Kinh nghiệm xây dựng website trường học

Chia sẻ bởi Vũ Trung Kiên | Ngày 26/04/2019 | 44

Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm xây dựng website trường học thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Kinh nghiệm xây dựng website trường học
Điều kiện :
+ Phải có ít nhất 1 giáo viên chuyên trách : có hiểu biết về mạng máy tính, nắm chắc các kỹ năng khai thác Internet như sử dụng trình duyệt, đăng ký, hoạt động trong các diễn đàn, email, download, upload các tài liệu, có hiểu biết về html và cơ sở dữ liệu...
+ Phải được sự ủng hộ của BGH nhà trường và sự phối hợp của nhóm giáo viên có kỹ năng sử dụng máy tính, một điều quan trong nữa là những người có khả năng viết bài, xử lý ảnh bằng photoshop.
+ Có các thiết bị cần thiết : 01 máy tính cấu hình khá, mạng LAN, có kết nối Internet (sử dụng ADSL). Ngoài ra cũng cần có máy scan, máy ảnh KTS...
Chuẩn bị
Có 3 modul quan trọng trong một website trường học đơn giản là modul trang tin điện tử, modul nghiệp vụ (báo điểm thi, góp ý, thông tin nội bộ...) và modul diễn đàn. Trong đó theo tôi quan trọng hơn cả là modul trang tin và nghiệp vụ (một số trường không có 2 modul này).
Tại đây, tôi chỉ chú trọng vào xây dựng trang web động.
Trước hết cần lựa chọn mã nguồn phù hợp. Tuỳ theo năng lực của ngừoi quản trị mà lực chọn. Có thể lựa chọn mã nguồn viết từ các ngôn ngữ ASP, ASPx, PHP...
Chúng tôi đã lựa chọn ASP dù hơn cũ một chút. Trong một trang tin cần chú ý có 2 modul riêng biết : 1 dành cho những người quản trị đăng, sửa, xoá bài, cập nhật hình ảnh... lên web (hệ quản trị thông tin) và 1 dành cho người thăm web trên Internet.
Hiện chúng tôi đang dùng 1 hệ quản trị thông tin mã nguồn mở và trang tin tự thiết kế sử dụng CSDL Access. Lưu ý, CSDL cũng rất quan trọng, dù Access không được tốt như SQL server hay My SQL nhưng sẽ dễ cài đặt và quản lý hơn. Các modul như thông báo điểm các kỳ thi, gửi bài đăng tin, góp ý cho hiệu trưởng, kỷ yếu... do chúng tôi tự thiết kế và viết mã nguồn (các chức năng này hầu như không có mã nguồn mở trên Internet).
Lựa chọn 1 diễn đàn nguồn mở,, chỉnh sửa sao cho phù hợp để có thể sử dụng được.
Tất cả những công việc trên phải được chuẩn bị hoàn tất trên máy tính cài đặt làm server (localhost) sao cho trơn tru, ít lỗi nhất và có thể thực hành việc quản trị ngay trên máy cá nhân trước khi upload lên mạng.
Chi phí cho bước này tuỳ theo yêu cầu của nhà trường. Có thể mua trọn gói (khoảng 5 đến 10 triệu VNĐ),  có thể mua từng phần hoặc tự làm. Nếu tự làm hoặc có người hướng dẫn trực tiếp sẽ dễ dàng cho công tác quản trị sau này.
Thủ tục mua tên miền, thuê host, đăng ký hoạt động
•3.1  Phải đăng ký mua tên miền. Có thể lựa chọn tên miền quốc tế dạng .net, .edu... (sẽ rẻ hơn) hoặc chọn tên miền quốc gia dành cho giáo dục .edu.vn (chi phí cao hơn, tên miền bắt buộc đặt theo quy định).
•3.2  Đồng thời thuê dịch vụ máy chủ lưu trữ web trên mạng.
Chi phí cho 3.1 và 3.2 khoảng 4 triệu  VNĐ/ 2 năm sử dụng.
•3.3  Làm các thủ tục pháp lý:
•-         Lập tờ trình báo cáo UBND Huyện và Sở
•-         Lập hồ sơ theo hướng dẫn, trình Sở Thông tin và Truyền thông.
Lệ phí không đáng kể, chủ yếu là kinh phí đi lại, làm hồ sơ. Thời gian phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ của đơn vị định đăng ký sử dụng web.
Upload lên mạng
Sau khi hoàn thành các công việc ở 1, 2 và 3, nhà cung cấp dịch vụ host sẽ trỏ tên miền vào host và từ đó, người quản trị phải dùng trình FPT để upload toàn bộ mã nguồn, CSDL đã có trên máy tính ở (2) lên mạng và test để đưa vào sử dụng.
Quản trị
Đây là công việc chiếm nhiều thời gian, công sức nhất. Thường xuyên phải có đội ngũ quản trị viên theo dõi hoạt động của website từng ngày, từng giờ, từ đó mới có kế hoạch để nâng cấp, chuyển hướng hoạt động cho phù hợp.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Trung Kiên
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)