KN dạy LTVC cho HS 4+ 5
Chia sẻ bởi Hoàng Ánh Tuyết |
Ngày 12/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: KN dạy LTVC cho HS 4+ 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
I/ MỞ ĐẦU
Môn Tiếng việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho HS. Cụ thể là:
1. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp
II/ THỰC TRẠNG
Môn LTVC trong trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó trang bị cho HS một số hiểu biết về từ, câu và văn bản. Việc học từ ở Tiểu học sẽ tạo cho Hs năng lực từ ngữ, giúp HS nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của HS càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu.
Hiện nay, đa số các em HS lớp 4, 5 biết sử dụng hợp lí, chính xác từ ngữ, sử dụng đúng các kiểu câu trong hoàn cảnh giao tiếp, biết dùng từ đặt câu, viết thành đoạn văn theo chủ đề. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số HS chưa hiểu được nghĩa của từ, chưa biết dùng từ để đặt câu, sử dụng từ và câu chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không phân biệt được từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều
nghĩa, động từ, tính từ . . . …
III/ NGUYÊN NHÂN
1. Về phía HS:
-Một số HS chưa có ý thức học tập cao, không chịu tìm tòi học hỏi.
-Các em ít có điều kiện giao tiếp nên vốn từ còn nghèo nàn.
Các em thiếu tài liệu tham khảo như Từ điển Tiếng Việt nên việc tìm hiểu nghĩa của từ gặp nhiều khó khăn.
Một số HS tiếp thu bài chậm, hỏng kiến thức từ các lớp dưới nên việc dùng từ đặt câu chưa đạt yêu cầu.
Một số HS không có vở bài tập Tiếng Việt.
Học sinh còn dùng từ địa phương, nghĩ thế nào viết thế ấy, chưa biết cách chọn lọc từ ngữ.
2. Về phía GV:
-Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy chưa đáp ứng yêu cầu của bài.
-Chưa khuyến khích động viên khen ngợi kịp thời khi các em có tiến bộ.
-GV chưa quan tâm đúng mức đến trình độ của HS trong lớp.
-Chưa liên hệ kịp thời với phụ huynh về tình hình học tập của HS để đưa ra biện pháp dạy học thích hợp
-Chưa kiểm tra việc học ở nhà của HS thường xuyên, không giao nhiệm vụ cụ thể cho HS yếu, kém khi học ở nhà.
-Việc phân chia thời lượng giữa các phần ở mỗi tiết dạy chưa hợp lí như phần lí thuyết chiếm nhiều thời gian, phần thực hành lại ít thời gian .
3. Nguyên nhân khác:
Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học, chưa quan tâm đến việc học của con em mình cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn.
IV. BIỆN PHÁP:
Môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 giúp HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho HS một số hiểu biết về từ, câu và văn bản. Rèn cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ, đặt câu đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Để đạt được yêu cầu trên trong dạy học môn LTVC chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau:
1.Về công tác chuẩn bị:
-Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu cần đạt của mỗi bài tập.
Quá trình xác định nội dung bài học là quá trình GV chú ý tính “tích hợp” nhất là tích hợp các kiến thức và kĩ năng trong tiết học và những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó, giúp cho HS hiểu và vận dụng kiến thức để làm bài tập một cách phù hợp, đạt kết quả cao.
-Chuẩn bị các điều kiện để đạt được mục tiêu:
Bao gồm từ trang thiết bị đến đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp. Các loại tranh ảnh trong SGK là điều kiện khá tốt cho việc cung cấp các kiến thức và rèn kĩ năng. Đối với một số tiết dạy tổ chức cho HS học theo nhóm GV phải chuẩn bị thêm các điều kiện làm việc khác như phiếu bài tập, bút dạ,..
Phân môn LTVC được thiết kế thông qua hệ thống bài tập, do vậy nếu GV không chuẩn bị hình thức, phương pháp dạy học thích hợp thì tiết dạy sẽ rập khuôn và trở nên nhàm chán, không kích thích hứng thú học tập của HS.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
a, Tổ chức dạy bài lý thuyết:
Cấu tạo của bài lí thuyết gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.
