Kinh te the gioi 2

Chia sẻ bởi Phạm Duy Thanh | Ngày 03/05/2019 | 338

Chia sẻ tài liệu: kinh te the gioi 2 thuộc Địa lý

Nội dung tài liệu:

(i) Mục tiêu:
- Về kiến thức:
Sau khi học xong chương này, người học cần:
+ Nắm được đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội châu Á, châu Phi, châu Úc và một số nước tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á, Ai Cập, Nam Phi, Ôxtrâylia và các đảo châu Đại Dương.
+ Đánh giá được thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội đến phát triển kinh tế của các nước tiêu biểu ở châu Á, châu Phi, châu Úc. Giải thích được nguyên nhân của sự phân hóa lãnh thổ.
+ Vận dụng và liên hệ thực tiễn Việt Nam.
- Về kỹ năng:
+ Củng cố và phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự vật, hiện tượng địa lý đặc biệt là hiện tượng Địa lý kinh tế xã hội.
+ Sử dụng thành thạo bản đồ, đồ thị, số liệu thống kê, tư liệu để thu thập, xử lý thông tin
+ Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lý kinh tế xã hội đang diễn ra ở châu Á, châu Phi, châu Úc.
- Về thái độ:
+ Thái độ quan tâm tới những vấn đề liên quan đến địa lý như dân số, môi trường. Thái độ đúng đắn trước hiện tượng kinh tế xã hội của một số quốc gia và khu vực châu Á, châu Phi, châu Úc
+ Ý chí vươn lên, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
(ii) Chuẩn bị
+ Vật chất: Phương tiện điều kiện dạy học: Các bản đồ, sơ đồ hình ảnh liên quan đến tự nhiên và kinh tế các nước châu Á, Phi, Úc. Sử dụng máy chiếu
+ Người học: Chuẩn bị tài liệu liên quan đến các vấn đề thảo luận để báo cáo theo nhóm theo yêu cầu của giảng viên
+ Địa điểm: Học lý thuyết trên lớp
(iii) Nội dung:

Chương 1
ĐỊA LÝ KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
(Lý thuyết: 25, Thực hành & Thảo luận: 10)
* Mục tiêu:
Sau khi học xong chương này, người học cần:
+ Nắm được đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội châu Á và một số nước tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, khu vực Đông Nam Á.
+ Đánh giá được thuận lợi và khó khăn của đặc điểm tự nhiên và dân cư xã hội đến phát triển kinh tế của các nước tiêu biểu ở châu Á. Giải thích được nguyên nhân của sự phân hóa lãnh thổ.
+ Vận dụng và liên hệ thực tiễn Việt Nam.
* Nội dung:
1.1. Khái quát chung về châu Á
1.1.1. Vị trí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Châu Á có diện tích 43,5 triệu km2, nằm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông. Bờ biển châu Á không bị cắt xẻ nhiều như châu Âu, châu Á cũng có một số bán đảo lớn và những vịnh biển lớn: Bán đảo Camsatca,bán đảo Triều Tiên, Đông Dương, Malaisia, ấn Độ, Aráp, các vịnh biển lớn như Bột Hải, Bắc Bộ,Thái Lan. Có các đảo và quần đảo: Nhật Bản, Philippin, Inđônexia, các đảo lớn như Hải Nam, Đài Loan, Srilanka…
Cực bắc châu Á là mũi Trêliuxkin 77º 43’ B (thuộc CHLB Nga).
Cực Nam là mũi Piai 1º16’ B (bán đảo Malaysia)
(nếu kể cả các đảo Châu Á kéo dài tới vĩ độ 10º N).
Cực Đông là mũi Đêzơnhép 169º40’ kinh Tây (eo BêRinh).
Cực Tây là mỏm cuối cùng của bán đảo tiểu Á 25º03’Đ (Mũi Baba).
Bao quanh châu Á là ba đại dương :Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương. Phía tây châu Á là châu Âu có biên giơí tự nhiên là dãy Uran-sông Uran và biển Caxpi. Phía tây nam giáp với Châu Phi qua Hồng Hải và kênh đào Xuyê. Đường xích đạo chạy qua phía nam châu lục (Indonexia), ở phía Bắc có chí tuyến Bắc và vòng cực chạy qua. Như vậy châu Á nằm trong vành đai khí hậu từ cực đến xích đạo.
1.1.1.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình châu Á rất phức tạp có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau:
Địa hình Châu Á có sự tương phản rõ rệt (ngay cạnh núi cao là bồn địa, thung lũng). Sự phân bố địa hình: không đều
• 3/4 diện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 10
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)