Kinh nghiệm GD tự tin.

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Hà | Ngày 10/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm GD tự tin. thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I/ YÊU CÂU CÔNG VIỆC
Tự tin là khả năng làm chủ được bản thân, tin tưởng vào năng lực chính bản thân mình. Một cá thể có tự tin thì khi làm việc sẽ đạt được kết quả tối ưu nhất. Còn nếu cá thể không có được đức tín tự tin thì khi làm việc không thể hiện được kết quả cao, nhiều khi phản lại tác dụng. Khi thiếu tự tin thì học sinh không thể làm tốt được công việc mình sẽ làm, làm mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống. Đáp ứng mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện về: “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Giúp học sinh đạt được kết quả cao nhất khi thực hiện một công việc nào đó trong cuộc sống. Giúp học sinh làm chủ được bản thân, hiểu được năng lực thật sự của chính bản thân mình để dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống xã hội sau này.
Theo đà phát triển đi lên của xã hội, thì yêu cầu về giáo dục cũng được nâng cao. Xã hội chúng ta đòi hỏi kết quả của công tác giáo dục giáo dục không phải là chúng ta dạy cho học sinh điều gì, hay học sinh học cái gì mà là học sinh sẽ thể hiện những điều mình đã học có kết quả tối ưu nhất không? Có làm được điều gì có ích cho xã hội hay không? Có đem những kĩ năng, kiến thức của mình đã học áp dụng vào cuộc sống một cách tốt nhất hay không? Nhưng muốn làm được điều đó thì ngoài việc cung cấp kiến thức cùng các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thì chúng ta cần phải tập cho học sinh đức tín: mạnh dạn, bình tĩnh, tự làm chủ bản thân để đạt được kết quả cao nhất khi thực thi một công việc.
Hiện nay ở một số trường đặc biệt là các trường vùng nông thôn và các trường ở vùng sâu người làm công tác giáo dục chưa quan tâm đến việc rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Cho nên nhiều học sinh vì thiếu tự tin nên không thể hiện tốt được năng lực vốn có của mình trong cuộc sống hàng ngày. Có những công việc mà các em đã học, đã làm được nhưng khi tham gia vào thực hành, hay cần thể hiện ra trước đám đông, hoặc trong các cuộc thi thì các em lại không thực hiện được kết quả cao. Quả là một điều đáng tiếc!.
Qua nhiều năm công tác ở trường, và tìm hiểu ở các trường khác tôi thấy rằng trong một trường thì những em ở khu vực đông dân cư, trung tâm, gần chợ thì các em hoạt bát, dạn dĩ, bình tĩnh trước mọi tình huống xảy ra ở trường, lớp hơn các em ở sống nơi ruộng, rẫy, hoặc nơi xa dân cư. Trong các cuộc thi giữa các trường thì những trường ở thị trấn, thành phố luôn đạt kết quả khá hơn. Theo nhận xét của tôi đó là một phần do các em đó có năng lực hơn, nhưng phần lớn là do các em đó có sự tự tin ở bản thần mình. Sự tự tin các em có được là do trong cuộc sống hàng ngày các em thường xuyên tiếp xúc, va chạm được với nhiều mối quan hệ (Như những người buôn bán, nhiều nhóm bạn bè khu chợ, trung tâm) ở khu vực mình sinh sống, thường xuyên tham gia sinh hoạt trong môi trường tập thể.
Qua những lý do trên tôi thấy việc giáo dục rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh là hết sức cần thiết, nhưng chúng ta cần quan tâm tới việc rèn luyện đức tín tự tin ở học sinh như thế nào để đạt hiệu quả nhất đó là điều nên bàn và nên làm nhất trong tình hình hiện nay.
II/ THỰC TRẠNG BAN ĐẦU:
Trường tiểu học Xuyên Mộc cũng như một phần lớn các trường trong huyện Xuyên Mộc, là trường thuộc vùng nông thôn còn thiếu thốn rất nhiều về cơ sở vật chất, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều, nhiều người dân còn mù chữ, học sinh dân tộc ít người lại đông chiếm 12% số học sinh toàn trường. Trong cuộc sống hàng ngày các em hiếm có các mối giao lưu rộng rãi, ít khi tham gia vào các hoạt đông sinh hoạt mang tính tập thể. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường còn thiếu sự bình tĩnh, tự tin nên trong các kì kiểm tra định kì kết quả chưa cao mặc dù sức học bình thường ở lớp của các en rất tốt hoặc trong các cuộc thi như thi đấu do huyện, tỉnh tổ chức (Hội khoẻ phù đổng, an toàn giao thông, kể chuyện, khéo tay kĩ thuật, viết chữ đẹp vv…) kết quả đạt chưa cao so với năng lực thường ngày ở trường của các em. Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, nhút nhát khi lên sân khấu, thiếu sự mạnh dạn khi đứng trước đám đông làm cho các em không phát huy hết được khả năng của mình.
Việc giáo dục cho học sinh bình tĩnh, tự tin khi đứng trước đám đông, trước một công việc quan trọng chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Trong giảng dạy giáo viên chưa chú trọng nhiều đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết hướng dẫn thực hành, cũng như các phương pháp, tổ chức các hình thức học tập nhằm nâng cao, rèn luyện bản lĩnh cho học sinh.
