Kinh nghiệm tăng cường kĩ năng TV lớp 1
Chia sẻ bởi Trương Minh Tú |
Ngày 07/05/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm tăng cường kĩ năng TV lớp 1 thuộc Học vần 1
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NAM GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH MỸ
Đề tài dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Năm học 2009 - 2010
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Người thực hiện: Khương Bùi Hải Yến
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Học vần là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng đó. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy học vần cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc, viết tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Chương trình Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 16/2006 của Bộ GD&ĐT xác định: dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
- Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, có tác dụng kích thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiên và phù hợp.
- Chương trình yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc viết song song từ lớp 1 đến lớp 5.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Trong chuẩn KT-KN của môn Tiếng việt chia mức độ cần đạt theo từng giai đoạn trong năm như sau :
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Qua quá trình dạy học nhiều năm bản thân rút ra một số kinh nghiệm để rèn luyện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở lớp 1, tôi xin được trình bày như sau :
1. Về nghe :
Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục.
Với học sinh tại địa bàn một số do phát âm theo phương ngữ nên vẫn còn một số sai sót như phát âm chưa rõ giữa tr và ch, giữa l và n, giữa thanh hỏi và thanh ngã, những vần có tận cùng là t/c, n/ng và một số vấn đề khác, tôi hạn chế được điều này cho học sinh bằng cách:
+ Những tiếng có thanh hỏi tôi hướng dẫn cho học sinh
phát âm trầm, thấp giọng gần như thanh nặng.
+ Những tiếng có thanh ngã lên cao giọng gần như tiếng
phát âm có thanh sắc
+ Những tiếng tận cùng là t và n đưa đầu lưỡi cong lên, đụng lợi trên.
+ Những nhóm vần dễ nhầm lẫn:
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Học sinh giọng Nam bước đầu nghe còn bỡ ngỡ nhưng nếu giáo viên phát âm chuẩn thì học sinh
rất mau quen và dễ nhận biết.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
2. Kĩ năng nói:
- Để rèn kĩ năng nói sau mỗi bài đều có phần luyện nói. Ở đây các em được luyện nói theo gợi ý của tranh, gợi ý của giáo viên . Học sinh có thói quen dùng câu rút gọn. Ví dụ giáo viên hỏi “ Bức tranh vẽ gì ?” thay vì trả lời “bức tranh vẽ hình con mèo” các em chỉ trả lời “con mèo”. Hãy giúp các em nhận thấy trong câu hỏi trên , từ dùng để hỏi là từ “gì”, khi trả lời, cần phải lặp lại “Bức tranh vẽ...”rồi thay từ để hỏi bằng ý trả lời “con mèo”để có một câu hoàn chỉnh. Cứ kiên nhẫn như thế học sinh dần dần sẽ có thói quen nói thành câu để sau này dễ dàng viết thành câu.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Để khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến, ngoài việc tuyên dương những ý đúng, ý sáng tạo, ta không nên bác bỏ những ý kiến chưa hợp lí của các em mà nhẹ nhàng hướng các em phát biểu vào trọng tâm bài học, những học sinh yếu ta có thể chấp nhận những ý lặp lại của bạn hay từ trong sách và từ từ động viên các em phát biểu độc lập, sáng tạo.
- Trong một bài học vần , không chỉ ta chỉ có thể luyện nói cho học sinh ở phần luyện nói mà ngay khi giới thiệu bài, quan sát tranh, phân tích cấu tạo vần, so sánh vần, phân tích cấu tạo tiếng, tìm tiếng mang vần đang học...giáo viên đều phải lưu ý rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh . Được như vậy học sinh sẽ mạnh dạn, lớp học sẽ sinh động, hiệu quả giờ học sẽ cao hơn.
3. Kĩ năng đọc :
a. Dạy phát âm:
- Phương pháp chung của việc dạy phát âm ở lớp Một chủ yếu là thầy/cô phát âm mẫu, rồi học sinh phát âm theo. Việc phát âm từng âm tiết (từng tiếng) là quan trọng hơn cả, việc phát âm riêng từng âm vị (âm) chỉ cần thiết khi phải sửa lỗi phát âm.
b. Dạy đánh vần và đọc trơn từng tiếng.
