Kinh nghiệm chủ nhiệm lớp
Chia sẻ bởi Trần Thành Công |
Ngày 26/04/2019 |
59
Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm chủ nhiệm lớp thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Trần Thành Công
Giáo viên trường THPT Lấp Vò 1
BÁO CÁO TỔNG KẾT VỀ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP A2 (2006 – 2009)
Lí do chọn đề tài
Trong quá trình công tác, mỗi người thầy đều từng bước đúc kết cho mình những kinh nghiệm bổ ích để nâng cao hiệu quả công tác. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm riêng của mình, những điều liên quan đến việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm .... Đó là những vướng mắc, những nhược điểm, những khó khăn và có cả những thành công mà mỗi người thầy chúng ta đều nếm trải.
Với nghề dạy học, những kinh nghiệm giản dị được tích lũy, chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập, rèn luyện của học sinh đều rất quý.
Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường THPT Lấp Vò 1 hiện nay, là công việc nhiều giáo viên hay né tránh vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, đội ngũ giám thị trong nhà trường không còn biên chế mà các lực lượng giáo dục khác chưa thay thế, tất cả dồn cho trách nhiệm của chủ nhiệm, khi bệnh thành tích trong nhà trường vẫn chưa thực sự “nói không”!
Và có lẽ công tác chủ nhiệm lớp cũng là một vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường có nhiều trăn trở trong việc phối hợp giáo dục học sinh một cách toàn diện, là hoạt động có thể nói cũng chưa đáp ứng hoàn toàn mong mỏi của các giáo viên bộ môn, của các bậc phụ huynh khi có con gửi đến nhà trường.
Là giáo viên được nhà trường giao nhiệm vự chủ nhiệm lớp A2 (2006 – 2009), có nhiều niềm vui và trăn trở về lớp chủ nhiệm của mình như nhiều giáo viên chủ nhiệm khác.
Sau đây là nhận thức, sự đúc kết kinh nghiệm cá nhân tôi trong công tác chủ nhiệm lớp, xin trình bày để quí vị tham khảo.
Nhận thức
Vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường và các lực lượng phối hợp giáo dục
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường giúp ban giám hiệu quản lí học sinh, giáo dục đạo đức cho các em từ đó giúp các em rèn luyện, học tập tốt theo mục tiêu giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của mình (Nề nếp tốt của lớp giúp giáo viên bộ môn tổ chức dạy học hiệu quả hơn; những thông tin từ giáo viên bộ môn về học sinh trong lớp giúp giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp).
Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là một người thầy trong nhà trường mà các em học sinh và các bậc phụ huynh mong muốn thay họ giáo dục các cháu tốt nhất khi đến trường. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, nắm vững tình hình rèn luyện, học tập của học sinh lớp mình nên có thể thông báo đầy đủ nhất về từng em học sinh cho phụ huynh biết, phối hợp giáo dục.
Các tổ chức xã hội trong nhà trường, nhất là Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên rất cần sự phối hợp của Chủ nhiệm lớp để tổ chức mọi phong trào của mình một cách hiệu quả.
Tóm lại, có thể nói, giáo viên chủ nhiệm lớp là trung tâm kết nối mọi lực lượng giáo dục để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông trong nhà trường, cần hoạt động tích cực, có hiệu quả mới giúp cho nhà trường, các tổ chức đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ
Có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và cả hội đồng sư phạm nhà trường, cũng như các tổ chức đoàn thể khác - đặc biệt là Đoàn thanh niên.
Sự hợp tác tự giác của các giáo viên bộ môn.
Sự quan tâm, phối hợp tích cực của các bậc phụ huynh học sinh.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục mới: Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp. Đây là những hoạt động hỗ trợ rất tích cực trong quá trình giáo dục chung trong nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp cần tận dụng
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần làm gì để hoàn thành hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, cũng như bất kì nhiệm vụ nào khác trong nhà trường đòi hỏi người thầy phải có tâm với nghề – có trách nhiệm với tương lai của học sinh, phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ.
Mọi hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường chỉ tiến hành có hiệu quả khi các lớp xây dựng được là những tập thể có nề nếp, có kỉ luật, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ lẫn nhau.
