Kinh tế chính trị-cau tu luan ngan

Chia sẻ bởi Trần Thị Kim Cúc | Ngày 27/04/2019 | 136

Chia sẻ tài liệu: kinh tế chính trị-cau tu luan ngan thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

Đề cương kinh tế chính trị
A-Tự luận ngắn
Câu 1:
Điều kiện thực hiện TSXMR theo chiều rộng là: cung cấp đủ các yếu tố đầu vào (vốn, tài nguyên, sức lao động, …) để mở rộng sản xuất.
Điều kiện thực hiện TSXMR theo chiều sâu là: ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để mở rộng sản xuất.
Câu 2:
Các khâu của quá trình TSX xã hội? (4 khâu)
Sản xuất. Khâu quan trọng, vai trò quyết định
Phân phối.
Trao đổi.
Tiêu dùng. Là mục đích, động lực của SX.
Câu 3:
Nội dung của quá trình TSX xã hội.(4 nội dung):
TSX của cải vật chất.
TSX sức lao động.
TSX quan hệ sản xuất.
TSX môi trường sinh thái.
Câu 4:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường tính là một năm.
Câu 5:
Vai trò của tăng trưởng kinh tế:
Điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo, lạc hậu.
Cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống: tăng tuổi thọ, giảm suy dinh dưỡng, giảm bệnh tật, phát triển giáo dục, văn hoá, thể thao.
Tạo ĐK để tích luỹ vốn, mở rộng sản xuất và cải tiến kĩ thuật, tạo việc làm, giảm thất nghiệp, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.
Là tiền đề vật chất để củng cố quốc phòng, an ninh.
Khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế.
Câu 6:
Các nhân tố tăng trưởng kinh tế: (5 nhân tố)
Vốn.
Con người.
Khoa học và công nghệ.
Cơ cấu kinh tế.
Thể chế chính trị và quản lí nhà nước.
Nhân tố con người là cơ bản nhất, vì:
Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận, là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Còn vốn, tài nguyên thiên nhiên, … là hữu hạn.
Con người sáng tạo ra kĩ thuật, công nghệ và sử dụng kĩ thuật, công nghệ, vốn,…để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.
Vì vậy, phát triển GD-ĐT, y tế,…là để phát huy nhân tố con người. Đó chính là sự đầu tư cho phát triển.
Câu 7:
Điều kiện ra đời và tồn tại của SX hàng hoá: (2 điều kiện)
Có sự phân công lao động.
Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
Câu 8:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hoá có 2 thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Sở dĩ hàng hoá có 2 thuộc tính là do LĐSX hàng hoá có tính 2 mặt vừa là lao động cụ thể, vừa là lao động trừu tượng. Chính lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng, lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.
Không phải mọi lao động đều tạo ra giá trị của hàng hoá. Chỉ có lao động trừu tượng mới tạo ra giá trị
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Kim Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)