- Cách dạy học “ đánh vần” được chia làm 2 bước:
Bước 1: Ghép âm trong phần vần để đọc được vần
Bước 2 : Ghép âm đầu với phần vần và thanh điệu để đọc được cả âm tiết
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Đích cần đạt của học vần là đọc trơn từng tiếng, việc phân tích cấu tạo tiếng chỉ cần thiết để nhận diện vần.
- Phương pháp dạy đọc tiếng Việt ở giai đoạn học vần như sau:
+ Yêu cầu đọc trơn một âm tiết là chủ yếu. Khi học sinh nắm được cách đánh vần thì khuyến khích đọc trơn, bỏ qua bước đánh vần.Yêu cầu phân tích (tức đánh vần)là cần thiết để nhận diện âm tiết trong những bước đầu học vần đối với học sinh nói chung và để kiểm tra sự nhận biết cấu trúc tiếng (âm tiết) đối với học sinh khá đã nhanh chóng biết đọc trơn.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
c. Đọc trơn từ ngữ, từng câu, từng bài.
- Trong tiết 1 học vần đọc trơn bắt đầu cho việc hình thành một bài học vần (đọc từ khóa) và sau đó để kết thúc một âm vần mới học (từ ngữ ứng dụng).Học sinh đọc được các từ ngữ chứa âm vần mới học , xác định âm vần mới học có trong từ ngữ đó.
- Dạy đọc từ ứng dụng là giáo viên nêu từ ngữ ứng dụng cho học sinh nhận ra từ ngữ chứa âm vần mới học, đọc trơn từ ngữ đó rồi chỉ ra âm vần mới học trong các từ ngữ đó, đánh vần để khẳng định việc đọc trơn của mình.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Yêu cầu đọc từng câu, từng bài được đặt ra trong tiết 2. Đọc từng câu, từng bài trong mục luyện đọc bài ứng dụng, mở đầu cho tiết 2, việc đọc câu bài ứng dụng được tiến hành theo 2 bước:
* Bước 1 : Cho học sinh nắm nội dung hình vẽ, khêu gợi để học sinh nắm nội dung văn bản từ đó học sinh đọc câu bài một cách có hiểu biết.
* Bước 2: Đọc trơn câu, bài.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
4. Kĩ năng viết :
- Việc luyện viết đúng mẫu chữ được thực hiện ở bài học vần và tiết tập viết . Ở học vần tiết 1 có mục luyện viết đúng chữ ghi âm, vần, tiếng từ ở giữa tiết 1 và luyện viết đúng từ khóa ở giữa tiết 2. Mỗi phần luyện viết trong vòng 7-8 phút. Ở tiết 1,các em luyện viết trên bảng con khi đã nhận biết được chữ ghi âm vần mới từ việc phân tích từ khóa. Việc luyện viết nhằm giúp học sinh nhận thức về chữ ghi âm vần mới học. Ở tiết 2, các em luyện viết trong vở tập viết sau khi đã đọc từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng. Việc luyện viết nhằm khắc sâu về từ khóa.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Giáo viên viết mẫu và giảng giải cách viết, giáo viên cần làm rõ chỗ nối nét, khoảng cách giữa các con chữ.
* Nghệ thuật dạy viết đúng mẫu là sự tỉ mỉ uốn nắn từng nét cho từng em. Là sự kiên nhẫn trong hướng dẫn cho các em. Ngoài ra còn cần biết kìm chế tốc độ viết của các em trong giai đoạn đầu, thầy cô kiểm tra xong mới cho các em viết tiếp.Cách làm này giúp học sinh viết cẩn thận, tránh viết ẩu, viết vội cho xong.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc rèn 4 kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 mà cá nhân đã thực hiện và thu được nhiều kết quả cao.Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản của vần đề song không tránh khỏi những sai sót nhưng tôi hi vọng những gì mà đề tài
này mang lại góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã quan tâm theo dõi
Người thực hiện : Khương Bùi Hải Yến
TRƯỜNG TIỂU HỌC THẠNH MỸ
Đề tài dự thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện
Năm học 2009 - 2010
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh lớp 1
Người thực hiện: Khương Bùi Hải Yến
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vô vùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Học vần là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng đó. Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp đầu cấp - việc dạy học vần cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc, viết tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng Việt.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Chương trình Tiểu học ban hành kèm theo quyết định số 16/2006 của Bộ GD&ĐT xác định: dạy Tiếng Việt là dạy cho học sinh sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động phù hợp với lứa tuổi.