Phần nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu có liên quan đến nội dung bài học. Phần này có các câu hỏi, bài tập gợi ý cho HS. GV phải dẫn dắt gợi mở và tổ chức cho HS khai thác ngữ liệu theo các hình thức: theo nhóm, cá nhân, cả lớp để các em phát hiện ra kiến thức cần phải học.
+Phần ghi nhớ: là kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ bài đọc. GV cho HS tự rút ra những điểm cần ghi nhớ và phải có biện pháp để HS có thể ghi nhớ phần nào bài học ngay tại lớp. Phần này GV cũng tránh giảng sâu về lí thuyết.
+Phần luyện tập: Nhằm củng cố và vận dụng lí thuyết đã học trong những bài tập cụ thể. Và cũng từ các bài tập GV đúc kết, hệ thống hoá những tri thức về từ và câu cho HS.
b.Tổ chức dạy bài tập LTVC:
+Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
Cho HS đọc đề và nhắc lại yêu cầu của đề. Khi cần GV có thể giải thích thêm để em nào cũng nắm được yêu cầu của bài tập. Có trường hợp phải điều chỉnh yêu cầu bài tập cho phù hợp với với đối tượng HS (chẳng hạn: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ ở BT2 GV cần phải chia bài tập của HS thành những
BT nhỏ hơn).
Khi giao bài tập cho HS cần lưu ý để có sự phân hoá cho phù hợp với từng đối tượng HS.
+Hướng dẫn HS làm bài tập:
Với kiểu bài tập mới xuất hiện lần đầu GV cần hướng dẫn mẫu hoặc chữa một phần BT thật chi tiết, tỉ mỉ.
Tuỳ vào điều kiện và trình độ HS GV chọn phương pháp và hình thức dạy học thích hợp và trình bày bài tập cũng phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng như làm miệng, làm phiếu BT, làm vở…
+Tổ chức cho HS đánh giá kết quả:
GV cần tạo điều kiện để nhiều HS được trình bày ý kiến của mình.
Sau mỗi bài tập GV nên chốt lại những nội dung cần ghi nhớ một cách ngắn gọn và nhẹ nhàng tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lí thuyết.
c. Biện pháp cụ thể:
+Cách xác định từ láy:
Để xác định một từ có phải là từ láy hay không ta phải xem về mặt ngữ âm chúng có bộ phận nào giống nhau không. Nhìn chung ngữ âm được phản ảnh trên chữ viết nhưng cũng có nhiều trường hợp ngữ âm và chữ viết không thống nhất hoàn toàn.
VD: cong queo, công kênh.
Phụ âm c (cờ) được ghi bằng 3 chữ cái khác nhau: c, k, q. nên các từ trên cũng là từ láy.
+Cách xác định từ ghép:Xem cấu tạo của tổ hợp đó chặt chẽ hay lỏng lẻo, nếu các yếu tố trong tổ hợp gắn bó chặt chẽ với nhau (không thể chen thêm một thành tố nào khác) thì tổ hợp ấy là từ ghép.
Ví dụ: áo dài áo rất dài
+Các bài tập dạy nghĩa của từ: Trước hết GV phải hiểu nghĩa của từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng HS. Có một số biện pháp giải nghĩa từ như sau:
Giải nghĩa bằng trực quan
Giải nghĩa bằng ngữ cảnh: Là cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. VD: Giải nghĩa từ “náo nức” GV đưa ra câu: Chúng em náo nức đón tết.
Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác
Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa…
+ Bài tập dùng từ đặt câu:
GV cần hướng dẫn cho HS nhớ lại xem từ đó đã được dùng thế nào trong các bài tập đọc đã học. Sau đó HS đặt câu với từ này. để đặt được những câu khác nhau GV hướng dẫn cho HS tự đặt câu hỏi (hoặc GV đặt câu hỏi)
VD: Cái gì xanh ngắt?
+Bài tập viết đoạn văn:
GV cần cụ thể hoá ra thành từng nhiệm vụ rõ ràng hơn. Hợp lí hơn cả là đi từ nội dung đến hình thức.
