KPKH chủ đề giao thông
Chia sẻ bởi Nhung nguyen |
Ngày 05/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: KPKH chủ đề giao thông thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN KIẾN TẬP
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Luật lệ và phương tiện giao thông
Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường bộ
Đối tượng: Lớp 3 tuổi A
Đơn vị: Trường đại học Hà Tĩnh
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày soạn : 10.03.2016
Ngày dạy: 15.03.2016
Người dạy: Nguyễn Thị Nhung
----------------------------------------
I./Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên một số phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ biết được đặc điểm của xe đạp và xe máy
- Trẻ biết được lợi ích của các phương tiện giao thông trong cuộc sống
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng chú ý quan sát và ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Trẻ có kỹ năng phân biệt một số đặc điểm của các phương tiện giao thông
3.Thái độ
- Trẻ có ý thức học tập và hứng thú tham gia vao các hoạt động
- Có thái độ tích cực khi tham gia giao thông
II./Chuẩn bị
Slide bài dạy, máy chiếu, không gian lớp học:
Tranh lô tô xe đạp, xe máy và ô tô cho từng trẻ, rổ đựng, thước chỉ;
Nhạc ghi âm các bài hát.
III./ Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Sáng nay ai đưa các con đi học?
Bố mẹ đưa các con đi học bằng xe gì?
- À. Xe đạp, xe máy, ô tô đều là những phương tiện giao thông đường bộ đấy.
Cô đố:
“ Xe gì 2 bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kinh cong
Đứng yên thì đổ?”.
(Đó là xe gì?)
Hoạt động 2: Quan sát tranh và đàm thoại
* Tranh xe đạp
- Đây là xe gì vậy các con?
- Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp nào?
- Xe đạp chạy nhanh hay chậm? Vì sao?
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp kêu như thế nào?
- Xe đạp là phương tiện đường gì?
=> Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ, chạy được nhờ sức người, dùng để chở người và hàng hóa.
- Bây giờ cô mời cả lớp cùng đứng dậy đóng vai bác đưa thư nào!
- Trời sáng! trời tối!
* Tranh xe máy
- Bạn nào tinh mắt nhìn xem đây là xe gì nào?
- Ai có nhận xét gì về xe máy nào?
- Xe máy chạy nhanh hay chậm? Vì sao?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Tiếng còi của xe máy như thế nào?
- Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ, chạy bằng xăng, dùng để chở nguời và hàng hóa. Khi ngồi trên xe máy chúng ta phải đội mủ bảo hiểm và ngồi thật ngay ngắn.
* Tranh ô tô
Cô giới thiệu ô tô và hỏi trẻ:
Đây là xe gì?
Ô tô có những bộ phận gì các bạn?
Ôtô chạy nhanh hay chậm? Vì sao?
Ô tô dùng để làm gì?
Bạn nào có thể bắt chước tiếng ô tô cho cả lớp cùng nghe được không?
Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, chạy bằng xăng, dùng để chở người và hàng hóa. Khi ngồi trên ô tô chúng ta phải ngồi ngay ngắn, không được thò tay, thò đầu ra ngoài cửa sổ.
Giáo dục: Khi đi trên các loại phương tiện giao thông các con phải ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không đứng trướng hoặc sau để đảm bảo an toàn giao thông.Khi đi trên đường thì phải đi đúng làn đường và chú ý tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.
*So sánh:
Cô gợi hỏi trẻ so sánh xe đạp và xe máy:
+ Giống nhau:
Đều là phương tiện giao thông đường bộ, có 2 bánh, dùng để chở người và hàng hóa.
+ Khác nhau:
Xe đạp: Phải có người đạp, chạy chậm.
Xe máy: Chạy bằng xăng, chạy nhanh.
So sánh xe máy và ô tô:
+ Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường bộ, chạy bằng xăng.
+ Khác nhau:
Ô tô: Có 4 bánh, chở được nhiều người.
Xe máy: Có 2 bánh, chở được ít người.
- Ngoài 3 loại xe các con vừa tìm hiều các con còn biết có những phương tiện giao thông gì nữa?