- Các kĩ năng được rèn luyện thông qua nhiều bài tập phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, có tác dụng kích thích trẻ có những hành vi ngôn ngữ ứng xử tự nhiên và phù hợp.
- Chương trình yêu cầu dạy cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc viết song song từ lớp 1 đến lớp 5.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Trong chuẩn KT-KN của môn Tiếng việt chia mức độ cần đạt theo từng giai đoạn trong năm như sau :
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Qua quá trình dạy học nhiều năm bản thân rút ra một số kinh nghiệm để rèn luyện 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết ở lớp 1, tôi xin được trình bày như sau :
1. Về nghe :
Học sinh lớp 1 hằng ngày đến lớp chủ yếu được nghe giọng của giáo viên. Vì vậy giáo viên cố gắng cho học sinh nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục.
Với học sinh tại địa bàn một số do phát âm theo phương ngữ nên vẫn còn một số sai sót như phát âm chưa rõ giữa tr và ch, giữa l và n, giữa thanh hỏi và thanh ngã, những vần có tận cùng là t/c, n/ng và một số vấn đề khác, tôi hạn chế được điều này cho học sinh bằng cách:
+ Những tiếng có thanh hỏi tôi hướng dẫn cho học sinh
phát âm trầm, thấp giọng gần như thanh nặng.
+ Những tiếng có thanh ngã lên cao giọng gần như tiếng
phát âm có thanh sắc
+ Những tiếng tận cùng là t và n đưa đầu lưỡi cong lên, đụng lợi trên.
+ Những nhóm vần dễ nhầm lẫn:
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Học sinh giọng Nam bước đầu nghe còn bỡ ngỡ nhưng nếu giáo viên phát âm chuẩn thì học sinh
rất mau quen và dễ nhận biết.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
2. Kĩ năng nói:
- Để rèn kĩ năng nói sau mỗi bài đều có phần luyện nói. Ở đây các em được luyện nói theo gợi ý của tranh, gợi ý của giáo viên . Học sinh có thói quen dùng câu rút gọn. Ví dụ giáo viên hỏi “ Bức tranh vẽ gì ?” thay vì trả lời “bức tranh vẽ hình con mèo” các em chỉ trả lời “con mèo”. Hãy giúp các em nhận thấy trong câu hỏi trên , từ dùng để hỏi là từ “gì”, khi trả lời, cần phải lặp lại “Bức tranh vẽ...”rồi thay từ để hỏi bằng ý trả lời “con mèo”để có một câu hoàn chỉnh. Cứ kiên nhẫn như thế học sinh dần dần sẽ có thói quen nói thành câu để sau này dễ dàng viết thành câu.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Để khuyến khích học sinh mạnh dạn phát biểu ý kiến, ngoài việc tuyên dương những ý đúng, ý sáng tạo, ta không nên bác bỏ những ý kiến chưa hợp lí của các em mà nhẹ nhàng hướng các em phát biểu vào trọng tâm bài học, những học sinh yếu ta có thể chấp nhận những ý lặp lại của bạn hay từ trong sách và từ từ động viên các em phát biểu độc lập, sáng tạo.
- Trong một bài học vần , không chỉ ta chỉ có thể luyện nói cho học sinh ở phần luyện nói mà ngay khi giới thiệu bài, quan sát tranh, phân tích cấu tạo vần, so sánh vần, phân tích cấu tạo tiếng, tìm tiếng mang vần đang học...giáo viên đều phải lưu ý rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh . Được như vậy học sinh sẽ mạnh dạn, lớp học sẽ sinh động, hiệu quả giờ học sẽ cao hơn.
3. Kĩ năng đọc :
a. Dạy phát âm:
- Phương pháp chung của việc dạy phát âm ở lớp Một chủ yếu là thầy/cô phát âm mẫu, rồi học sinh phát âm theo. Việc phát âm từng âm tiết (từng tiếng) là quan trọng hơn cả, việc phát âm riêng từng âm vị (âm) chỉ cần thiết khi phải sửa lỗi phát âm.
b. Dạy đánh vần và đọc trơn từng tiếng.
