KTHK I Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Đỗ Quyên | Ngày 18/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: KTHK I Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

trường thcs cao minh Ngày..... tháng..... năm.....
Họ và tên:......................................
Lớp:.........
bài kiểm tra học kỳ I
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 90’

Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo








Phần I. Trắc nghiệm( 5 điểm)
Đọc kỹ đoạn văn sau và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
“ Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy,khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời”.
( Ngữ văn 7, tập 1)
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả C. Tự sự
B. Biểu cảm D. Nghị luận
2. Tác giả của đoạn văn là ai?
A. Hồ Chí Minh C. Xuân Quỳnh
B. Thạch Lam D. Nguyễn Tuân
3. Nội dung củ đoạn văn trên là gì?
A. Sự hình thành hạt cốm từ những tinh tuý của thiên nhiên.
B. Ca ngợi giá trị của cốm.
C. Bàn về sự thưởng thức cốm.
D. Cảm nghĩ chung của tác giả về cốm.
4. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng mấy từ láy?
A. Một C. Ba
B.Hai D.Bốn
5. Trong câu: “ ... một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, từ “thanh nhã” có nghĩa là gì?
A.Trong sạch và cao thượng
B.Nhã nhặn lịch thiệp
C.Ung dung rỗi rãi
D.Thanh cao và nhã nhặn
6.Trong các từ sau đây từ nào đồng nghĩa với từ tinh khiết?
A. Tinh xảo C. Trắng trong
B. Trong sạch D. Sạch sẽ
7. Trong đoạn văn trên có sử dụng đại từ ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số ít
B. Ngôi thứ hai số nhiều D. Ngôi thứ hai số ít
8.Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?
A. Nhà rách vách nát
B. ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa
C. Lanh chanh như hành không muối
D. ngồi đáy giếng
9. Dòng nào dưới đây diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao, dân ca?
A. Đó là những tác phẩm văn học truyền miệng.
B. Đó là những bài thơ được truyền tụng từ xưa đến nay.
C. Đó là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian.
D. Đó là những bản nhạc do nhân dân lao động sáng tạo nên.
10. Nhận xét nào đúng với bài thơ “ Qua Đ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)