KT HK1

Chia sẻ bởi Dương Thị Hà | Ngày 18/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: KT HK1 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT LONG BIÊN
TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2010-2011
MÔN: Sinh LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày kiểm tra: 20/12/2010


I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Kể tên các loại thân biến dạng, lấy ví dụ? Nêu chức năng của các loại thân đó đối với cây
Câu 2. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm
Câu 3. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì người ta phải cất giữ thế nào? 1đ
Câu 4. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn? 1đ
II. THỰC HÀNH
Câu 5. Có các dụng cụ thí nghiệm gồm (1 cốc thủy tinh lớn, 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 hộp diêm, 1 que đóm, 1 tấm kính và 1 túi giấy đen) Em hãy trình bày cách thiết kế thí nghiệm và cách thử kết quả như thế nào để biết được khi không có ánh sáng cây lấy khí oxi của không khí? 3đ













BAN GIÁM HIỆU



Võ Hương Lam
NHÓM TRƯỞNG



Đỗ Minh Phượng
NGƯỜI RA ĐỀ



Đỗ Thị Ninh



TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG


NỘI DUNG ÔN THI HỌC KÌ I LỚP 6
Năm học 2010-2011
Câu 1. Phân biệt rễ cọc và rễ chùm
Câu 2. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn
Câu 3. Kể tên các loại thân biến dạng, lấy ví dụ. Nêu chức năng của các loại thân đó đối với cây
Câu 4. Có các dụng cụ thí nghiệm gồm (1 cốc thủy tinh lớn, 1 cây trồng trong cốc nhỏ, 1 hộp diêm, 1 tấm kính và 1 túi giấy đen) Em hãy trình bày cách thiết kế thí nghiệm và cách thử kết quả như thế nào để biết được khi không có ánh sáng cây lấy khí oxi của không khí?
Câu 5. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì người ta phải cất giữ thế nào
Câu 6. Quang hợp, hô hấp là gì? Viết phương trình quang hợp và phương trình hô hấp của thực vật.















MA TRẬN ĐỀ
Các nội dung
Các mức độ cần đạt
Tổng


Nhận biêt
Hiểu
Vận dụng



LT
TH
LT
TH
LT
TH


Rễ


2



2

Thân
3





3

Lá


1


3
4

Sinh sản sinh dưỡng




1

1

Tổng số câu
1

2

1
1
10đ



ĐÁP ÁN ĐỀ
Câu 1. 3đ
Tên thân biến dạng
Chức năng với cây
Ví dụ

Thân củ
Dự trữ chất dinh dưỡng
Su hào, khoai tây...

Thân rễ
Dự trữ chất dinh dưỡng
Củ dong ta, củ gừng...

Thân mọng nước
Dự trữ nước, quang hợp
Xương rồng...


Câu 2. 2đ

Rễ cọc
Rế chùm

- Có rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và nhiều rễ con mọc xiên. Từ các rễ con lại mọc ra nhiều rễ bé hơn nữa
- Gồm nhiều rễ con, dài gần bằng nhau, thường mọc tỏa ra từ gốc chân thành một chùm


Câu 3. 1đ
Củ khoai khi để vào chỗ ẩm sẽ nảy mầm, muốn khoai không mọc mầm phải trồng ở nơi khô ráo
Câu 4 1đ
Một số loài xương rồng sống ở nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm sự thoát hơi nước, giúp cây có thể thích nghi và tồn tại được trong điều kiện khô hạn
Câu 5. 3đ
* thiết kế thí nghiệm 1,5đ
- Đặt cốc có cây trồng vào cốc thủy tinh lớn
- Đậy tấm kính lên
- Dùng túi giấy đen trùm kín
* Thử kết quả 1đ
Sau khoảng 4 giờ
- Dùng diêm châm que đóm
- Hé tấm kính đưa que đóm cháy còn tàn đỏ vào trong cốc lớn => que đóm tắt
* Kết luận 0,5đ
- Khi không có ánh sáng cây lấy oxi của không khí

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)