3. Làm giàu vốn từ cho HS trong các giờ học khác:
-Làm giàu vốn từ cho HS trong giờ Tập đọc:
Trong giờ tập đọc GV phải làm cho HS hiểu nghĩa một số từ cần thiết, hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa “văn chương” của từ ngữ từ đấy mà học tập cách dùng từ.
-Làm giàu vốn từ cho HS qua môn TN&XH:
Cùng với những kiến thức về tự nhiên XH, trong các giờ học của phân môn này sẽ cung cấp thêm cho học sinh vốn từ ngữ
VD: Chủ đề Thực vật- tập hợp rất nhiều các cây khác nhau HS nhìn vào tranh để nhận ra các loại cây. Những bài tập của môn học này có thể sử dụng hoàn toàn như những bài tập hệ thống hoá vốn từ.
V. KẾT LUẬN:
Để dạy tốt phân môn LTVC lớp 4, 5 người GV cần có sự vận dụng sáng tạo để làm giàu vốn từ cho các em qua các giờ học; vận dụng đa dạng các các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng HS để giúp các em có kiến thức vững chắc tạo nền móng cho các lớp học tiếp theo.
Trên đây là một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn LTVC . Vì thời gian đầu tư cho chuyên đề còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu quá rộng nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến tận tình của các cấp quản lí, quý thầy cô giáo đồng nghiệp để chuyên đề có tính khả thi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng! Chúc quý thầy cô vào năm mới với nhiều thắng lợi mới!
Auto
Môn Tiếng việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát triển giúp học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở tiếp thu kiến thức ở các lớp trên. Trong bộ môn Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có một nhiệm vụ cung cấp nhiều kiến thức sơ giản về viết tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu (nói, viết), kĩ năng đọc cho HS. Cụ thể là:
1. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ trang bị cho HS một số hiểu biết sơ giản về từ và câu.
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp
II/ THỰC TRẠNG
Môn LTVC trong trường Tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng. Nó trang bị cho HS một số hiểu biết về từ, câu và văn bản. Việc học từ ở Tiểu học sẽ tạo cho Hs năng lực từ ngữ, giúp HS nắm tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện để học tập tiếp theo và phát triển toàn diện. Vốn từ của HS càng giàu bao nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng lớn, càng chính xác, sự trình bày tư tưởng, tình cảm càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu.
Hiện nay, đa số các em HS lớp 4, 5 biết sử dụng hợp lí, chính xác từ ngữ, sử dụng đúng các kiểu câu trong hoàn cảnh giao tiếp, biết dùng từ đặt câu, viết thành đoạn văn theo chủ đề. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số HS chưa hiểu được nghĩa của từ, chưa biết dùng từ để đặt câu, sử dụng từ và câu chưa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, không phân biệt được từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều
nghĩa, động từ, tính từ . . . …
III/ NGUYÊN NHÂN
1. Về phía HS:
-Một số HS chưa có ý thức học tập cao, không chịu tìm tòi học hỏi.
-Các em ít có điều kiện giao tiếp nên vốn từ còn nghèo nàn.
Các em thiếu tài liệu tham khảo như Từ điển Tiếng Việt nên việc tìm hiểu nghĩa của từ gặp nhiều khó khăn.
Một số HS tiếp thu bài chậm, hỏng kiến thức từ các lớp dưới nên việc dùng từ đặt câu chưa đạt yêu cầu.
Một số HS không có vở bài tập Tiếng Việt.
Học sinh còn dùng từ địa phương, nghĩ thế nào viết thế ấy, chưa biết cách chọn lọc từ ngữ.
2. Về phía GV:
-Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi tiết dạy chưa đáp ứng yêu cầu của bài.
-Chưa khuyến khích động viên khen ngợi kịp thời khi các em có tiến bộ.
-GV chưa quan tâm đúng mức đến trình độ của HS trong lớp.
-Chưa liên hệ kịp thời với phụ huynh về tình hình học tập của HS để đưa ra biện pháp dạy học thích hợp
-Chưa kiểm tra việc học ở nhà của HS thường xuyên, không giao nhiệm vụ cụ thể cho HS yếu, kém khi học ở nhà.
