KT VĂN11CB-HK1-2011-2012-S1

Chia sẻ bởi Mười Hai T Tvqn | Ngày 26/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: KT VĂN11CB-HK1-2011-2012-S1 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
ĐỀ THI HỌC KÌ I (2011 - 2012)
Môn : Ngữ văn - Khối 11 (Cơ bản)
Thời gian:90’ (không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 001

I- TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
Câu 1: từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử
dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để . . . thấu đáo lời nói.
A. Học hỏi. B. Tham khảo.
C. Tìm hiểu. D. Lĩnh hội.
Câu 2: Ngôn ngữ báo chí không có đặc trưng nào sau đây:
A. Tính đa nghĩa. B. Tính thông tin thời sự.
C. Tính sinh động, hấp dẫn. D. Tính ngắn gọn.
Câu 3: Con người Nam Cao không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sống mạnh mẽ, sôi nổi. B. Có một đời sống nội tâm phong phú.
C. Thường nghiêm khắc đấu tranh với chính mình, vươn tới một cuộc sống tốt đẹp.
D. Gắn bó sâu nặng với quê hương và những con người nghèo khổ.
Câu 4: Ý thức về hiện tại, dự cảm về tương lai, Chí Phèo sợ nhất điều gì?
A. Tuổi già. B. Đói rét. C. Ốm đau. D. Cô độc.
Câu 5: Tác giả nào được suy tôn là ông vua phóng sự đất Bắc?
A. Hồ Biểu Chánh. B. Ngô Tất Tố.
C. Vũ Trọng Phụng. D. Nguyễn Công Hoan.
Câu 6: Thái độ của nhà văn thể hiện qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” là thái độ gì?
A. Cảm thương cho người quá cố. B. Băn khoăn về sự tha hóa của con người.
C. Mỉa mai nhẹ nhàng mà sâu cay đám con cháu bất hiếu.
D. Phê phán quyết liệt cái xã hội thượng lưu đương thời bất nhân, giả dối, lố lăng và đồi bại.
Câu 7: Tác giả Nguyễn Tuân đã dựa vào nguyên mẫu nào để xây dựng nhân vật Huấn Cao trong truyện
“Chữ người tử tù”?
A. Nguyễn Công Trứ. B. Cao Bá Quát. C. Nguyễn Huệ. D. Nguyễn Trãi.
Câu 8: Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” được tác giả Tuân gọi là gì?
A. Cảnh tượng xưa nay chưa từng có. B. Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy.
C. Cảnh tượng xưa nay hiếm. D. Cảnh tượng chưa từng có.
Câu 9: Trong “Chiếu cầu hiền”, vua Quang Trung “cầu hiền” nhằm mục đích gì?
A. Xoa dịu mâu thuẫn giữa những bề tôi cũ của triều đình Lê – Trịnh với Tây Sơn.
B. Thuyết phục người tài phục vụ cho triều đại mới, góp sức xây dựng đất nước.
C. Tăng thêm thế lực cho triều đại Tây Sơn.
D. Huy động sức mạnh nhân dân để đối đầu với họa ngoại xâm.
Câu 10: Hình ảnh nào trong bài thơ “Câu cá mùa thu” không gợi được nét riêng của mùa thu?
A. Nước ao trong veo. B. Chiếc thuyền câu nhỏ.
C. Mặt ao xanh biếc khẽ gợn sóng. D. Lá vàng khẽ đưa trong gió.
Câu 11: “Hai đứa trẻ” được in trong tập truyện nào nhà văn Thạch Lam?
A. Gió đầu mùa. B. Nắng trong vườn.
C. Sợi tóc. D. Hà Nội ba sáu phố phường.
Câu 12: Hình ảnh bãi cát dài trong bài thơ “Sa hành đoản ca” biểu tượng cho điều gì?
A. Sự vô cùng của thiên nhiên. B. Khát vọng của con người.
C. Con đường công danh khoa cử. D. Sự vô nghĩa của đời người.
II- TỰ LUẬN: (7 điểm) Cảnh cho chữ (“Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân) được coi là “một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có”. Ý kiến của anh (chị) như thế nào?
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
ĐỀ THI HỌC KÌ I (2011 - 2012)
Môn :Ngữ văn-Khối 11 (Cơ bản)
Thời gian:90’ (không kể thời gian phát đề)
Mã đề: 002

I- TRẮC NGHIỆM: (3điểm)
Câu 1: Ngôn ngữ báo chí không có đặc trưng nào sau đây:
A. Tính đa nghĩa. B. Tính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mười Hai T Tvqn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)