- Cách dạy học “ đánh vần” được chia làm 2 bước:
Bước 1: Ghép âm trong phần vần để đọc được vần
Bước 2 : Ghép âm đầu với phần vần và thanh điệu để đọc được cả âm tiết
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Đích cần đạt của học vần là đọc trơn từng tiếng, việc phân tích cấu tạo tiếng chỉ cần thiết để nhận diện vần.
- Phương pháp dạy đọc tiếng Việt ở giai đoạn học vần như sau:
+ Yêu cầu đọc trơn một âm tiết là chủ yếu. Khi học sinh nắm được cách đánh vần thì khuyến khích đọc trơn, bỏ qua bước đánh vần.Yêu cầu phân tích (tức đánh vần)là cần thiết để nhận diện âm tiết trong những bước đầu học vần đối với học sinh nói chung và để kiểm tra sự nhận biết cấu trúc tiếng (âm tiết) đối với học sinh khá đã nhanh chóng biết đọc trơn.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
c. Đọc trơn từ ngữ, từng câu, từng bài.
- Trong tiết 1 học vần đọc trơn bắt đầu cho việc hình thành một bài học vần (đọc từ khóa) và sau đó để kết thúc một âm vần mới học (từ ngữ ứng dụng).Học sinh đọc được các từ ngữ chứa âm vần mới học , xác định âm vần mới học có trong từ ngữ đó.
- Dạy đọc từ ứng dụng là giáo viên nêu từ ngữ ứng dụng cho học sinh nhận ra từ ngữ chứa âm vần mới học, đọc trơn từ ngữ đó rồi chỉ ra âm vần mới học trong các từ ngữ đó, đánh vần để khẳng định việc đọc trơn của mình.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Yêu cầu đọc từng câu, từng bài được đặt ra trong tiết 2. Đọc từng câu, từng bài trong mục luyện đọc bài ứng dụng, mở đầu cho tiết 2, việc đọc câu bài ứng dụng được tiến hành theo 2 bước:
* Bước 1 : Cho học sinh nắm nội dung hình vẽ, khêu gợi để học sinh nắm nội dung văn bản từ đó học sinh đọc câu bài một cách có hiểu biết.
* Bước 2: Đọc trơn câu, bài.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
4. Kĩ năng viết :
- Việc luyện viết đúng mẫu chữ được thực hiện ở bài học vần và tiết tập viết . Ở học vần tiết 1 có mục luyện viết đúng chữ ghi âm, vần, tiếng từ ở giữa tiết 1 và luyện viết đúng từ khóa ở giữa tiết 2. Mỗi phần luyện viết trong vòng 7-8 phút. Ở tiết 1,các em luyện viết trên bảng con khi đã nhận biết được chữ ghi âm vần mới từ việc phân tích từ khóa. Việc luyện viết nhằm giúp học sinh nhận thức về chữ ghi âm vần mới học. Ở tiết 2, các em luyện viết trong vở tập viết sau khi đã đọc từ ngữ ứng dụng, bài ứng dụng. Việc luyện viết nhằm khắc sâu về từ khóa.
Kinh nghiệm rèn kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh Lớp 1
- Giáo viên viết mẫu và giảng giải cách viết, giáo viên cần làm rõ chỗ nối nét, khoảng cách giữa các con chữ.
* Nghệ thuật dạy viết đúng mẫu là sự tỉ mỉ uốn nắn từng nét cho từng em. Là sự kiên nhẫn trong hướng dẫn cho các em. Ngoài ra còn cần biết kìm chế tốc độ viết của các em trong giai đoạn đầu, thầy cô kiểm tra xong mới cho các em viết tiếp.Cách làm này giúp học sinh viết cẩn thận, tránh viết ẩu, viết vội cho xong.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc rèn 4 kĩ năng Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 mà cá nhân đã thực hiện và thu được nhiều kết quả cao.Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ trình bày những nội dung cơ bản của vần đề song không tránh khỏi những sai sót nhưng tôi hi vọng những gì mà đề tài
này mang lại góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã quan tâm theo dõi
Người thực hiện : Khương Bùi Hải Yến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Minh Tú
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)