Kinh nghiem hoc van

Chia sẻ bởi Bac Cuc Tuyet | Ngày 26/04/2019 | 53

Chia sẻ tài liệu: kinh nghiem hoc van thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

Muốn học Văn tốt thì cần thực hiện các nguyên tắc sau: - Trước khi đến lớp hãy đọc trước tác phẩm hoặc vấn đề sắp được học, nghiên cứu trước về các vấn đề đó và suy ngẫm về chúng. - Trên lớp, chăm chú nghe cô giảng bài và so sánh, đối chiếu với những gì mình đã tìm hiểu được trước đó (đảm bảo kiến thức sẽ tự khắc vào rất sâu). - Sau mỗi bài đã được giảng, ngồi ôn lại bài rồi tự tổng kết, khái quát vấn đề ở mức độ thật cao và rút lại bài học từ vài trang chỉ còn 1 trang giấy dưới dạng dàn bài khái quát, và cũng chỉ cần nắm dàn ý khái quát đó thôi. Sau đó kết hợp với đọc các bài viết hay trong các sách tham khảo và ghi lại những câu văn, lời bình mà mình tâm đắc để vận dụng vào bài làm văn. => Đây là công đoạn rất quan trọng có tính chất quyết định. - Trước khi thi ko cần học thuộc kĩ và cũng đừng nhồi nhét, lúc này phải đảm bảo là kiến thức đã nằm sẵn trong đầu, chỉ việc mở bài ra đọc lại để 1 lần nữa khắc sâu thêm kiến thức và kiểm tra độ chuẩn xác của kiến thức trong não bộ. Có thể chọn 1 vài đề bài mẫu để làm dàn bài chi tiết và so sánh với đáp án. * Xuyên suốt quá trình học, cần nạp thêm rất nhiều để có vốn tương đối từ các tài liệu tham khảo, các sách về lý luận văn học, phê bình tiểu luận, các bài nghị luận VH, XH đạt điểm cao. Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân, trau dồi vốn kiến thức VH XH rộng (bởi ko như môn học khắc, học văn cần có kiến thức tổng hợp từ nhiều lĩnh vực chứ ko chỉ riêng mình văn), thiết lập nhân sinh quan đúng đắn, mài sắc khả năng cảm thụ, thẩm định thông qua học tập, đọc sách, rèn luyện kĩ năng viết, lập luận và diễn đạt đồng thời kết hợp với những tham khảo cái hay của người khác để vận dụng khéo léo biến thành của mình. Và quan trọng bậc nhất, hãy đánh thức cảm xúc, viết văn bằng cảm xúc thì tự khắc văn sẽ hay, sẽ có hồn và thuyết phục được giám khảo..
Dạng 1: có thể lập giản đồ mỗi tác giả có bao nhiêu tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật ở mỗi tác phẩm ấy như thế nào. - Dạng 2: nắm vững nội dung, diễn tiến cốt truyện và các nhân vật. Khi khám phá, phân tích tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, cần điểm qua về: hiện thực (hiện thực trung tâm được phản ánh trong tác phẩm, cách phản ánh như thế nào, hiệu ứng); nghệ thuật (kết cấu, kể chuyện, xây dựng nhân vật); tư tưởng. - Dạng 3: khi phân tích tác phẩm thơ nên vận dụng nguyên tắc đi từ hình thức nghệ thuật (thể loại thơ, từ ngữ, hình ảnh - hình tượng, biện pháp tu từ, kết cấu, bút pháp) để tiếp cận tư tưởng tác phẩm. Vận dụng phương pháp phân tích theo bố cục (khi bài thơ hoặc đoạn thơ có bố cục rõ ràng, ổn định); phân tích theo nội dung ý tưởng (khi đối tượng phân tích dài, phức tạp, khó bố cục). Sau khi học xong một bài thơ hoặc một truyện ngắn, cần cố gắng nắm được cái "thần", cái cốt lõi, tinh túy. Đây là nền tảng để giải quyết thỏa đáng với bất kỳ đề bài kiểu nào và cũng là cơ sở để những sáng tạo, bay bổng của người làm bài luôn luôn đúng hướng, hợp lý, có sức thuyết phục cao. Một bài văn tốt là đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của đề bài; kết cấu rõ ràng, hợp lý, có tính hệ thống; giải quyết vấn đề khá sâu sắc, dẫn chứng chính xác, phân tích thuyết phục, hấp dẫn; có tính văn chương và tinh thần sáng tạo. Để nâng cao giá trị bài viết, có thể vận dụng những kiến thức về lý luận văn học một cách thích hợp (một câu nói nổi tiếng, một nhận định sắc sảo, những ý kiến về tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình) kết hợp với cảm xúc chủ quan của người làm bài sẽ góp phần làm bài văn dễ "lọt mắt xanh" người chấm, kể cả những giám khảo khó tính.


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bac Cuc Tuyet
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)