KPKH đôi bàn tay

Chia sẻ bởi Trần Thị Thưởng | Ngày 03/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: KPKH đôi bàn tay thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


I. Mục đích yêu cầu:
1. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn đôi tay sạch sẽ, bảo vệ đôi tay, không chơi những vật nhọn, sắc, lửa, nước sôi, dùng đôi tay để làm những việc như tự phục vụ bản thân, giúp đỡ ông bà, bố mẹ, cô giáo, không dùng tay viết, vẽ bậy, không đánh bạn
2. Kỹ năng:
- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc khi phát biểu ý kiến, kỹ năng hoạt động nhóm
- Luyện các kỹ năng tạo hình thông qua hoạt động của đôi bàn tay để vẽ, tô màu, nặn, in hình…
- Biết chơi trò chơi theo yêu cầu của cô
3. Kiến thức:
- Trẻ biết tầm quan trọng của đôi tay, đôi tay giúp con nguời làm mọi việc, cảm nhận được đặc điểm của các vật, đặc điểm, cấu tạo, cách chăm sóc và bảo vệ đôi tay.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng :
- Đàn có bài hát: “Bàn tay bé xíu“năm ngón tay ngoan“ tập đếm” đồng dao “ tay đẹp ” máy vi tính, tranh về hoạt động của trẻ, hình ảnh về vệ sinh đôi tay, màu nước, tượng cho trẻ tô màu, bột màu, bút màu, giấy A4,
- Một chai nước nóng, một chai nước lạnh
- Hai hộp đựng đồ dùng, đồ chơi có chất liệu khác nhau
- Tranh có hình ảnh chỉ hành vi đúng, sai cho trẻ chơi trò chơi

III .Tiến hành:

















Hướng dẫn của cô
Hoạt động của trẻ

 Hoạt động 1:
Hỏi trẻ: Tháng 10 có ngày lễ gì?
- Cho trẻ hát múa bài “ Múa cho mẹ xem”
Hỏi trẻ:
- Dùng gì để múa? Một người có mấy tay?
Hoạt động2:
*Tìm hiểu về đôi bàn tay
- Cho trẻ về 3 nhóm quan sát, thảo luận
Nhóm 1: Thảo luận về cấu tạo, đặc điểm của đôi bàn tay bằng đôi tay thật của trẻ
Nhóm 2: Thảo luận về các hành vi đúng sai của đôi bàn tay qua tranh
Nhóm 3: Thảo luận về cách vệ sinh, giữ gìn và bảo vệ đôi bàn tay qua tranh

* Tìm hiểu về đặc điểm, cấu tạo của bàn tay
- Cho trẻ nhận xét về cấu tạo của đôi bàn tay (gợi ý cho trẻ nhận xét: bàn tay có năm ngón, hai bàn tay có mười ngón, tên gọi của các ngón, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út, ngón cái ngắn nhất, ngón giữa dài nhất, có đốt ngón tay, có móng tay dài ra hàng ngày, dễ dính bụi bẩn, có mu bàn tay )
Cô cho trẻ xem bàn tay qua máy
Cô nhấn mạnh: Nhờ các đốt tay nên bàn tay có thể nắm lại, xoè ra để cầm, nắm, bấu, víu rất linh hoạt
- Cho trẻ hát bài “năm ngón tay ngoan”

*Tìm hiểu về chức năng của đôi tay
- Cho trẻ nhận xét về chức năng của đôi tay đối với con người ( giúp con người tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày : cầm bàn chải đánh răng, giặt khăn để lau mặt, cầm bát, cầm ly…., trong học tập: Cầm bút để tô, viết, vẽ, cầm đất sét để nặn, xếp hình… )
- Cho trẻ xem hình ảnh qua máy vi tính và nhấn mạnh: Đôi tay còn giúp con người giữ thăng bằng trong khi đi lại, tay vung ra trước, ra sau cho dáng đi tự nhiên, dễ dàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Thưởng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)