Kt trồng cây xà lách

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Nghị | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: kt trồng cây xà lách thuộc Sinh học

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC – LỚP TC07NH
MÔN HỌC: CÂY RAU
SEMINAR CHUYÊN ĐỀ:

ĐIỀU TRA
KỸ THUẬT TRỒNG RAU XÀ LÁCH
GIẢNG VIÊN: NHÓM SV THỰC HIỆN:
ThS – Phạm Hữu Nguyên Trần Trọng Long
Nguyễn Hoàng Phi Tuấn
Nguyễn Minh Nghị
Phạm Văn Hải
Nội Dung
I/ Giới thiệu
II/ Kỹ thuật canh tác
III/ Hiệu quả kinh tế
IV/ Kết Luận
I/Giới Thiệu
1/Tổng quan vùng điều tra
Đức tài là một trong những xã có diện tích trồng rau lớn trong huyện Đức Linh – tỉnh Bình Thuận với các chủng loại rau ăn lá như: Cải ngọt, xà lách, rau dền, rau muống …
Phương thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình có diện tích đất vườn, có nguồn nước tưới trong mùa khô thuận lợi.
Sản phẩm sau thu họach được tiêu thụ tại chỗ (trong huyện) 60%, vùng lân cận 40%.
I/Giới Thiệu
2/Đặc điểm nông hộ:
Bình quân nhân khẩu trong hộ 5 người, trong đó lao động trực tiếp sản xuất rau là 2 người.
Diện tích đất trồng rau trung bình từ 700m2 – 1200m2.
Lọai đất trồng rau: đất thịt pha cát.
Cơ cấu sản xuất rau trong 3 vụ gần nhất: cải ngọt, rau muống, xà lách
II/ Kỹ thuật canh tác
1/Chuẩn bị đất trồng:

Sau khi thu họach vụ rau truớc, dọn sạch tàn dư, cỏ dại (không sử dụng thuốc diệt cỏ), dùng cuốc xới đảo lớp đất mặt xuống dưới, phơi ải 2 – 3 ngày.
Lên luống bằng, cao từ 2 - 5 cm, rộng từ 1 - 1,2m, độ dài luống tùy vào mảnh đất canh tác của từng nông hộ (thường khoảng 25 – 30 m).
Đất sau khi thu hoạch
Đất được xới ải
Đất được xới ải
Dụng cụ làm đất
Đất dược làm kỹ trước khi gieo hạt
II/ Kỹ thuật canh tác
2/Giống và thời vụ trồng:
Sử dụng giống địa phương tự để giống vì chất lượng tốt người tiêu dùng ưa chuộng lọai này.
Cây xà lách lấy hạt từ 90 – 100 ngày là cho thu hoạch.
Xà lách có thể trồng quanh năm nếu có điều kiện làm giàn che mưa, thời vụ trồng chính từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau là cho năng suất cao nhất.
Xà lách để lại làm giống
II/ Kỹ thuật canh tác
3/Gieo trồng
Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ kiến.
Gieo hạt trên liếp, sau khi rải hạt cần được phủ 1 lớp đất mỏng, sau đó phủ 1 lớp rơm mỏng hoặc lưới mỏng và tưới đủ ẩm. (vì hạt giống nhỏ nên cần trộn hạt cát mịn hoặc tro trấu để gieo nhằm phân bố hạt cho đều) Lượng hạt giống gieo cho 1.000 m2 khoảng 50 gram.
Thuốc trừ kiến
Cây xà lách con được 5 ngày sau khi gieo
Cây con được 18 – 22 ngày tuổi (có từ 4- 5 lá thật) chuyển cây con ra trồng.
II/ Kỹ thuật canh tác
4/Khoảng cách trồng
Mật độ cấy 12 x 15 cm.

Cây con mới cấy dùng lưới để che
Che lưới từ 3 – 4 ngày cây hồi xanh có thể mở lưới ra
Xà lách được 8 ngày sau cấy
II/ Kỹ thuật canh tác
5/ Nước và chế độ tưới
Sử dụng nguồn nước giếng đào
Một ngày tưới từ 4 – 5 lần (tưới bằng máy bơm, dùng vòi sen để tưới) tùy vào nhiệt độ môi trường. Mỗi lần tưới chỉ tưới phun mưa cho ướt lá là đủ, không tưới quá nhiều.
Có nhiều lứa rau được cấy trên diện tích canh tác
II/ Kỹ thuật canh tác
6/ Phân bón
Chỉ có một trong số 3 nông hộ được điều tra sử dụng phân hữu cơ để bón lót (Phân chuồng hoai mục trộn với tro rơm rạ)
Phân vô cơ: (cả 3 nông hộ đều áp dụng cho 3 lần bón)
Lần 1: Tưới vào lúc cây được 7 ngày sau cấy, hòa loãng ure (200 - 250 gram cho 1 phuy 200 lít nước; tưới 5 - 6 phuy / 1.000 m2)
Lần 2: Tưới vào lúc cây được 12 - 14 ngày sau cấy, ngâm NPK 20 – 10 – 10 (0,5 – 1 kg cho phuy 200 lít, tưới 7 – 8 phuy / 1.000 m2).
Lần 3: Tưới trước thu họach từ 5 – 7 ngày, (khoảng 300 - 350 gram ure cho 1 phuy 200 lít nước; tưới 7 – 8 phuy / 1.000 m2).
Phân chuồng hoai trộn với tro rơm rạ
II/ Kỹ thuật canh tác
7/ Tình hình sâu bệnh hại
Đối với cây xà lách trong điều kiện mùa nắng thì ít sâu bệnh hại nhưng cần chú ý như: Sâu xanh, bệnh thối nhũng, lỡ cổ rễ…
II/ Kỹ thuật canh tác
8/Sử dụng thuốc BVTV
Chỉ sử dụng thuốc BVTV khi có sâu bệnh hại;
Mua thuốc BVTV theo kinh nghiệm (sâu xanh dùng thuốc trừ sâu Abamec 1.8 EC, Thối nhũng dùng thuốc gốc đồng như: COC 85 WP, Kocide 53,8 DF, lở cổ rễ dùng Validacin 5 DD)
Phun thuốc không sử dụng bảo hộ lao động;
Phun thuốc cách ly theo hướng dẫn trên bao bì.
II/ Kỹ thuật canh tác
9/ Thu hoạch và tiêu thụ
Thu hoạch vào lúc sáng sớm.
Rau được rửa bằng nước giếng
Bán cho thương lái tiêu thụ tại địa phương
Các hộ trồng rau thường cấy 2 - 3 loại rau, trong vườn luôn phải có rau ở các độ tuổi khác nhau, để khi bán hết luống này thì luống khác đến ngày thu hoạch
.
Rau xà lách chuẩn bị thu hoạch
III/ Hiệu Quả Kinh Tế
VI / Kết Luận
Nông dân trồng rau với mô hình tự phát, nhỏ lẻ hiệu quả kinh tế chưa cao.
Người nông dân trồng rau chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa được tiếp cận với các tiến bộ KHKT.
Trong sản xuất, việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV không tuân thủ theo các quy trình kỹ thuật an toàn nên khả năng hàm lượng Nitrat, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau vượt quá ngưỡng cho phép là điều không tránh khỏi.
Việc thu hoạch, sơ chế và vận chuyển đến nơi tiêu thụ chưa được chú trọng nên khả năng lây nhiễm các vi sinh vật như Sanmonella, Ecoli… gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh Nghị
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)