Tổng phụ trách đội mới nhận công tác chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các phong trào công tác đội, các hình thức tổng phụ trách đưa ra nhằm thực hiện phong trào chung của đội, chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo giúp học sinh có sự bình tĩnh, tự tin khi làm một công việc nào đó.
III/ GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC SỰ DỤNG
Giải pháp được đưa ra là:
- Đánh giá được công tác giáo dục đức tín tự tin ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu. Trong những năm qua và hiện nay.
- Tìm ra những nguyên nhân tại sao ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, xa học sinh còn nhiều em chưa có đủ đức tín tự tin cần thiết để thể hiện hết năng lực vốn có của mình.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao đức tính tự tin của học sinh ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, xa để các em hoàn thiện bản thân hơn.
Trong đó đi sâu vào giải pháp:
- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy trên lớp của giáo viên chủ nhiện nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục đức tính tự tin của học sinh.
- Cải tiến các công tác hoạt động phong trào của liên đội trong trường, Cách thức phối hợp với các tổ chức đoàn, đội … ở địa phương, huyện, tỉnh tạo nhiều sân chơi cho các em va chạm, làm quen với cuộc sống.
- Cung cấp kiến thức, phương pháp cho phụ huynh nhằm rèn luyện, nâng cao sự tự tin của con em mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
+ Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học :
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em chưa thích ứng được với môi trường mang tính nghiêm túc như : Thi cử, kiểm tra, tham gia thi đấu ở các hội thi năng khiếu, thể thao vv…Cho nên các em chưa thể hiện được hết khả năng của mình. Ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu của các em là:” Học mà chơi, chơi mà học”. Nhưng sang bậc tiểu học các em lại sống trong môi trường giáo dục thật sự, nội qui trường lớp, các kỳ kiểm tra, các cuộc thi năng khiếu có tính quan trọng làm cho tâm lý các em chưa thích nghi được. Các em thường mất bình tĩnh, mất tự tin vào chính bản thân mình từ đó quên đi những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo đã tiếp thu làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập, ảnh hưởng đến thành tích trong các cuộc hội thị.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em bắt đầu phát triển khả năng làm quen với môi trường, thích nghi với hoàn cảnh cao. Và đức tính tự tin của các em cũng đang được hình thành và phát triển. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tới rèn luyện cho các em thì sự tự tin ở các em có cơ sở phát triển cao hơn, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta truyền thụ cho các em.
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt. Đây là điều kiện tốt để giáo viên giáo dục sự tự tin cho các em. Nếu hàng ngày chúng ta cho các em làm quen dần với nhiều hình thức mà các em sẽ va chạm trong cuộc sống như : Thi cử, thi đấu hội thao, hội thi, sinh hoạt trước tập thể, sinh hoạt phong trào, tham gia đội nhóm… Thì sau này trong thực tế cuộc sống các em sẽ tự tin hơn đạt nhiều thành công hơn.
+ Những vấn đề lý luận khác :
Hiện nay xu hướng chung của giáo dục là: Giáo viên không cung cấp kiến thức cho học sinh, mà cung cấp cho học sinh các phương pháp để tìm ra kiến thức, không truyền đạt kiến thức cho học sinh mà dạy cho học sinh biết đem những kiến thức đã tìm được áp dụng vào trong cuộc sống dù các em không học được tới nơi, tới chốn. Muốn vậy ngoài việc hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chúng ta cần giáo dục đức tính tự tin cho học sinh, đây là yếu tố giúp các em có thể học tập tốt ở các cấp học sau này và có khả năng làm chủ mình trong cuộc sống hàng ngày.
Đối với học sinh thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học cho có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của mình. Hiện nay nhiều trường hay nhồi nhét kiến thức cho học sinh bằng các hình thức học thêm, học hai buổi... Đưa ra rất nhiều phương pháp giảng dạy mà quên đi giáo dục cho các em biết cách ổn định tâm lý, bình tĩnh, tự tin trước một vấn đề khó khăn, nan giải.
Khả năng hình thành đức tính tự tin ở học sinh chủ yếu thông qua các hoạt động giao lưu, tập thể và nhóm. Trong sự tiếp xúc hàng ngày của các em đối với môi trường xung quanh, phải được rèn luyện hàng ngày. Do đó trong nhà trường đặc biệt là phong trào đội với vai trò tổng phụ trách, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, gia đình là môi trường tốt nhất tính tự tin ở học sinh. Vậy chúng ta phải biết kết hợp hài hòa ba môi trường giáo dục này nhằm phát huy tốt nhất khả năng giáo dục toàn diện.
II/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC :
+ Phải chăng trong công tác giáo dục hiện nay ở các trường tiểu học vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa giáo viên chưa quan tâm đến quá trình rèn luyện đức tín tự tin cho học sinh. Trong nhu cầu đổi mới đất nước với sự tiến bộ công nghệ thông tin khoa học, mỗi cá thể sống và làm việc trong cộng đồng cần phải biết lối sống hòa nhập thì việc rèn luyện đức tín tự tin, tự làm chủ bản thân mình trước người khác, trước các môi trường xã hội cho học sinh là việc hết sức cần thiết. Và phải chăng môi trường giáo dục trường học là nơi lý tưởng để phát triển đức tính tự tin cho học sinh.
+ Ở lứa tuổi của học sinh tiểu học phải chăng bước đầu đã hình thành và phát triển các tính cách như mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin trong môi trường giáo dục ở nhà trường, và trong sự ti
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Hà
Dung lượng: 204,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)