KSCL Văn 10

Chia sẻ bởi Vũ Thị Dung | Ngày 26/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: KSCL Văn 10 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI KSCL HỌC CHIỀU LẦN III
Năm học 2014 - 2015
Môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:90 phút (không kể thời gian giao đề)

PHẦN ĐỌC HIỂU: (6,0điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(...)Đã từng có cuộc vận động cho một triệu chữ kí ủng hộ đội tuyển bóng đá nước ta, do một doanh nghiệp tài trợ và được đông đảo mọi người ủng hộ, thậm chí còn tổ chức những ngày “hội kí” rầm rộ. Có phải bạn đã từng kí vào tấm băng-rôn ấy?
Vậy mà trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kia chỉ có số chữ kí nhỏ hơn 40 lần, mà một phần không nhỏ là do công dân các nước khác tham gia. Trong khi, để kêu gọi sự quan tâm của thế giới tới các nạn nhân chất độc da cam, bạn chỉ cần dành ra hai phút thôi, với chỉ vài cái nhấp chuột giữa hàng giờ lướt trên internet mỗi ngày.
(Theo Tintucvietnam. com, ngày 7- 8- 2004 )
Câu 1: (1,0 điểm) :Xét theo phong cách ngôn ngữ, văn bản trên thuộc loại văn bản nào?
Câu 2: (1,0 điểm ): Thao tác nghị luận được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung của đoạn trích trên? Đặt nhan đề cho đoạn trích.
Câu 4: (3,0 điểm) Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ về hiện tượng được đề cập đến trong đoạn trích trên.
PHẦN VIẾT: (4,0 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

------------ Hết -----------




















SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT GIA VIỄN C

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KSCL HỌC CHIỀU LẦN II
Năm học 2014 - 2015
Môn: Ngữ Văn 10


Phần
Đáp án
Điểm

ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
6,0 điểm


Câu 1: Văn bản báo chí
Câu 2: Thao tác so sánh
Câu 3: Nội dung của đoạn trích: Sự thờ ơ, vô cảm đối với nạn nhân chất độc màu da cam
Nhan đề: Hs có thể đặt nhan đề khác nhau, tuy nhiên nhan đề phải phải sát với nội dung đoạn trích, ví dụ: - Chúng ta có vô cảm không?
- Virut vô cảm.
Câu 4:
a, Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết làm kiểu bài nghị luận xã hội thông qua một đoạn tin ngắn.
- Xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận: bệnh vô cảm
- Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, chính xác
- Bố cục rõ ràng
- Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ.
b, Yêu cầu về nội dung:học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: bệnh vô cảm
* Phân tích đoạn tin(1,0đ): - Đoạn tin trên đưa ra 2 cách hành xử đối lập của người Việt: sẵn sàng kí tên ủng hộ đội tuyển bóng đá(một hình thức giải trí) >< Số chữ kí ít ỏi trên trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam (số phận bất hạnh, nạn nhân của chiến tranh)
- Đoạn tin đề cập đến thái độ vô cảm của con người trước nỗi đau của đồng loại.
* Suy nghĩ về bệnh vô cảm: (1,5đ)
+ Giải thích: Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán.
+ Thực trạng: Bệnh vô cảm đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi, đặc biệt ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại
+ Biểu hiện: - thái độ lạnh lùng, nhục mạ, khỉnh bỉ trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt…:
thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường
+ Nguyên nhân: - con người chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần.
Vì con người im lặng, không lên án thái độ vô cảm
Nhà trường và gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kĩ năng sống.
+ Hậu quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Thị Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)