Giáo viên trường THPT Lấp Vò 1
BÁO CÁO TỔNG KẾT VỀ KINH NGHIỆM
TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP A2 (2006 – 2009)
Lí do chọn đề tài
Trong quá trình công tác, mỗi người thầy đều từng bước đúc kết cho mình những kinh nghiệm bổ ích để nâng cao hiệu quả công tác. Bản thân tôi cũng đã rất để tâm đến việc rút ra các kinh nghiệm riêng của mình, những điều liên quan đến việc giảng dạy, công tác chủ nhiệm .... Đó là những vướng mắc, những nhược điểm, những khó khăn và có cả những thành công mà mỗi người thầy chúng ta đều nếm trải.
Với nghề dạy học, những kinh nghiệm giản dị được tích lũy, chắt chiu có tác dụng hữu ích cho việc học tập, rèn luyện của học sinh đều rất quý.
Công tác chủ nhiệm lớp trong nhà trường THPT Lấp Vò 1 hiện nay, là công việc nhiều giáo viên hay né tránh vì có lẽ đây là một nhiệm vụ mà người thầy gặp nhiều khó khăn trong hoàn cảnh đạo đức xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, đội ngũ giám thị trong nhà trường không còn biên chế mà các lực lượng giáo dục khác chưa thay thế, tất cả dồn cho trách nhiệm của chủ nhiệm, khi bệnh thành tích trong nhà trường vẫn chưa thực sự “nói không”!
Và có lẽ công tác chủ nhiệm lớp cũng là một vấn đề mà ban giám hiệu nhà trường có nhiều trăn trở trong việc phối hợp giáo dục học sinh một cách toàn diện, là hoạt động có thể nói cũng chưa đáp ứng hoàn toàn mong mỏi của các giáo viên bộ môn, của các bậc phụ huynh khi có con gửi đến nhà trường.
Là giáo viên được nhà trường giao nhiệm vự chủ nhiệm lớp A2 (2006 – 2009), có nhiều niềm vui và trăn trở về lớp chủ nhiệm của mình như nhiều giáo viên chủ nhiệm khác.
Sau đây là nhận thức, sự đúc kết kinh nghiệm cá nhân tôi trong công tác chủ nhiệm lớp, xin trình bày để quí vị tham khảo.
Nhận thức
Vị trí của giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường và các lực lượng phối hợp giáo dục
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, một nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường giúp ban giám hiệu quản lí học sinh, giáo dục đạo đức cho các em từ đó giúp các em rèn luyện, học tập tốt theo mục tiêu giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ của mình (Nề nếp tốt của lớp giúp giáo viên bộ môn tổ chức dạy học hiệu quả hơn; những thông tin từ giáo viên bộ môn về học sinh trong lớp giúp giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giáo dục phù hợp).
Giáo viên chủ nhiệm lớp còn là một người thầy trong nhà trường mà các em học sinh và các bậc phụ huynh mong muốn thay họ giáo dục các cháu tốt nhất khi đến trường. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi, nắm vững tình hình rèn luyện, học tập của học sinh lớp mình nên có thể thông báo đầy đủ nhất về từng em học sinh cho phụ huynh biết, phối hợp giáo dục.
Các tổ chức xã hội trong nhà trường, nhất là Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên rất cần sự phối hợp của Chủ nhiệm lớp để tổ chức mọi phong trào của mình một cách hiệu quả.
Tóm lại, có thể nói, giáo viên chủ nhiệm lớp là trung tâm kết nối mọi lực lượng giáo dục để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông trong nhà trường, cần hoạt động tích cực, có hiệu quả mới giúp cho nhà trường, các tổ chức đoàn thể hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
Điều kiện hoàn thành nhiệm vụ
Có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu và cả hội đồng sư phạm nhà trường, cũng như các tổ chức đoàn thể khác - đặc biệt là Đoàn thanh niên.
Sự hợp tác tự giác của các giáo viên bộ môn.
Sự quan tâm, phối hợp tích cực của các bậc phụ huynh học sinh.
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục mới: Giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục hướng nghiệp. Đây là những hoạt động hỗ trợ rất tích cực trong quá trình giáo dục chung trong nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp cần tận dụng
Giáo viên chủ nhiệm lớp cần làm gì để hoàn thành hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?
Để làm tốt công tác chủ nhiệm, cũng như bất kì nhiệm vụ nào khác trong nhà trường đòi hỏi người thầy phải có tâm với nghề – có trách nhiệm với tương lai của học sinh, phải thường xuyên trau dồi nghiệp vụ.
Mọi hoạt động giáo dục học sinh trong nhà trường chỉ tiến hành có hiệu quả khi các lớp xây dựng được là những tập thể có nề nếp, có kỉ luật, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ lẫn nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thành Công
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)