KT 15 PHUT KH 1 L2

Chia sẻ bởi Đậu Xuân Hưng | Ngày 27/04/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: KT 15 PHUT KH 1 L2 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
TỔ HOÁ – SINH - CN
BÀI KIỂM TRA
MÔN: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút



Họ, tên học sinh:............................................................. Lớp:..........

Từ gen đến prôtêin
Từ giữa thế kỉ trước, các nhà khoa học đã khám phá ra mối quan hệ tuyệt vời giữa ADN (gen), ARN thông tin (mARN) và prôtêin thông qua các quá trình phiên mã và dịch mã. Phiên mã là quá trình truyền thông tin từ ADN sang ARN còn dịch mã là quá trình truyền thông tin từ trình tự nuclêôtit trên mARN thành trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit.
Thông tin di truyền được mã hóa bằng một trình tự ba nuclêôtit không gối lên nhau, được gọi là bộ ba mã hóa hay codon. Đến giữa những năm 1960, tất cả 64 codon đã được giải mã hết (hình bên).
Một điều thú vị nữa là hầu hết các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền, ví dụ như mã bộ ba CCG trên phân tử mARN được dịch mã thành axit amin prolin ở mọi loài sinh vật. Nhờ đặc tính này, trong phòng thí nghiệm, các gen được chuyển từ loài này sang loài khác nhìn chung được phiên mã và dịch mã tương đối hiệu quả. Chẳng hạn như insulin, một loại prôtêin của người, có thể được sản xuất bằng các tế bào vi khuẩn sau khi gen mã hóa prôtêin đó được chuyển từ hệ gen người vào hệ gen vi khuẩn.

Câu hỏi 1: Từ gen đến prôtêin
Trong đoạn văn thứ hai có viết " hầu hết các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền". Điều này đề cập đến đặc điểm nào sau đây của mã di truyền?
A. Tính thoái hóa.
B. Tính đặc hiệu.
C. Tính phổ biến.
D. Tính liên tục.

Câu hỏi 2: Từ gen đến prôtêin
Mạch khuôn của một gen chứa trình tự các nuclêôtit như sau: 3`-TTCAGCCGT-5`. Đoạn mARN được phiên mã từ đoạn gen trên có trình tự các nuclêôtit là
A. 3`-AAGTCGGCA -5`.
B. 5`-AAGTCGGCA-3`.
C. 3`-AAGUCGGCA-5`.
D. 5`-AAGUCGGCA-3`.

Câu hỏi 3: Từ gen đến prôtêin
Sử dụng bảng mã ở hình trên, có thể xác định được trật tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit được dịch mã từ đoạn mạch đó là
A. - Lys - Ser - Ala -
B. - Ala - Ser - Lys -
C. - Thr - Ala - Glu -
D. - Glu - Ala - Thr –

Câu hỏi 4: Từ gen đến prôtêin
Giả sử mạch không làm khuôn của đoạn gen ở câu 2 được dùng để phiên mã thay cho mạch khuôn bình thường. Sử dụng bảng mã ở hình trên, có thể xác định được trật tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit được dịch mã từ mạch đó là
A. - Leu - Arg - Cys -
B. - Cys - Arg - Leu -
C. - Arg - Ser - Phe -
D. - Phe - Ser - Arg –

Câu hỏi 5: Từ gen đến prôtêin
Giả sử đoạn gen ở câu 2 bị đột biến thay thế cặp G-C bằng A-T khiến trình tự các nuclêôtit của đoạn bị thay đổi như sau: 3`-TTCATCCGT-5`. Dự đoán prôtêin được tạo ra từ đoạn gen đột biến trên sẽ biểu hiện chức năng như thế nào so với prôtêin bình thường được tạo ra từ đoạn gen gốc chưa bị đột biến?


















Câu hỏi 6: Từ gen đến prôtêin
Một nhà khoa học đã dùng phương pháp sinh học phân tử để cài gen ß-globin của người vào hệ gen vi khuẩn với hi vọng rằng các tế bào vi khuẩn sẽ tổng hợp được phân tử prôtêin ß-globin biểu hiện chức năng. Nhưng kết quả là prôtêin hình thành không có hoạt tính và người ta phát hiện ra prôtêin này có một số axit amin nhiều hơn so với ß- globin được tạo ra ở người. Hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên.




















* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đậu Xuân Hưng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)