KT định kì 1 08-09
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Xuân |
Ngày 18/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: KT định kì 1 08-09 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Đề kiểm tra chất lượng giữa kì I- năm học 2008-2009
Môn: Ngữ Văn - Lớp 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I.Trả lời câu hỏi ( 3điểm)
Đọc kĩ đoạn văn dưới đây rồi trả lời các câu hỏi
"Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ".
1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?
2. Đoạn văn được kể theo ngôi kể nào?
3. Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
4. Đoạn văn có bao nhiêu từ láy? Nêu rõ các từ?
5. Xác định danh từ có trong câu sau: Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm.
6. Điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau:
Tự sự (kể chuyện ) là…
II.Tự Luận
Câu 1 (2 điểm)
Con chuồn ớt chấm đỏ vào đám lá
Mắt hạt cườm bắt sợi nắng vàng rơi.
( Nguyễn Đức Mộng )
Lá thấp cành cao gió đuổi nhau
Góc vườn rụng vội chiếc mo cau
Trái na mở mắt nhìn ngơ ngác
Đàn kiến trường chinh tự thưở nào.
(Nguyễn Bính )
Em hiểu từ “ mắt “ trong 2 đoạn thơ trên như thế nào? Viết đoạn văn ngắn phân tích và nêu cảm nhận của em về 2 từ mắt.
Câu 2 (5 điểm)
Mã Lương trong truyện Cây bút thần kể về việc dùng cây bút thần trừng trị tên vua độc ác.
Biểu điểm chấm môn Ngữ Văn 6
I.Trả lời câu hỏi ( 3đ - mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ)
1.Văn bản Cây bút thần - thể loại cổ tích
2.Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba
3.Mã lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ
4.Đoạn văn có 2 từ láy: mù mịt, dữ dội.
5. Xác định danh từ trong câu: Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm.
6.Tự sự (kể chuyện ) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
II.Tự luận
Câu 1 (2 đ)
H/s giảI thích được:
Từ mắt trong câu thơ của Nguyễn Đức Mậu được dùng theo nghĩa gốc: chỉ cơ quan để nhìn của người hay động vật.
Từ mắt trong thơ của Nguyễn Bính được dùng theo nghĩa chuyển: chỉ phần vỏ giống hình con mắt
1 điểm.
Nêu cảm nhận về từ mắt:
+ mắt - đoạn 1: nghĩa gốc – gọi tên cụ thể một bộ phận của con chuồn chuồn - mắt chuồn chuồn rất đẹp, long lanh như có nắng…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Xuân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)