KT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN

Chia sẻ bởi La Thu | Ngày 27/04/2019 | 114

Chia sẻ tài liệu: KT TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH TƯ VẤN thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chúc quý Thầy Cô
ngày mới
vui vẻ bên đồng nghiệp.
HOẠT ĐỘNG NHÓM (5 phút)
Nội dung:
Quý Thầy Cô hãy chia sẻ một tình huống
tư vấn thành công trong công tác chủ nhiệm.

Nhóm:
Nhóm:

Chuyên đề 5



TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH
TƯ VẤN HỌC ĐƯỜNG
Kĩ thuật
TƯ VẤN CÁ NHÂN
Khái niệm:
TV cá nhân là hình thức tư vấn trong đó GVCN hỗ trợ, giúp đỡ cho HS những điều HS cần tư vấn về vấn đề của các em.
Mục đích, yêu cầu TVCN
Giúp HS tự nhận thức
được vấn đề
Tạo tình huống để HS
suy nghĩ, trải nghiệm
Giúp các em
tự ra quyết định
Hỗ trợ HS suy nghĩ và tìm
biện pháp thay đổi bản thân
Mô hình Tư vấn 5 giai đoạn
Thiết lập mối quan hệ
Tập hợp thông tin, xác định vấn đề

Hỗ trợ HS xác định đúng định hướng
Tìm kiếm, xây dựng biện pháp thay thế
Lập KH thực hiện
1
2
3
4
5
QUY TRÌNH TVCN

Bước 1: thiết lập quan hệ giữa GVCN-HS
Bước 2: tập hợp thông tin, xác định vấn đề
Bước 3: GVCN cùng HS đánh giá vấn đề
Bước 4: giúp HS xác định mục đích sống
Bước 5: tìm kiếm các biệp pháp thay thế
Bước 6: lập kế hoạch thực hiện
Bước 7: hoàn thiện hồ sơ
Bước 1: thiết lập quan hệ giữa GVCN-HS
Mục tiêu:
Xây dựng được mối quan hệ tin cậy để HS chia sẻ
Giúp HS có những suy nghĩ, cảm nhận tích cực về bản thân
Thuyết phục HS chấp nhận những chia sẻ có ích cho bản thân

Kĩ thuật:
Chấp nhận HS như vốn có, không lên án, chê trách, không đồng thuận với các em
Vận dụng các kĩ năng giao tiếp
Bước 2: tập hợp thông tin, xác định vấn đề
Mục tiêu:
Thu thập đầy đủ thông tin về HS thông qua giao tiếp, lí lịch…
Khai thác các sự kiện ảnh hưởng nhiều đến HS → khai thác cảm xúc của HS trước những sự kiện đó
Giúp HS nhận thức được vấn đề
Kĩ thuật:
Lắng nghe tích cực (GVCN nói ít)
Diễn đạt lại, tóm tắt, gọi tên cảm xúc…
Đặt câu hỏi
Thầy, Cô thử đặt câu hỏi gợi mở cho tâm sự sau: “Cô giáo chửi em đồ ngu”
Câu hỏi gợi mở
Tại sao cô giáo nói với em như thế?
Tâm trạng em thế nào khi lắng nghe điều đó?
Điều gì trong cuộc sống làm ảnh hưởng nhiều đến việc học của em?
Câu hỏi đóng
Em thấy mình có thông minh không?
Em có giận cô giáo không?

Gia đình em sống hạnh phúc không?


Bước 3: cùng HS đánh giá vấn đề
Mục tiêu:
GVCN hỗ trợ HS đánh giá vấn đề:Vấn đề gì? mức độ? ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi, những người xung quanh ra sao?
Kĩ thuật
GVCN chỉ hỗ trợ HS nhận thức, không đánh giá vấn đề thay các em.
Đặt câu hỏi
Bước 4: giúp HS xác định mục đích sống
Mục tiêu:
Để HS tự nói ra những mục tiêu, mong muốn của mình
HS nêu những cách giải quyết để thực hiện các mục tiêu trên
Để HS liên hệ mục tiêu với khả năng thực tế, những cách xử lí của HS, hậu quả của nó
Dẫn dắt để HS tự điều chỉnh những mục tiêu, mong muốn chưa phù hợp
Kĩ thuật:
Sử dụng câu hỏi, tình huống giả định
Mục tiêu:
Tóm tắt lại những mục tiêu, mong muốn của HS
Gợi mở để HS tự giải quyết vấn đề theo hướng tích cực→ biến thành ý tưởng của các em.

