KT GIỮA HK1 - SỬ 12 - 2014-2015

Chia sẻ bởi Cao Thị Kim Sa | Ngày 26/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: KT GIỮA HK1 - SỬ 12 - 2014-2015 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN LỊCH SỬ 12


Đề 1:
Câu 1: Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925? Hãy cho biết công lao to lớn nhất của Người đối với dân tôc Việt Nam?
Câu 2: So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939?
Đề 2 :
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
Câu 2: So sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 với Luận cương tháng 10/1930?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN LỊCH SỬ 12

Đề 1:
Câu1: Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925? Hãy cho biết công lao to lớn nhất của Người đối với dân tôc VN?
a) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1925):
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp.
Tháng 6 năm 1919 với tên mới Nguyễn Ái Quốc, Người gửi tới Hội nghi Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam.
Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin từ đó Người quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga- khẳng định con đường cứu nước cho dân tộc.
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (đại hội Tua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc Tế Cộng Sản và trở thành người Cộng sản đầu tiên, là người tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp.
Năm 1921, cùng một số người yêu nước của Angiêri, Tuynidi, Marốc... sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.
Người tham gia sáng lập Báo người cùng khổ , viết bài cho báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
10/1923 Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
1924 Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V.
Ngày 11-11- 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.
b)Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam:
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: kết hợp độc lập dân tộc với CNXH, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
Truyền bá CN Mác LêNin
Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này.




Câu 2: So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939?

Nội dung
1930 - 1931
1936 - 1939

Kẻ thù
Đế quốc và phong kiến
Thực dân Pháp phản động & tay sai

Mục tiêu (nhiệm vụ)
Độc lập dân tộc và người cày có ruộng
(có tính chiến lược)
Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình
(có tính sách lược)

Tập hợp lực lượng
Liên minh công nông

Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước & tiến bộ.

Hình thức đấu tranh
Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….

Lực lượng tham gia
Chủ yếu là công nông
Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị.

Địa bàn chủ yếu
 Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp
Chủ yếu ở thành thị


Đề 2 :
Câu1: Trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên?
a/ Sự thành lập:
+ Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã, để lập ra Cộng sản đoàn ( 2-1925).
+ Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ đặt tại Quảng Châu (Trung Quốc).
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Thị Kim Sa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)