Kinh tế nhà nước

Chia sẻ bởi Anh Phát | Ngày 11/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Kinh tế nhà nước thuộc Giáo dục công dân 11

Nội dung tài liệu:

Tìm hiểu
về
Kinh tế
nhà nước
Giới thiệu
Một nền kinh tế nói chung bao gồm 2 khu vực là khu vực KTNN và khu vực KTTN

Ở một nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) như nước ta ngoài 2 khu vực kinh tế cơ bản này còn có thành phần kinh tế tập thể (Hợp tác xã)

Trong nền kinh tế XHCN, KTNN giữ vai trò chủ đạo
Khái niệm KTNN
Kinh tế nhà nước (KTNN) bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào vòng chu chuyển kinh tế.
KTNN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu công cộng (công hữu) về tư liệu sản xuất (sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước).
KTNN còn bao gồm sở hữu nhà nước đối với tài nguyên, khoán sản, đất đai, đồi núi, rừng...
Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
DNNN không hướng đến và cũng không cần cố gắng tối đa hóa lợi nhuận như các công ty tư nhân
Doanh nghiệp nhà nước

So với DNTN, DNNN thường được cho là kém hiệu quả hơn,
lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công ty tư nhân chỉ
hướng đến tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, DNNN thường
phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi ích
của người dân, được thành lập để đối phó với những thất bại
của thị trường.
Hợp tác xã
HTX là một hình thái kinh tế do nhà nước quản lí.
Mỗi địa phương có một tổ chức HTX do chủ nhiệm hợp tác xã quản lí. đó là một hình thái kinh tế giúp người trong khu vực, địa phương đó dễ làm ăn hơn do nhà nước kết nối với những doanh nghiệp, nhà máy....Để thu mua đồ, hàng mà người dân ở đó có và bán (ví như: cà chua, ớt, bí.....).
Ngày nay, ngoài những Hợp tác xã truyền thống như Nông nghiệp, Dịch vụ tổng hợp, Ô tô còn có các Hợp tác xã trên mọi lĩnh vực khác, như: Bệnh viện, Tàu thuyền, Điện tử, Công nghệ Thông tin...
Vai trò
KTNN quản lý nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, rừng núi. Nói cách khác thì chỉ nhà nước mới có quyền khai thác, cho phép các thành phần KT khác khai thác, kinh doanh, sản xuất các nguồn sở hữu này trên cơ sở những quy định cụ thể tùy từng lĩnh vực.
KTNN giữ vai trò chủ đạo, điều tiết thị trường và tác động đến toàn bộ nền kinh tế
Vai trò
Ví dụ như khi ngành điện (tổng công ty điện là một DNNN), tăng hoặc giảm giá điện bán ra lập tức tác động ngay đến các ngành sản xuất kinh doanh, đến thị trường, làm biến động các hoạt động KTXH
Tuy nhiên mặt trái của vai trò “chủ đạo” của nền KTNN chính là tạo ra thế độc quyền của các ngành mũi nhọn như điện, nước, dầu,than...
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Phát
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)