KT 15 PHUT HK 1
Chia sẻ bởi Đậu Xuân Hưng |
Ngày 27/04/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: KT 15 PHUT HK 1 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
TỔ HOÁ – SINH - CN
BÀI KIỂM TRA
MÔN: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
Họ, tên học sinh:............................................................. Lớp:..........
Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Từ những năm 30 dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp (Forensics) và trở thành một công cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm của cảnh sát hình sự và thám tử để nhận dạng. Tuy nhiên dấu vân tay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết một khi áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, dấu vân tay thông thường chỉ có thể lấy mẫu được từ các đầu ngón tay mà thôi. Đã thế ngày nay nó không còn đặc hiệu cho từng cá thể nữa từ khi phẫu thuật chỉnh hình phát triển mạnh, người ta có thể chủ định thay đổi dấu vân tay qua phẫu thuật. Chỉ trong vòng trên dưới 50 năm từ khi cấu trúc chuỗi di truyền DNA được Watson và Crick công bố, ngành sinh học phân tử đã phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành. Một trong những ứng dụng quan trọng của sinh học phân tử là sử dụng đặc tính của cấu trúc chuỗi di truyền DNA của từng cá thể vào trong Y pháp để nhận dạng đối tượng coi như là một cuộc cách mạng trong Y học hình sự của nhân loại.
Tương tự như dấu vân tay, mỗi một con người đều có một đặc trưng riêng về cấu trúc di truyền của mình, được xác định bằng chuỗi di truyền DNA.
Đặc tính của tất cả các sinh vật sống, kể cả con người, đều nhất thiết được xác định bằng thông tin chứa đựng DNA (viết tắt của từ DeoxyriboNucleic Acid) thừa kế từ cha và mẹ. Có thể hình tượng cấu trúc phân tử của một DNA như là một cái phéc-mơ-tuya (zip), mỗi răng kéo là một trong bốn khối chất liệu căn bản, viết tắt bằng các ký tự A (adenine), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine), mà mỗi một ký tự đó gọi là một nucleotide, chúng cũng đứng song đôi như các răng kéo của phéc-mơ-tuya theo cặp cố định A-T hoặc G-C. Thông tin chứa đựng trong DNA được xác định cơ bản bằng chuỗi tiếp nối các ký tự này dọc theo cái “phéc-mơ-tuya” di truyền đó.
Nguyễn Đình Nguyên
Câu 1: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng
Các nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường số 45 đường Giải Phóng đã khai sau khi làm thủ thuật gây mê cho chị Huyền đã khiến chị tắt thở. Để phi tang, những nhân viên trên đã chở xác của chị Huyền lên cầu Vĩnh Tuy vứt xuống sông Hồng.
Mới đây, cơ quan chức năng đã tìm thấy xác chị Huyền sau hơn 10 tháng, gây rúng động dư luận.
Theo Đời sống và Pháp luật Online.
Việc xác định nạn nhân dựa trên kết quả phân tích:
A. Nhóm máu B. Vân tay C. Nhận dạng hình thể D. ADN
Câu 2: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Tính chất đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện ở: A. Hàm lượng của ADN trong tế bào chất. B. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch polynuclêôtit cấu tạo nên ADN. C. Số lượng nuclêôtit cấu tạo nên ADN. D. Tỉ lệ giữa (A+G)/(T+X)
Câu 3: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20%, thì:
A. ADN này dài 10200 Å với A=T=600, G=X=900.
B. ADN này dài 5100 Å với A=T=600, G=X=900.
C. ADN này dài 10200 Å với G=X=600, A=T=900.
D. ADN này dài 5100 Å với G=X=600, A=T=900.
Câu 4: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Một số vấn đề đối với điểm chỉ DNA
Về mặt lý thuyết thì điểm chỉ DNA bản thân nó là một phương thức tối ưu và lý tưởng để nhận dạng một cá thể sống, thế nhưng các sai sót hoặc hạn chế của nó là tất yếu của bất kỳ một phương pháp một kỹ thuật đo lường, hay đánh giá nào. Những kết quả sai lầm của điểm chỉ DNA không phải do sự trùng hợp giữa cấu trúc di truyền của nhiều người mà do sai sót trong khâu kỹ thuật cũng như điều kiện tối ưu
TỔ HOÁ – SINH - CN
BÀI KIỂM TRA
MÔN: Sinh học 12
Thời gian làm bài: 15 phút
Họ, tên học sinh:............................................................. Lớp:..........
Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Từ những năm 30 dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp (Forensics) và trở thành một công cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm của cảnh sát hình sự và thám tử để nhận dạng. Tuy nhiên dấu vân tay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết một khi áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, dấu vân tay thông thường chỉ có thể lấy mẫu được từ các đầu ngón tay mà thôi. Đã thế ngày nay nó không còn đặc hiệu cho từng cá thể nữa từ khi phẫu thuật chỉnh hình phát triển mạnh, người ta có thể chủ định thay đổi dấu vân tay qua phẫu thuật. Chỉ trong vòng trên dưới 50 năm từ khi cấu trúc chuỗi di truyền DNA được Watson và Crick công bố, ngành sinh học phân tử đã phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành. Một trong những ứng dụng quan trọng của sinh học phân tử là sử dụng đặc tính của cấu trúc chuỗi di truyền DNA của từng cá thể vào trong Y pháp để nhận dạng đối tượng coi như là một cuộc cách mạng trong Y học hình sự của nhân loại.
Tương tự như dấu vân tay, mỗi một con người đều có một đặc trưng riêng về cấu trúc di truyền của mình, được xác định bằng chuỗi di truyền DNA.
Đặc tính của tất cả các sinh vật sống, kể cả con người, đều nhất thiết được xác định bằng thông tin chứa đựng DNA (viết tắt của từ DeoxyriboNucleic Acid) thừa kế từ cha và mẹ. Có thể hình tượng cấu trúc phân tử của một DNA như là một cái phéc-mơ-tuya (zip), mỗi răng kéo là một trong bốn khối chất liệu căn bản, viết tắt bằng các ký tự A (adenine), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine), mà mỗi một ký tự đó gọi là một nucleotide, chúng cũng đứng song đôi như các răng kéo của phéc-mơ-tuya theo cặp cố định A-T hoặc G-C. Thông tin chứa đựng trong DNA được xác định cơ bản bằng chuỗi tiếp nối các ký tự này dọc theo cái “phéc-mơ-tuya” di truyền đó.
Nguyễn Đình Nguyên
Câu 1: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường vứt xác bệnh nhân xuống sông Hồng
Các nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường số 45 đường Giải Phóng đã khai sau khi làm thủ thuật gây mê cho chị Huyền đã khiến chị tắt thở. Để phi tang, những nhân viên trên đã chở xác của chị Huyền lên cầu Vĩnh Tuy vứt xuống sông Hồng.
Mới đây, cơ quan chức năng đã tìm thấy xác chị Huyền sau hơn 10 tháng, gây rúng động dư luận.
Theo Đời sống và Pháp luật Online.
Việc xác định nạn nhân dựa trên kết quả phân tích:
A. Nhóm máu B. Vân tay C. Nhận dạng hình thể D. ADN
Câu 2: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Tính chất đặc trưng của ADN ở mỗi loài sinh vật được thể hiện ở: A. Hàm lượng của ADN trong tế bào chất. B. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch polynuclêôtit cấu tạo nên ADN. C. Số lượng nuclêôtit cấu tạo nên ADN. D. Tỉ lệ giữa (A+G)/(T+X)
Câu 3: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtit có số T chiếm 20%, thì:
A. ADN này dài 10200 Å với A=T=600, G=X=900.
B. ADN này dài 5100 Å với A=T=600, G=X=900.
C. ADN này dài 10200 Å với G=X=600, A=T=900.
D. ADN này dài 5100 Å với G=X=600, A=T=900.
Câu 4: Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng
Một số vấn đề đối với điểm chỉ DNA
Về mặt lý thuyết thì điểm chỉ DNA bản thân nó là một phương thức tối ưu và lý tưởng để nhận dạng một cá thể sống, thế nhưng các sai sót hoặc hạn chế của nó là tất yếu của bất kỳ một phương pháp một kỹ thuật đo lường, hay đánh giá nào. Những kết quả sai lầm của điểm chỉ DNA không phải do sự trùng hợp giữa cấu trúc di truyền của nhiều người mà do sai sót trong khâu kỹ thuật cũng như điều kiện tối ưu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đậu Xuân Hưng
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)