Kinh nghiệm quản lý phòng máy
Chia sẻ bởi Nguyễn Đức Cường |
Ngày 29/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: kinh nghiệm quản lý phòng máy thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Kinh Nghi?m Qu?n lý phũng mỏy
ghost
2:30 PM
2
Phần 1: Sử dụng DeepFreeze
(phần mềm làm đông cứng các ổ đĩa).
1.Đặc điểm của phần mềm:
- Dung lượng nhỏ cài dễ dàng, khi cài không tự động vào thư mục C:Programs giống như cài các chương trình khác mà thường xuất hiện biểu tượng trên thanh Taskbar.
2:30 PM
3
2.ưu, nhược điểm của hệ điều hành khi cài DeepFreeze và cách khắc phục:
a.ưu điểm:
- Khi cài đặt, phần mềm cho phép lựa chọn các ổ để làm đông cứng.
- Tác dụng của việc đông cứng đối với một ổ đĩa là: nếu ta xoá hay copy thêm một file vào ổ đĩa đó chỉ sau một lần khởi động lại máy tính thì mọi dữ liệu và chương trình trên đĩa vẫn y nguyên như ban đầu hay có thể nói "DeepFreeze có thể rũ sạch mọi sự thay đổi trên ổ đĩa mà nó đã làm đông cứng".
- Tận dụng tính năng trên để có thể áp dụng cho việc quản lý phòng máy trong trường học. Điều này ngăn chặn hoàn toàn việc học sinh có thể vào thư mục Windows xoá một số các modul hệ thống, hoặc đưa đĩa bị nhiễm virut vào máy tính. Chỉ sau 1 lần khởi động lại thì hệ điều hành vẫn không hề hấn gì.
Chú ý: Nếu HS sử dụng MS - DOS thì vẫn xoá được các tệp trên đĩa như thường như thường, việc làm đông cứng trên ổ chỉ có tác dụng với Window.
2:30 PM
4
b.Nhược điểm:
- Khi cài đặt phần mềm DeepFreeze trên ổ đĩa có chứa hệ điều hành thì ta không cài thêm được chương trình khác vào trong máy.
- Nếu đông cứng tất cả các ổ đĩa thì bài tập của học sinh sẽ không lưu được lên đĩa cứng máy tính.
c.Khắc phục :
- Khắc phục khi cài đặt thêm: Gỡ bỏ đông cứng trước khi cài đặt một phần mềm khác lên Windows (Cách gỡ bỏ đông cứng đọc phần sau).
- Khắc phục việc ghi bài tập của học sinh: để khắc phục việc này ta nên chia ổ cứng làm 3 ổ.
2:30 PM
5
+ ổ C: dùng để lưu trữ hệ điều hành cần đông cứng để tránh nhiễm virut máy tính hoặc bị xoá các file hệ thống quan trọng;
+ ổ D: lưu bài tập cho học sinh ta không đặt chế độ đông cứng cho ổ này;
+ ổ E: thường dừng lưu bộ cài đặt các phần mềm quan trọng ta nên đặt chế độ đông cứng.
2:30 PM
6
3. Cách cài và sử dụng phần mềm:
2:30 PM
7
Gỡ chọn ổ đĩa D: không cần đông cứng
2:30 PM
8
2:30 PM
9
2:30 PM
10
Biểu tượng của
DeepFrieeze khi đã cài đặt thành công
2:30 PM
11
Gi? Shift nhỏy chu?t
2:30 PM
12
2:30 PM
13
Chọn vào đây nhấp OK để làm đông cứng tr? l?i
Chọn vào đây nhấp OK để làm tan đông cứng
2:30 PM
14
2:30 PM
15
6.Hướng cho chương trinh Word, Excel
Khi trong phòng máy thực hành học sinh học phần Word, Ecxel những bài tập thường mặc định ghi vào C:My Documents, mà giả sử C: đã đặt chế độ đông cứng vậy chúng ta xử lý trường hợp này như thế nào? Để xử lý chuyện này thật đơn giản, giáo viên quản lý phòng máy chuyển đường dẫn ghi mặc định tự động của Word và Excel vào 1 thư mục trên ổ không bị đông cứng (Như hình dưới đây).Gõ lại đường dẫn mặc định của word lên ổ không bị đông cứng
2:30 PM
16
2:30 PM
17
Gõ lại đường dẫn mặc định của Excel lên ổ không bị đông cứng
2:30 PM
18
Phần 2: Sử dụng GHOST
1. Đặc điểm chương trình:
- Dung lượng nhỏ, chỉ là một file GHOST.EXE chứa chưa đầy một đĩa mềm.
Không phải cài đặt như Deep Freeze
- Chỉ thi hành được trong trong môi trường MS - DOS
(Trong windows98 thì khởi động được nhưng không thi hành được, còn trong Window XP thì không khởi động được).
2:30 PM
19
2. Tác dụng của phần mềm GHOST.EXE.
Khi GHOST có mặt thì người quản trị phòng máy có thể nói bớt đi tương đối nhiều công sức cho công việc bảo trì các phần mềm, chỉ trong vòng 15 phút ta có thể khôi phục lại hệ điều hành và các phần mềm cài trên máy.
Càng tuyệt vời hơn nếu chúng ta kết hợp được những điểm mạnh của Deep Freeze và GHOST , nếu mỗi máy có bộ GHOST dự phòng, đồng thời trên mỗi máy lại có cách đông cứng các ổ bằng Deep Freeze hợp lý thì giáo viên quản lý phòng máy có thể nói là kê cao gối mà ngủ.