-Việc phân chia thời lượng giữa các phần ở mỗi tiết dạy chưa hợp lí như phần lí thuyết chiếm nhiều thời gian, phần thực hành lại ít thời gian .
3. Nguyên nhân khác:
Một số phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học, chưa quan tâm đến việc học của con em mình cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn.
IV. BIỆN PHÁP:
Môn Luyện từ và câu lớp 4, 5 giúp HS mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho HS một số hiểu biết về từ, câu và văn bản. Rèn cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. Bồi dưỡng cho HS thói quen dùng từ, đặt câu đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng Tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp. Để đạt được yêu cầu trên trong dạy học môn LTVC chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau:
1.Về công tác chuẩn bị:
-Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu cần đạt của mỗi bài tập.
Quá trình xác định nội dung bài học là quá trình GV chú ý tính “tích hợp” nhất là tích hợp các kiến thức và kĩ năng trong tiết học và những kiến thức, kĩ năng đã học trước đó, giúp cho HS hiểu và vận dụng kiến thức để làm bài tập một cách phù hợp, đạt kết quả cao.
-Chuẩn bị các điều kiện để đạt được mục tiêu:
Bao gồm từ trang thiết bị đến đồ dùng dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học trong quá trình lên lớp. Các loại tranh ảnh trong SGK là điều kiện khá tốt cho việc cung cấp các kiến thức và rèn kĩ năng. Đối với một số tiết dạy tổ chức cho HS học theo nhóm GV phải chuẩn bị thêm các điều kiện làm việc khác như phiếu bài tập, bút dạ,..
Phân môn LTVC được thiết kế thông qua hệ thống bài tập, do vậy nếu GV không chuẩn bị hình thức, phương pháp dạy học thích hợp thì tiết dạy sẽ rập khuôn và trở nên nhàm chán, không kích thích hứng thú học tập của HS.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp:
a, Tổ chức dạy bài lý thuyết:
Cấu tạo của bài lí thuyết gồm 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.
Phần nhận xét là phần cung cấp ngữ liệu có liên quan đến nội dung bài học. Phần này có các câu hỏi, bài tập gợi ý cho HS. GV phải dẫn dắt gợi mở và tổ chức cho HS khai thác ngữ liệu theo các hình thức: theo nhóm, cá nhân, cả lớp để các em phát hiện ra kiến thức cần phải học.
+Phần ghi nhớ: là kết luận được rút ra một cách tự nhiên từ bài đọc. GV cho HS tự rút ra những điểm cần ghi nhớ và phải có biện pháp để HS có thể ghi nhớ phần nào bài học ngay tại lớp. Phần này GV cũng tránh giảng sâu về lí thuyết.
+Phần luyện tập: Nhằm củng cố và vận dụng lí thuyết đã học trong những bài tập cụ thể. Và cũng từ các bài tập GV đúc kết, hệ thống hoá những tri thức về từ và câu cho HS.
b.Tổ chức dạy bài tập LTVC:
+Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
Cho HS đọc đề và nhắc lại yêu cầu của đề. Khi cần GV có thể giải thích thêm để em nào cũng nắm được yêu cầu của bài tập. Có trường hợp phải điều chỉnh yêu cầu bài tập cho phù hợp với với đối tượng HS (chẳng hạn: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu, trong đó có dùng một số từ ở BT2 GV cần phải chia bài tập của HS thành những
BT nhỏ hơn).
Khi giao bài tập cho HS cần lưu ý để có sự phân hoá cho phù hợp với từng đối tượng HS.
+Hướng dẫn HS làm bài tập:
Với kiểu bài tập mới xuất hiện lần đầu GV cần hướng dẫn mẫu hoặc chữa một phần BT thật chi tiết, tỉ mỉ.
Tuỳ vào điều kiện và trình độ HS GV chọn phương pháp và hình thức dạy học thích hợp và trình bày bài tập cũng phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng như làm miệng, làm phiếu BT, làm vở…
+Tổ chức cho HS đánh giá kết quả:
GV cần tạo điều kiện để nhiều HS được trình bày ý kiến của mình.
