KT NGU VAN 6 TIET 29
Chia sẻ bởi Trần Thảo Nhi |
Ngày 17/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: KT NGU VAN 6 TIET 29 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Tiết: 29 BÀI KIỂM TRA VĂN – Tiết 29
Thời gian : 45 phút
N Ngày : .. . . tháng 9 năm 2012
ĐIỂM :
LỜI PHÊ CỦA CÔ GIÁO
ĐỀ :
I/ Trắc nghiệm : (3 điểm)Chọn 1 đáp án trả lời đúng nhất cho mỗi câu rồi ghi chữ cái A,B,C hoặc D vào phiếu bài làm trắc nghiệm (mỗi câu đúng: 0,25 điểm )
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hai trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.
( Ngữ Văn 6 – Tập 1)
1) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A.Con Rồng cháu Tiên B.Sơn Tinh, Thủy Tinh. C.Thánh Gióng D. Sự tích Hồ Gươm.
2) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A.Miêu tả. B. Tự sự. C.Nghị luận. D. Hành chính.
3) Truyện “Thánh Gióng” thuộc đời Hùng Vương thứ mấy ?
A.Thứ nhất. B.Thứ mười sáu. C. Thứ sáu D. Thứ mười sáu.
4) Trong truyện “Sơn Tinh – Thủy Tinh” nhân vật có tài vẫy tay về phía đông, phía đông nỗi cồn bãi là ai?
A. Hùng Vương. B. Mị Nương. C. Sơn Tinh. D. Thủy Tinh.
5) Truyền thuyết nào giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước vọng của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai?
A. “Sơn Tinh -Thủy Tinh” B. “Thánh Gióng” . C.“Bánh chưng-Bánh giày” D. “Sự tích Hồ Gươm”
6) Loại truyện dân gian nào kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện nhân vật lịch sử?
A. Thần thoại. B. Cổ tích. C. Ngụ ngôn. D. Truyền thuyết.
7) Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
A.Nhân vật dũng sĩ B. Nhân vật bất hạnh
C. Nhân vật thông minh D. Nhân vật là động vật
8) Hình ảnh “niêu cơm” của Thạch Sanh có ý nghĩa gì?
A. Ngợi ca báu vật của Thạch Sanh.
. B. Ngợi ca chiến công của Thạch Sanh.
C. Lòng nhân đạo và khát vọng chung sống hòa bình của nhân dân ta.
9) Nhân vật chính trong truyện “Em bé thông minh” là ai?
A. Viên quan. B. Em bé. C. Hai cha con. D. Nhà vua.
10). Sự mưu trí, thông minh của em bé (truyện “Em bé thông minh”) được thử thách qua mấy lần?
A. 4 lần . B. 6 lần . C. 5 lần . D. 7 lần .
11) Em bé (truyện “Em bé thông minh”) đã không giải đố bằng cách nào?
A. Dựa vào kiến thức đời sống thực tiễn
B. Đố lại người ra câu đố
C.Dựa vào kiến thức sách vở.
D. Dựa vào bản lĩnh
12)Tại sao em bé thông minh (truyện “Em bé thông minh”) được hưởng vinh quang?
A. Nhờ có vua yêu thương..
B. Nhờ sự giúp đỡ của ông tiên.
C. Nhờ may mắn và tinh ranh
D.Nhờ thông minh, hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.
II.Phần tự luận: ( 7 điểm )
13)Thế nào là truyện cổ tích? Cho ví dụ minh họa (3 điểm)
14)Chi tiết tiếng đàn, niêu cơm trong truyện “Thạch Sanh” có ý nghĩa gì? (2 điểm)
15)Viết đoạn văn (5-7 câu) giới thiệu một nhân vật mà em thích trong truyện truyền thuyết (Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ;Thánh Gióng) mà em đã học . (2 điểm)
Bài làm phần tự luận:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thảo Nhi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)