KT 1 tiet

Chia sẻ bởi Trịnh Nam | Ngày 26/04/2019 | 75

Chia sẻ tài liệu: KT 1 tiet thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG PTDTNT TỈNH

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ I. NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Sinh học 11 nâng cao
Thời gian làm bài: 45 phút;



Mã đề thi 132


Họ, tên học sinh:..........................................................................Lớp
I. Phần TNKQ (5 điểm): học sinh chọn đáp án đúng và tô kín đáp án đúng bằng bút chì, mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm
Câu 1:Quá trình cố định Nitơ:
A. thực hiện chỉ ở thực vật B. dễ thực hiện bởi N2 là bản thể có hoạt tính cao
C. thực hiện nhờ enzym nitrogenaza D. là quá trình oxyhoá N2 trong không khí
Câu 2:Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 là:
A. Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú. B. Lưỡng cư, thú.
C. Cá xương, chim, thú. D. Lưỡng cư, bò sát, chim.
Câu 3: Một cây C3 và một cây C4 được đặt trong cùng một chiếc chuông thuỷ tinh kín dưới ánh sáng. Nồng độ CO2 thay đổi thế nào trong chuông thuỷ tinh?
A.  giảm tới dưới điểm bù CO2 của cây C4. B.  giảm đến điểm bù CO2 của cây C4
C.  không thay đổi D.  giảm đến điểm bù CO2 của cây C3
Câu 4: Huyết áp cao nhất trong...........và máu chảy chậm nhất trong.....
A. Các động mạch........các tĩnh mạch B. Các tĩnh mạch........các động mạch
C. Các tĩnh mạch...........cá động mạch D. Các động mạch..........các mao mạch
Câu 5:Tại sao ở các tế bào còn non số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?
A. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
B. Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn
C. Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn
D. Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
Câu 6: Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là:
A. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ theo cơ chế thụ động.
B. Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.
C. Nước và ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế thụ động.
D. Nước và các ion khoáng đều được đưa vào rễ cây theo cơ chế chủ động và thụ động.
Câu 7:Hô hấp có vai trò gì đối với cơ thể thực vật?
A. Phân giải hoàn toàn hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O và năng lượng dưới dạng nhiệt để sưởi ấm cho cây.
B. Tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết cho cây.
C. Cung cấp năng lượng dạng nhiệt và dạng ATP sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây; tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
D. Cung cấp năng lượng và tạo ra sản phẩm cuối cùng là chất hữu cơ cấu thành nên các bộ phận của cơ thể TV.
Câu 8: Động lực đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác là:
A. Lực đẩy (áp suất rễ).
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ).
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
D. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.
Câu 9: Photon của bước sóng nào giầu năng lượng nhất:
A.   vàng B.   da cam và đỏ C.   xanh tím D.   xanh lục
Câu 10:Các biện pháp giúp cho quá trình chuyển hoá các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hoà tan dễ hấp thụ đối với cây:
A. Làm cỏ, sục bùn phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua.
B. Trồng các loại cỏ dại, chúng sức sống tốt giúp chuyển hóa các muối khoáng khó tan thành dạng ion.
C. Bón vôi cho đất kiềm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trịnh Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)