Kinh tê thi trưong đinh hương XHCN theo tinh thần Đại hội XII của Đảng công san việt nam

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Thạch | Ngày 18/03/2024 | 9

Chia sẻ tài liệu: kinh tê thi trưong đinh hương XHCN theo tinh thần Đại hội XII của Đảng công san việt nam thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
XIN KÍNH CHÀO CÁC BẠN !
GV: Nguyễn Ngọc Thạch
PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KTTT
- Cách hiểu giản đơn: Kinh tế thị trường là nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường

Cách hiểu đầy đủ, cụ thể:
KTTT là một kiểu tổ chức kinh tế, mà trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà SXKD tác động lẫn nhau thông qua thị trường để xác định sản lượng và giá cả.
KTTT là giai đoạn phát triển cao của KTHH khi các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất đều thông qua TT, các chủ thể KT tham gia trên TT đều chịu sự tác động của các quy luật thị trường và thái độ ứng xử của họ đều hướng vào tìm kiếm lợi ích thông qua sự điều tiết của giá cả thị trường
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của KTTT
KTTT nói chung có những đặc điểm sau:
1.2. Các mô hình kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh
+ Phát triển ở các nước TBCN vào thế kỷ XIX;
+ Đặc điểm: chịu sự điều tiết của thị trường, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế;
+ Nền kinh tế phát triển thiếu ổn định, thường xuyên xảy ra khủng hoảng; dễ bị tổn thất các nguồn lực.
- Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước
+ Phát triển mạnh từ thế kỷ XX đến nay và đang được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện;
+ Đặc điểm: vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa chịu sự quản lý của nhà nước
VD một số mô hình KTTT
- Đặc trưng:
+ Đề cao vai trò sở hữu cá nhân, tự do cá nhân, tự do cạnh tranh;
+ Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế hạn chế đến mức thấp;
+ Qúa trình phát triển chủ yếu do khu vực tư nhân đảm nhận, động lực phát triển là lợi ích cá nhân, lợi ích cá nhân được đề cao tối đa.
(1) Kinh tế thị trường tự do mới:
- Phát triển ở hầu hết các nước TB phát triển ở Tây Âu và Mỹ;
VD một số mô hình KTTT
- Đặc trưng:
+ Thừa nhận các vấn đề cơ bản về tính phổ biến của nền KTTT: đa sở hữu, nhưng sở hữu tư nhân là nòng cốt; hoạt động theo cơ chế cạnh tranh tự do; nhà nước điều tiết nền KT.
+ Coi mục tiêu XH và phát triển con người là mục tiêu của nền KT.
+ Nhà nước dẫn dắt nền KT không chỉ nhằm mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả KT mà cả mục tiêu phát triển và hiệu quả XH.
(2) Kinh tế thị trường-xã hội:
- Thực hiện khá thành công ở những nước Tây-Bắc Âu (Đức, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan).
VD một số mô hình KTTT
Quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc để xây dựng thành công và phát triển thuận lợi thể chế kinh tế thị trường XHCN, điểm then chốt là:
- Giải quyết được vấn đề chế độ sở hữu của CNXH kết hợp được với cơ chế thị trường.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định.
(3) Kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc
VD một số mô hình KTTT
- Khung thể chế cơ bản của nền kinh tế thị trường XHCN đặc sắc TQ bao gồm các yếu tố:
+ Đa dạng về sở hữu, lấy chế độ công hữu làm chủ thể ;
+ Người lao động tự do lựa chọn việc làm, thị trường điều tiết việc làm;
+ Phân phối theo lao động là chủ thể, bên cạnh nhiều hình thức phân phối khác;
+ Nhà nước kiểm soát vĩ mô, chức năng quản lý kinh tế của NN;
+ Hệ thống pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp là cơ sở pháp lý và chủ đạo của thể chế kinh tế thị trường.
VD một số mô hình KTTT
(4) Các mô hình KTTT hiện đại:
Trong điều kiện hiên nay, ở mỗi quốc gia khác nhau, có thể có mô hình KTTT khác nhau. Tuy nhiên các mô hình KTTT xuất hiện sau đều phản ánh xu hướng chung của sự phát triển bền vững.
Biểu hiện cụ thể:
- Ngày càng nhấn mạnh mục tiêu của sự phát triển là XH – con người.
- Thừa nhận vai trò định hướng, tổ chức và điều tiết của Nhà nước.
- Mối quan hệ giữa KTTT, Nhà nước pháp quyền và xã hội ngày càng định hình đậm nét.

2. KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VN
2.1.Khái niệm KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đổi mới tư duy về KTTT của Đảng ta
Khái niệm KTTT định hướng XHCN ở VN:
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Đây là hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội.
Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta việc xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN là tất yếu khách quan, bởi vì:
-Mô hình KTKH hóa tập trung không còn phù hợp so với sự phát triển của thời đại.
2.2. Tính tất yếu của việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
2.2.1. Điều kiện trong nước
Thực tiễn qua 30 đổi mới đã chứng minh nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta đạt được một số thành tựu to lớn và được sự đồng thuận của nhân dân.
Đổi mới tư duy lý luận, đổi mới mô hình kinh tế từng bước chuyển mô hình KTKHH tập trung sang nền KTHH có nhiều thành phần tham gia vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
2.2.2. Điều kiện quốc tế.
Thị trường không ngừng mở rộng cả về không gian và thời gian
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của thời đâị
2.3.1. Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Nền KTTT ở nước ta là nền KT hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo CCTT có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đây là một hình thái KTTT vừa tuân theo những quy luật của thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.
2.3. Bản chất và đặc thù của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
- Vai trò của Nhà nước trong điều tiết nền KTTT