Hoạt động 3: Ôn luyện, cũng cố
- Trò chơi 1
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Luật lệ và phương tiện giao thông
Đề tài: Một số phương tiện giao thông đường bộ
Đối tượng: Lớp 3 tuổi A
Đơn vị: Trường đại học Hà Tĩnh
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày soạn : 10.03.2016
Ngày dạy: 15.03.2016
Người dạy: Nguyễn Thị Nhung
----------------------------------------
I./Mục tiêu
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên một số phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ biết được đặc điểm của xe đạp và xe máy
- Trẻ biết được lợi ích của các phương tiện giao thông trong cuộc sống
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng chú ý quan sát và ghi nhớ
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Trẻ có kỹ năng phân biệt một số đặc điểm của các phương tiện giao thông
3.Thái độ
- Trẻ có ý thức học tập và hứng thú tham gia vao các hoạt động
- Có thái độ tích cực khi tham gia giao thông
II./Chuẩn bị
Slide bài dạy, máy chiếu, không gian lớp học:
Tranh lô tô xe đạp, xe máy và ô tô cho từng trẻ, rổ đựng, thước chỉ;
Nhạc ghi âm các bài hát.
III./ Tiến hành
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Sáng nay ai đưa các con đi học?
Bố mẹ đưa các con đi học bằng xe gì?
- À. Xe đạp, xe máy, ô tô đều là những phương tiện giao thông đường bộ đấy.
Cô đố:
“ Xe gì 2 bánh
Đạp chạy bon bon
Chuông kêu kinh cong
Đứng yên thì đổ?”.
(Đó là xe gì?)
Hoạt động 2: Quan sát tranh và đàm thoại
* Tranh xe đạp
- Đây là xe gì vậy các con?
- Các con có nhận xét gì về chiếc xe đạp nào?
- Xe đạp chạy nhanh hay chậm? Vì sao?
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp kêu như thế nào?
- Xe đạp là phương tiện đường gì?
=> Xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ, chạy được nhờ sức người, dùng để chở người và hàng hóa.
- Bây giờ cô mời cả lớp cùng đứng dậy đóng vai bác đưa thư nào!
- Trời sáng! trời tối!
* Tranh xe máy
- Bạn nào tinh mắt nhìn xem đây là xe gì nào?
- Ai có nhận xét gì về xe máy nào?
- Xe máy chạy nhanh hay chậm? Vì sao?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Tiếng còi của xe máy như thế nào?
- Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
Xe máy là phương tiện giao thông đường bộ, chạy bằng xăng, dùng để chở nguời và hàng hóa. Khi ngồi trên xe máy chúng ta phải đội mủ bảo hiểm và ngồi thật ngay ngắn.
* Tranh ô tô
Cô giới thiệu ô tô và hỏi trẻ:
Đây là xe gì?
Ô tô có những bộ phận gì các bạn?
Ôtô chạy nhanh hay chậm? Vì sao?
Ô tô dùng để làm gì?
Bạn nào có thể bắt chước tiếng ô tô cho cả lớp cùng nghe được không?
Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, chạy bằng xăng, dùng để chở người và hàng hóa. Khi ngồi trên ô tô chúng ta phải ngồi ngay ngắn, không được thò tay, thò đầu ra ngoài cửa sổ.
Giáo dục: Khi đi trên các loại phương tiện giao thông các con phải ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không đứng trướng hoặc sau để đảm bảo an toàn giao thông.Khi đi trên đường thì phải đi đúng làn đường và chú ý tuân thủ đèn tín hiệu giao thông.
*So sánh:
Cô gợi hỏi trẻ so sánh xe đạp và xe máy:
+ Giống nhau:
Đều là phương tiện giao thông đường bộ, có 2 bánh, dùng để chở người và hàng hóa.
+ Khác nhau:
Xe đạp: Phải có người đạp, chạy chậm.
Xe máy: Chạy bằng xăng, chạy nhanh.
So sánh xe máy và ô tô:
+ Giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường bộ, chạy bằng xăng.
+ Khác nhau:
Ô tô: Có 4 bánh, chở được nhiều người.
Xe máy: Có 2 bánh, chở được ít người.
- Ngoài 3 loại xe các con vừa tìm hiều các con còn biết có những phương tiện giao thông gì nữa?
Hoạt động 3: Ôn luyện, cũng cố
- Trò chơi 1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nhung nguyen
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)