Kpkh NAM CHÂM

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hồng Cẩm | Ngày 05/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: kpkh NAM CHÂM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Sự kỳ diệu
của nam châm
Trường mầm non Quy nhơn











I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ có thể biết được nam châm có hai đầu: Đó là cực Bắc và cực Nam.
- Khi đặt gần cực Bắc và cực Nam với nhau thì chúng hút nhau, khi đặt hai đầu cực Nam ( hoặc hai đầu cực Bắc ) vào nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.
-Trẻ biết được nam châm hút được các đồ vật làm từ chất liệu: sắt, còn đồ vật làm từ sành sứ, giấy, nhựa… thì không hút được.



2.Kỹ năng:
Rèn luyện khả năng tư duy so và phát triển ngôn ngữ.
Phát triển ở trẻ óc quan sát và kỹ năng quan sát
3.Thái độ:
Giáo dục trẻ biết đoàn kết và làm việc theo nhóm để hoàn thành công việc của nhóm được giao đúng yêu cầu của cô.
Giáo dục trẻ biết mong muốn được tìm hiểu khám phá khoa học.
II/ CHUẨN BỊ:
Mỗi trẻ 1thanh nam châm.
Đàn, các vật dụng được làm từ gốm sứ, nhựa, giấy, sắt…
*Hình thức: Hình tròn, nhóm, xúm xít.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Cho trẻ đọc bài vè “Đi chợ”
Sau đó cho trẻ chọn một số đồ dùng theo ý thích của trẻ.
2. Hoạt động 2: Trải nghiệm với thanh nam châm
* Cho trẻ về nhóm chơi với thanh nam châm với đồ dùng mới mua. Sau đó quan sát, thảo luận và nhận xét:
Nam châm hút được những được những vật dụng gì?
Nam châm không hút được những vật dụng gì?
*Cô đến từng nhóm gợi hỏi trẻ ( với các dạng câu hỏi về: chất liệu, sự hút của nam châm)
Con thấy nam châm có hút được chén của con không?
Chiếc clê được làm bằng gì?
Nam châm có hút được chiếc clê của con không?
*Trò chơi: “Bé ngồi gần nhau”
Cô tập trung trẻ lại thống nhất một số kết luận:
+Nam châm có thể hút được các vật dụng làm bằng sắt.
+Nam châm không hút được những vật dụng bằng gốm sứ, nhựa, giấy.
Cho lớp hát bài “ Chiếc nam châm bé xíu”
*Phân loại hai cực nam châm:
Mỗi trẻ 1 thanh nam châm và cho từng cặp trẻ chơi với nhau : trải nghiệm với những mặt của nam châm. Khi để hai mặt của nam châm khác màu thì sẽ hút nhau, khi để 2 mặt nam châm cùng màu thì đẩy nhau.
Cô đến từng nhóm gợi hỏi về hiện tượng của hai thanh nam châm khi để gần nhau.
Cô đưa ra kết luận: Thanh nam châm có có hai cực : Cực Bắc và Cực Nam.
+Cực Bắc là mặt màu đỏ.
+Cực Nam là mặt màu vàng.
Vì vậy khi các con đặt 2 mặt xanh hoặc hai mặt đỏ lại gần với nhau thì thanh nam châm đẩy nhau. Khi đặt mặt xanh đặt gần mặt đỏ thì thanh nam châm hút nhau.
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Nam châm hút, nam châm đẩy”
Cô cho các bạn con trai đóng vai là cực Bắc, các bạn con gái đóng vai là cực Nam.
Trẻ hát khi cô ra hiệu lệnh “ Nam châm hút” thì con gái con trai lại gần với nhau, “Nam châm đẩy” thì con trai đẩy với con trai, con gái đẩy với con gái.
(số lần trẻ chơi phụ thuộc vào sự hứng thú của trẻ)
Cô mở rộng cho trẻ về ứng dụng của thanh nam châm trong cuộc sống hàng ngày.
Ứng dụng của nam châm
trong cuộc sống
Đề tài: Nhận biết và gọi tên hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật và hình tam giác
Đối tượng:lớp chồi

Xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hồng Cẩm
Dung lượng: 1,48MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)