2.3.2. Những đặc trưng chung của kinh tế thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN

- Thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng
- Các chủ thể kinh tế tự chủ trong SXKD

- Cơ chế vận hành thông qua quan hệ cung - cầu, giá cả


2.3.2. Đặc thù của định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta

(1) Về mục tiêu:
Nền KTTT định hướng XHCN là nhằm thực hiện ”Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; giải phóng và phát triển sức SX của xã hội; xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH; tạo nhiều việc làm, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Phát triển KTTT phải lấy con người là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.
(2) Về chế độ sở hữu:
- Về sở hữu: trong nền kinh tế có nhiều loại hình và hình thức SH; chế độ công hữu về TLSX ngày càng hoàn thiện và chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH về cơ bản được xây dựng xong.
- Về thành phần kinh tế: có nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
(3) Về phân phối:
- Thực hiện nhiều hình thức phân phối, trong đó, chủ yếu phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh XH, phúc lợi xã hội.
- Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ công bằng xã hội trong từng chính sách và quá trình phát triển…
Sự điều tiết của Nhà nước thông qua xây dựng và thực hiện quy hoạch, chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội để từng bước xây dựng những tiền đề vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Sự điều tiết của Nhà nước vào nền kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia: khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia (trong ngắn hạn, dài hạn), bảo vệ tài nguyên môi trường
2.4. Thực trạng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
2.4.1. Nền kinh tế thị trường đang ở trình độ thấp
Trình độ khoa học - công nghệ lạc hậu so với các nước trong khu vực và thế giới,
Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào tài nguyên, vốn… là chủ yếu
Vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh thiếu, sử dụng và quản lý kém hiệu quả
Lực lượng lao động của Việt Nam đông, nhưng không mạnh.
1
2
3
4
2.4. Thực trạng nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
2.4.1. Nền kinh tế thị trường đang ở trình độ thấp
5
6

Về chế độ sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối đã có bước đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hạ tầng kinh tế - xã hội có tốc độ phát triển nhanh như chưa đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả.
Những tư tưởng, lề thói trì trệ của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp vẫn còn, trở thành lực cản của nền kinh tế.
2.4.2. KTTT đang trong quá trình tiếp tục chuyển đổi
Cơ chế quản lý, hệ thống pháp luật đang tiếp tục hoàn thiện và điều chỉnh để thích ứng với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành, phát triển thiếu đồng bộ, vận hành chưa thông suốt.
2.4.3. Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện đẩy mạnh hội nhập quốc tế
Tiến trình Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới qua 30 năm đổi mới.
+ Năm 1987 Luật Đầu tư nước ngoài.
+ Năm 1993: khai thông quan hệ với WB, IMF;
+ Năm 1995: gia nhập Hiệp hội ASEAN.
+ Năm 1995: Tham gia khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và tham gia Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM);
+Năm 2006 Việt Nam hội nhập WTO...V.V..
+Năm 2015 Việt Nam tham gia ký Hiệp định TPP…
Thực tiễn qua 30 năm đổi mới và hội nhập đã tạo ra nhiều cơ hội đồng thời cũng không ít khó khăn thách thức.
- Cơ hội:
+ Phát triển thương mại quốc tế, mở rộng thị trường;
+ Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước; tranh thủ KH-CN, kinh nghiệm tổ chức quản lý nền SX lớn từ các nước trên thế giới để phát triển SX trong nước;
+ Tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của nền KT;
+ Phát triển hạ tầng KT-XH;
+ Thúc đẩy toàn diện công cuộc đổi mới của đất nước.
2.5. Các giải pháp phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt nam.
Thách thức:
+ Mô hình kinh tế kém hiệu quả;
+ Năng lực cạnh tranh thấp trên 3 cấp độ;
+ Quản lý, khai thác các nguồn lực kém hiệu quả;
+ Hệ thống pháp luật vừa yếu, vừa thiếu và chưa đồng bộ;
+ Hạ tầng KT-KT và XH kém phát triển;
+ Nguồn nhân lực chất lượng kém;
+ Những thách thức đối với chế độ chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong nền KTTT….
2.5.1. Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Mục đích: nhằm khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của các thành phần…
- Giải pháp cụ thể:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển …
+ Tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới, sắp xếp, nâng cao hiệu quả của KT nhà nước, đảm bảo KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo nền KT.
2.5.2. Đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước găn với phát triên kinh tế tri thức và bảo vê tài nguyên môi trường
- Tạo những tiền đề vật chất cho nền KT
- Trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến chuyển LĐ thủ công sang LĐ bằng máy móc, tự động hóa;
-Xây dựng CCKT hợp lý, hiện đại gắn với sự PCLĐ hợp tác quốc tế;
- Xây dựng đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật và kỷ luật cao để tăng năng suất lao động,
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập
2.5.3.Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường
- Về phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường:
+ Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh;
+ Đổi mới, hoàn thiện thể chế giá, cạnh tranh, kiểm soát độc quyền;
+ Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, các đoàn thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng đối với người tiêu dùng và môi trường.
2.5.4.Nâng cao vai trò LĐ của Đảng, năng lực, hiệu lực quản lý của NN đối với nền KTTT định hướng XHCN.
Năng lực và hiệu lực quản lý của Nhà nước
2.5.5.Mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
36
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
XIN CẢM ƠN CÁC ĐỒNG CHÍ !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Thạch
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)