Kinh nghiệm về giáo dục học sinh thông qua trò chơi dân gian

Chia sẻ bởi Hồ Thị Hoàng Vinh | Ngày 10/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm về giáo dục học sinh thông qua trò chơi dân gian thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH TIỂU HỌC
THÔNG QUA TRÒ CHƠI DÂN GIAN

A Đặt vấn đề :
Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của trẻ em chính là hoạt động vui chơi. Trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tôi thấy việc tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.
Di sản văn hoá truyền thống Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau, trong đó có thể nói, trò chơi dân gian cũng là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của trẻ. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”.
Ở lứa tuổi HS tiểu học, các em không những được học tập mà cần được vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi nhằm phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho các em chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng.
Ngược dòng thời gian trở về trước đã có những trò chơi như u tù, kéo co, thả diều, đánh chuyền, nhảy dây …. Kí ức tuổi thơ còn đọng lại trong ta là sự sảng khoái, hả hê khi thắng cuộc trò chơi kéo co, sung sướng đến tê người khi cánh diều no gió, bay bổng của trò chơi thả diều, là sự ú tim hồi hộp của trò chơi trốn tìm. Có lẽ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với những trò chơi hấp dẫn lôi cuốn của trẻ thơ. Tiếc rằng những trò chơi hồn nhiên ấy, đang dần mai một, ngày càng bị lãng quên. Ngày nay trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, những trò chơi dân gian trở nên xa lạ đối với trẻ thơ. Thay vào đó, là những trò chơi điện tử mang tính bạo lực, nguy hiểm. Các quầy hàng trò chơi điện tử mọc lên nhan nhản từ miền ngược đến miền xuôi mà khách hàng ở đây chỉ toàn là các em nhỏ ở lứa tuổi tiểu học là đa số. Lời cảnh báo của chúng ta những người làm công tác giáo dục :“Hãy ngăn chặn các trò chơi vô bổ, bằng việc phát huy tốt trò chơi dân gian - một di sản văn hóa quý báu của dân tộc” .
Tuy nhiên trong thực tế việc chuyển tải các trò chơi dân gian cho học sinh tiểu học còn gặp nhiều bất cập do những khó khăn như: không gian, thời gian chơi, cách thức tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để vừa vui tươi, lành mạnh vừa đảm bảo an toàn cho học sinh.Trong khi học sinh hiện nay, nhất là học sinh ở các vùng, miền nói chung chưa có điều kiện tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Hoàng Vinh
Dung lượng: 12,66MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)