KPKH: SỰ KỲ DIỆU CỦA KHÔNG KHÍ
Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Cẩm |
Ngày 05/10/2018 |
60
Chia sẻ tài liệu: KPKH: SỰ KỲ DIỆU CỦA KHÔNG KHÍ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Giáo viên: Ngô Đình lệ Thủy
Lớp Chồi 3 –
Trường mầm non bán công Quy Nhơn
Tỉnh Bình Định
* Hoạt động Khám phá khoa học
- HÁT VÀ VẬN ĐỘNG “ KHÔNG KHÍ QUANH TA”
- CHƠI VỚI TÚI NILON
I/ Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết được đặc tính của không khí: không mùi,
không màu, không vị.
Trẻ biết được không khí ở chung quanh chúng ta,ích lợi
của không khí đối với đời sống con người.
2. Kỹ năng:
Phát triển khả năn quan sát, phán đoán, suy luận loogic.
Kích thích khả năng tìm tòi, khám phá ở trẻ.
3. Thái độ:
Góp phần giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn môi trường luôn sạch sẽ, không vức rác bừa bãi.
Giáo dục trẻ không đi vệ sinh sai chỗ.
II/ Chuẩn bị:
Đồ dùng: ppt ứng dụng của không khí, “cây bị héo vì cho vào bì và cột lại; con cào cào bỏ vào bì cột lại”
Hình thức: ngồi theo nhóm, ngồi xúm xít, vòng tròn.
IV/ Tổ chức hoạt động:
-Hát và vận động bài “ Thể dục sáng”
1. Hoạt động 1: Trải nghiệm với không khí
*Không khí ơi vào đây!
Trò chơi: Dung dăng dung dẻ (Trẻ chia làm 5 nhóm chơi
với túi ni lon)
Dùng túi nilon to, cho trẻ mở rộng miệng túi,
đặt trước quạt máy (quạt tay) hoặc dùng miệng mũi
để thổi. Khi túi nilon căng phồng thì buột kín miệng lại.
Cô đặt câu hỏi:
+Cái gì làm túi nilon căng phồng?
+ Điều đó xung quanh ta có gì? (không khí)
*Không khí bay ra?
Trẻ dung tăm đâm thủng bì túi nilon..
Cô đặt câu hỏi:
+Con thấy túi sau khi bọi đâm thủng thì như thế nào?
+Khi để tay lên chỗ thủng, các con có cảm giác như thế nào? Vì sao? (Không khí thoát ra từ lỗ thủng)
*Không khí di chuyển mùi từ nơi này đến nơi khác.
Cô xịt nước hoa ở ngoài lớp lớp cho trẻ ngửi và phát hiện có mùi gì? (mùi nước hoa)
Vì sao xịt nước hoa ở ngoài lớp mà ở trong lớp các con vẫn ngửi được mùi thơm. (Vì gió bay vào, nhờ không khí…)
Ngoài mùi thơm, không khí còn giúp chúng ta nhận ra những mùi nào nữa? (nào nữa, mùi khét…)
Không khí có mùi hôi thì có lợi hay có hại đối với sức khỏe con người? Vì sao?
Làm thế nào để luôn có bầu không khí trong lành, không bị ô nhiễm?
*Cô đua ra kết luận: Không khí có ở khắp nơi, không khí không có mùi, không khí chuyển động và khuyết tán mùi ra xung quanh.
*Hát: Không khí quanh ta.
2. Hoạt động 2:Ảo thuật với đèn cầy
Cô cho dùng tay bịt mũi và ngậm miệng lại->Hỏi trẻ có nhận xét gì?
Cô thắp sáng 2 cây đèn cầy.
Cô hỏi:
+Các con hãy thử đoán xem : nếu cô úp một ly thủy tinh lên đèn cầy đang sáng thì chuyện gì xảy ra? ( Cho trẻ nói theo suy nghĩ)
Cô thực hiện thí nghiệm cho trẻ quát:
+Tại sao lại có hiện tượng đèn cầy tắt?
* Kết luận: Không khí rất cần cho sự sống, không rất cần cho con người, động vật và thực vật.
Những cài gì? Con gì cần cho không khí để sống? Và hoạt động nào? ( Cho trẻ kể theo hiểu biết )
3.Hoạt động 3: Ứng dụng của không khí trong thực tế.
Cho trẻ xem chương trình ppt: một số vận dụng thực tế cũng
cần đến không khí ( kinh khí cầu, phao, ruột xe, bong bóng)
Cô cho trẻ biết thêm về thuyền buồm chạy trên sông cũng
cần có không khí.
Cho trẻ chơi trò chơi “ Thổi bong bóng và thả cho bong
bóng bay và quan sát xem khi thổi, bong bóng như thế nào.
Và khi thả bong Bóng sẽ ra sao? Tại sao lại như thế?
*Hát : Lớp chúng mình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Cẩm
Dung lượng: 4,44MB|
Lượt tài: 2
Loại file: pps
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)