Sau mỗi bài tập GV nên chốt lại những nội dung cần ghi nhớ một cách ngắn gọn và nhẹ nhàng tránh giải thích dài dòng hoặc sa vào lí thuyết.
c. Biện pháp cụ thể:
+Cách xác định từ láy:
Để xác định một từ có phải là từ láy hay không ta phải xem về mặt ngữ âm chúng có bộ phận nào giống nhau không. Nhìn chung ngữ âm được phản ảnh trên chữ viết nhưng cũng có nhiều trường hợp ngữ âm và chữ viết không thống nhất hoàn toàn.
VD: cong queo, công kênh.
Phụ âm c (cờ) được ghi bằng 3 chữ cái khác nhau: c, k, q. nên các từ trên cũng là từ láy.
+Cách xác định từ ghép:Xem cấu tạo của tổ hợp đó chặt chẽ hay lỏng lẻo, nếu các yếu tố trong tổ hợp gắn bó chặt chẽ với nhau (không thể chen thêm một thành tố nào khác) thì tổ hợp ấy là từ ghép.
Ví dụ: áo dài áo rất dài
+Các bài tập dạy nghĩa của từ: Trước hết GV phải hiểu nghĩa của từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng HS. Có một số biện pháp giải nghĩa từ như sau:
Giải nghĩa bằng trực quan
Giải nghĩa bằng ngữ cảnh: Là cho từ xuất hiện trong một nhóm từ, một câu, một bài để làm rõ nghĩa của từ. VD: Giải nghĩa từ “náo nức” GV đưa ra câu: Chúng em náo nức đón tết.
Giải nghĩa bằng cách so sánh đối chiếu với từ khác
Giải nghĩa bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa…
+ Bài tập dùng từ đặt câu:
GV cần hướng dẫn cho HS nhớ lại xem từ đó đã được dùng thế nào trong các bài tập đọc đã học. Sau đó HS đặt câu với từ này. để đặt được những câu khác nhau GV hướng dẫn cho HS tự đặt câu hỏi (hoặc GV đặt câu hỏi)
VD: Cái gì xanh ngắt?
+Bài tập viết đoạn văn:
GV cần cụ thể hoá ra thành từng nhiệm vụ rõ ràng hơn. Hợp lí hơn cả là đi từ nội dung đến hình thức.
3. Làm giàu vốn từ cho HS trong các giờ học khác:
-Làm giàu vốn từ cho HS trong giờ Tập đọc:
Trong giờ tập đọc GV phải làm cho HS hiểu nghĩa một số từ cần thiết, hiểu được nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa “văn chương” của từ ngữ từ đấy mà học tập cách dùng từ.
-Làm giàu vốn từ cho HS qua môn TN&XH:
Cùng với những kiến thức về tự nhiên XH, trong các giờ học của phân môn này sẽ cung cấp thêm cho học sinh vốn từ ngữ
VD: Chủ đề Thực vật- tập hợp rất nhiều các cây khác nhau HS nhìn vào tranh để nhận ra các loại cây. Những bài tập của môn học này có thể sử dụng hoàn toàn như những bài tập hệ thống hoá vốn từ.
V. KẾT LUẬN:
Để dạy tốt phân môn LTVC lớp 4, 5 người GV cần có sự vận dụng sáng tạo để làm giàu vốn từ cho các em qua các giờ học; vận dụng đa dạng các các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng HS để giúp các em có kiến thức vững chắc tạo nền móng cho các lớp học tiếp theo.
Trên đây là một số biện pháp giúp dạy tốt phân môn LTVC . Vì thời gian đầu tư cho chuyên đề còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu quá rộng nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến tận tình của các cấp quản lí, quý thầy cô giáo đồng nghiệp để chuyên đề có tính khả thi hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Kính chúc quý thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc, an khang thịnh vượng! Chúc quý thầy cô vào năm mới với nhiều thắng lợi mới!
Auto
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Ánh Tuyết
Dung lượng: 3,60MB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)