Kĩ thuật:
Đặt câu hỏi (có thể bảng câu hỏi cho HS viết ra)
Chia nhỏ vấn đề để giúp HS giải quyết từng vấn đề
Động viên, khích lệ HS suy nghĩ.
Bước 5: tìm kiếm các biện pháp thay thế
Bước 6: lập KH thực hiện
Mục tiêu:
Quan sát, ghi nhận sự thay đổi ở HS
Đánh giá hiệu quả của quá trình tư vấn


Kĩ thuật:
Khen ngợi khi HS có tiến bộ dù là nhỏ nhất.
Bước 7: hoàn thiện hồ sơ
Lưu những thông tin có liên quan đến HS, lưu ý những tiến bộ ở các em.
B1:
B2: Gia đình em có mấy anh chị em? Gia đình sống bằng nghề gì? Sau giờ tan học em thường về nhà lúc mấy giờ? Mỗi ngày đi học em xài bao nhiêu tiền? Em sử dụng tiền vào những việc gì? Mỗi ngày em được Ba Mẹ cho bao nhiêu?...
B3: Những lúc không đủ tiền xài em làm gì? Mượn bao nhiêu lần trong tuần? Mỗi lần bao nhiêu? Khi bạn đưa tiền cho em bạn có vui không? Vì sao bạn không vui mà vẫn đưa cho em?...
B4: Nếu em là bạn, em sẽ có cảm giác như thế nào? Phải thường xuyên đưa tiền cho bạn như thế có ảnh hưởng gì đến em và những người thân của em không?
B5: Vậy em nghĩ mình phải làm gì? Em sẽ cư xử thế nào với bạn? Em làm thế nào để đủ tiền xài trong 1 ngày? Những việc nào cần thiết phải xài tiền?...
Những ưu điểm
của quá trình TVCN
KĨ THUẬT TỔ CHỨC
QUÁ TRÌNH TƯ VẤN NHÓM
Khái niệm:
TVN là hình thức tổ chức TV trong đó đối tượng cần TV là một nhóm người có cùng chung một vấn đề cần TV được tổ chức thành nhóm
Ưu điểm của TVN
Có sự tương tác đa chiều giữa các thành viên trong NTV
Có bầu không khí tích cực trong NTV
Nâng cao năng suất làm việc của NTV
Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi HS trung học (85% ảnh hưởng đầu đời của lứa tuổi HS trung học là tác động của bạn bè)
Giúp HS cảm thấy được chia sẻ, được thừa nhận, có giá trị
Khi nào nên sử dụng TVN?
Khi muốn đánh giá thái độ và tính cách của HS thông qua ứng xử với nhau
Khi HS cần vượt qua khó khăn, hoặc đưa ra quyết định
Khi HS đối mặt với những cảm xúc tiêu cực nặng nề
Bước 1: Thành lập nhóm TV

Quy mô nhóm từ 6-8, tối đa 12 thành viên
Duy trì số lượng thành viên nhóm trong suốt quá trình TV
Với HS trung học, thành viên nhóm nên là những HS cùng giới
GV cử nhóm trưởng hoặc đưa ra các tiêu chí để HS bầu theo yêu cầu của GV
Bước 2: thiết lập quy tắc làm việc với nhóm TV
HS tự đưa ra nội quy cho nhóm TV
Cần có cam kết các thành viên tham gia đầy đủ các buổi TVN
Thống nhất cách thức làm việc giữa các thành viên, quy tắc bảo mật
Bước 3: thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm
Hoạt động khởi động
Tự giới thiệu các thành viên
Khuyến khích sự thể hiện tích cực của các thành viên
Sử dụng trò chơi để lôi cuốn các thành viên
Chú ý kiểm soát nhóm
Sử dụng kĩ năng kết nối
Cần phản ánh và ghi nhận kịp thời những biến đổi trong nhóm
Bước 4: thu thập thông tin, đánh giá vấn đề
Khuyến khích HS nói lên vấn đề
Khích lệ HS trong nhóm chia sẻ, khám phá, phát hiện
Chú ý sự phản hồi
Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của nhóm
Bước 5: xác định mục tiêu, mong muốn của nhóm
Khích lệ các thành viên hỗ trợ nhau vượt qua vấn đề cá nhân
Giúp HS thấy ý nghĩa của hợp tác và hỗ trợ, Hỗ trợ các thành viên trong nhóm ra quyết định
Hình thành những kĩ năng xã hội, những cách xử sự mới, hình thành cách giao tiếp thích ứng trong nhóm
Bước 6: Tổ chức hoạt động chia sẻ, tranh luận; kiểm soát, quản lí các mối quan hệ trong nhóm
Bước 7: Tìm những biện pháp mới
Nhóm đưa ra nhiều biện pháp, cách thức mới, mỗi cá nhân lựa chọn cách thức phù hợp
Động viên HS thay đổi hành vi
Bước 8: Tổng kết nhóm
Bước 9: Hoàn thiện hồ sơ TVN
Bước 6: Tổ chức hoạt động chia sẻ, tranh luận; kiểm soát, quản lí các mối quan hệ trong nhóm
XIN CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ
ĐÃ CÙNG CHIA SẺ, HỖ TRỢ
CHÚC QUÝ THẦY CÔ
MẠNH KHỎE, CÔNG TÁC TỐT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: La Thu
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)