KPKH con cua - con cá

Chia sẻ bởi Tào Thị Thu Hiền | Ngày 05/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: KPKH con cua - con cá thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYÊN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON THANH THUỲ
***************









GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN
HOẠT ĐỘNG GÓC
Giáo viên thực hiện: Tào Thị Thu Hiền







Năm học: 2016 - 2017
GIÁO ÁN
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Tìm hiểu con cá chép – con cua
Đối tượng: MGB 3- 4 tuổi ( Lớp C1)
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày dạy: 27/12/2016
Giáo viên thực hiện: Tào Thị Thu Hiền
I. Mục đích yêu cầu
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm, cấu tạo hoạt động nổi bật, của con cá chép, con cua.
- Trẻ biết con cá chép, con cua đều là động vật sống dưới nước
- Trẻ biết cá và cua có thể chế biến thành những món ăn ngon, nhiều dinh dưỡng (Đạm, can xi)
2 ) Kỹ năng:
- Trẻ nói được tên, một số đặc điểm của cá chép (có vây, có vẩy, có mang, có đuôi và biết bơi); con cua (có tám cẳng, hai càng, có mai, biết bò).
- Trẻ so sánh và nhận xét được những đặc điểm khác nhau và giống nhau rõ nét của 2 con vật: Con cá chép – con cua
+ Giống: Cá chép và Cua đều là động vật sống dưới nước.
+ Khác: Cá có vây, có vẩy và có đuôi, biết bơi
Cua có càng, có chân, có mai, bò ngang
- Trẻ chọn đúng con cá, con cua theo yêu cầu của cô.
- Trẻ mang được các con vật sống dưới nước về đúng nơi sống.
3) Thái độ:
- Trẻ hứng thú học và tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
+ Giáo án điện tử: Tìm hiểu con cá chép – con cua
+ Vật thật: con cá chép, con cua.
+ Slide 1: Đặc điểm cá chép.
+ Slide 2: Đặc điểm con cua.
+ Slide 3: So sánh giống và khác nhau con cá chép; con cua
+ Nhạc bài hát “Con còng con cua”; “Tôm cua cá thi tài”; “Vui hội thủy cung” (lời tự sáng tác theo nhạc bài hát cháu đi mẫu giáo)
+ Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi con cua, con cá.
+ Các con vật sống dưới nước (cá, cua, ốc trai…) bằng đồ chơi.
+ Mô hình 2 ao cá.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1)Gây hứng thú
- Giới thiệu khách
- Cho trẻ hát và vận động bài: “Vui hội thủy cung” (Lời tự sáng tác, dựa theo nhạc bài hát Cháu đi mẫu giáo)
2) Phương pháp, hình thức tổ chức.
*HĐ1 : Tìm hiểu và khám phá các con vật sống dưới nước.
- Tìm hiểu con cá chép
Câu đố:
“Con gì có vẩy có vây
Tung tăng bơi lội khắp nơi sông hồ”
(đố các bé đó là con gì?)
- Cô cho trẻ quan sát con cá chép, hỏi trẻ: (Q/sát con cá chép trong bể cá)
+ Đây là con gì? (con cá chép)
+ Con cá chép sống ở đâu?
+ Hỏi trẻ có nhận xét gì về con cá chép?
+ Con cá chép gồm có mấy phần? (gồm 3 phần: Đầu cá, mình cá và đuôi cá.)
+ Phần đầu cá có những bộ phận gì? (có 2 mắt, có mang, có miệng)
+ Mình cá có gì? (có vây, có vẩy)
+ Vây và đuôi cá có tác dụng gì?
+ Cho trẻ làm động tác cá bơi.
=> Cô chốt lại: Con cá chép là loài động vật sống ở dưới nước, Cá chép có 3 phần: Đầu cá, mình cá và đuôi cá. Đầu cá có mắt, miệng và mang cá; mình cá có vẩy, có vây. Vây và đuôi cá giúp cá bơi được….
* Mở rộng: Cho trẻ xem một số loại cá khác như cá rô, cá trê, cá nheo, cá vàng.
* Tìm hiểu Con Cua.
- Cho trẻ vận động bài hát: “Con còng con cua”
+ Cô cho trẻ quan sát con cua và hỏi trẻ:
+ Ai có nhận xét gì về con cua?
+ Cua sống ở đâu?
+ Con cua có đặc điểm như thế nào?
+ Con cua bò được là nhờ bộ phận nào?
=> Cô chốt lại: Con cua là
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tào Thị Thu Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)