5)
Câu 3: (1,0 điểm)
Vai trò của vi sinh vật cộng sinh đối với động vật nhai lại:
- Tiết ra enzim xenlulaza tiêu hóa xenlulôzơ. (0,5)
- Là nguồn cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật nhai lại. (0,5)
Câu 4: (2,0 điểm)
Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở chim:
- Chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí.
- Phổi chim cấu tạo từ hệ thống ống khí. Bao quanh các ống khí là hệ thống mao mạch dày đặc.
- Hệ thống túi khí giúp cho không khí lưu thông qua phổi. Phổi luôn giàu O2 cả khi hít vào và thở ra.
- Phổi chim không thay đổi thể tích khi hít vào và thở ra. Vì vậy, chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.
Mỗi ý 0,5 điểm.
Câu 5: (3,0 điểm)
5.1. Hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú thuộc: (0,5) hệ tuần hoàn kín.
5.2. Sơ đồ hệ tuần hoàn (1,0) như hình 17.5 SGK trang 74.
* Yêu cầu sơ đồ:
- Chú thích hệ tuần hoàn gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
- Máu lưu thông liên tục trong mạch kín.
- Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn:(1,5)
- Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín (từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim).
- Máu và tế bào trao đổi chất qua thành mao mạch.
- Hệ tuần hoàn có máu chảy trong mạch kín
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thúy Nga
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)