Ngày nay khi cài một phòng máy tính nhiều tới hàng chục máy các thợ cài đặt hệ điều hành kèm các phần mềm trên không cảm thấy ngại vì có bảo bối chính là GHOST.
Nếu các máy tính có cùng cấu hình (cạc màn hình, main, ổ cứng ...) thì việc sử dụng GHOST mang lại hiệu quả cao khi cài toàn bộ phòng máy, chỉ cần cài đặt phần mềm cho một máy chuẩn còn các máy khác ta chỉ sử dụng GHOST để sao chép cho các ổ đĩa của các máy có cùng cấu hình chỉ trong thời gian 20 phút.
2:30 PM
20
Sử dụng cụ thể
a.Cách sao các phần mềm giữa 2 đĩa của 2 máy có cùng cấu hình
Bước 1: Cắm 2 ổ đĩa của 2 máy nói trên lên 1 máy tính, xác định và cắm răm đĩa nào là đĩa chủ (đĩa có chứa chương trình đã cài đặt chuẩn), còn đĩa khách (đối tượng đón nhận) không cần phải cắm răm -> kiểm tra xem máy đã nhận 2 ổ hay chưa .
Bước 2: Khởi động máy tính bằng MS - DOS tiếp theo khởi động GHOST trong môi trường của MS - DOS. Giao diện sau khi khởi động ta có như hình dưới, ta nhấp OK để tới màn hình tiếp theo.
Bước 3: Chọn lệnh Theo đường dẫn
Local -> Disk -> To Disk ( Nghĩa là sao từ đĩa sang đĩa)
Bước 4: Nhấn Enter liên tục cuối cùng chọn yes và chờ máy sao chép 100% và máy yêu cầu khởi động lại vậy ta đã sao xong
2:30 PM
21
2:30 PM
22
Local -> Disk -> To Disk
2:30 PM
23
b. Cách tạo bộ GHOST dự phòng cho từng máy.
(nếu các máy có cấu hình giống nhau thì chỉ mất công tạo một bộ GHOST).
Cách tạo này còn gọi là tạo ảnh cho ổ ( Ví dụ ổ C: nơi cài hệ điều hành)
Khi gặp sự có nào đó về hệ thống ta có thể lấy ảnh của (ổ đĩa C: ) hồi phục lại, ta được toàn cảnh của ổ (ổ đĩa C: ) như khi mới cài đặt.
Các bước tạo ảnh:
Khi mới cài đặt Windows và các phần mềm lên một máy đơn, ta nên tạo một bộ GHOST để phòng xa đồng nghĩa với việc tạo ảnh cho ổ đĩa .
Bước 1: Trên (hình 1) chọn LocalPartitionTo Image -> làm hiện hộp (hình 2)
2:30 PM
24
Hình 1
Local ->Partition -> To Image
2:30 PM
25
Bước 2: Trên (hình 2) chọn ổ số bao nhiêu ->Ta chỉ việc nhấn Enter -> Hiện (hình 3)
2:30 PM
26
Bước 3: Chọn ổ đĩa cần tạo ảnh (như trên hình 3 ta chọn ổ C: để tạo ảnh cho nó) - > nhấp OK -> Làm xuất hiện hộp thoại hình 4.
2:30 PM
27
Bước 4: Trong hộp thoại (hình 4) ta chọn một thư mục ở ổ đĩa khác để lưu ảnh của ổ đã chọn.(Ví dụ: ảnh của C: chỉ có thể lưu lên một ổ khác chứ không được lưu vào chính nó)
Trong bước này ta đặt tên cho file ảnh này và nó sẽ được chương trình tự động gắn cho nó một đuôi "*.GHO". Như trên (hình 4) file ảnh được đặt tên là "OC".
2:30 PM
28
Bước 5: Nhấn Save ta có thể chọn phương án lưu ảnh (hình 5) Trong trường hợp này ta có thể chọn Fast, rồi chọn Yes (Hình 6) -> Quá trình tạo ảnh của ổ đĩa trong thời gian khoảng 15 phút.
2:30 PM
29
Chọn phương án lưu
2:30 PM
30
2:30 PM
31
Khôi phục ổ đĩa bằng ảnh GHOST
b. Khôi phục ổ đĩa bằng file ảnh GHOST.
Giả sử ta có GHOST dự phòng như nói ở trên. Sau một thời gian hoạt động, không máy bị vi rút tấn công hoặc học sinh xoá mất một số file hệ thống quan trọng, làm cho máy khỏi động, làm việc một cách khác thường. Vậy lúc này ta mới thấy việc tạo file ảnh cho ổ khởi động là không thừa.
Bước 1: Sao các dữ liệu quan trọng ra khỏi ổ đĩa muốn khôi phục.
Bước 2: Khởi động MS - DOS rồi khởi động chương trình GHOST.
Bước 3: Chọn lệnh theo đường dẫn Local ->Partition -> From Image (hình 7)
2:30 PM
32
Local ->Partition -> From Image
Hình 7
2:30 PM
33
Bước 4: Tìm nơi lưu file ảnh của ổ đĩa trên hộp thoại hình 8. (Đặc trưng của file này có đuôi là *.GHO) -> chọn đúng file-> Chọn OK.Hộp thoại mới hiện lên chọn yes -> Quá trình khôi phục ổ đĩa bằng file ảnh GHOST phải mất một khoảng thời gian 10 phút.
Hình 8
2:30 PM
34
Khi khôi phục xong khởi động lại máy ta cảm giác như cài mới lại hoàn toàn như buổi hôm nào. Đừng quên copy dữ liệu về vị trí cũ và bạn nên cài cả DeepFeeze để bảo vệ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Đức Cường
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)