Kinh Nghiệm chủ nhiệm lớp
Chia sẻ bởi Lê Thanh Hòa |
Ngày 18/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Kinh Nghiệm chủ nhiệm lớp thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Kinh nghiệm chủ nhiệm lớp cấp THCS
I.đặt vấn đề:
Ngoài công việc giảng dạy, người giáo viên chủ nhiệm(GVCN) có một vai trò hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có một nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ của người thầy. Người GVCNchẳng những phải dạy các em về văn hoá mà còn dạy các em về cách sống, cách làm người. Họ phải giữ nhiều vai trò: vừa là thầy cô giáo, vừa là người mẹ, người chị và có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em, để uốn nắn các em đi theo hướng đi của mình.
Từ suy nghĩ trên đây, tôi thấy, người GVCN lớp là hết sức quan trọng trong việc chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ thành người chủ tương lai của đất nước
. Chính vì lẽ đó, tôi viết kinh nghiệm này và đề ra một vài biện pháp mà tôi đã thực hiện và đạt kết quả tốt để trao đổi với đồng nghiệp. Cụ thể như sau:
II. Cụ thể:
1.Gặp gỡ, trao đổi với GVCN lớp cũ:
-Để điều tra tình hình trong lớp ngay từ đầu khi mới nhận lớp. Qua đó, nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp xem những em nào thuộc dạng học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục ngay từ đầu.
-Đồng thời, qua gặp gỡ với GVCN lớp cũ, tôi nắm được tình hình học lực chung của lớp, xem lớp có bao nhiêu em học giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Xem đội ngũ cán bộ làm có tốt không? Có cần thay đổi hay không?...
-Chính vì gặp gỡ với GVCN lớp cũ ngay từ khi mới nhận lớp mà tôi đã nắm khá chắc ngay từ đầu từng đối tượng học sinh để có biện pháp giáo dục cụ thể, mang lại hiệu quả tốt từ những buổi đầu tiên.
2.Tiến hành chia học sinh( HS) yếu kém ra từng nhóm.
- Nhóm 1:
Những HS yếu kém nhưng có thái độ tích cực.
-Nhóm 2:
Những học sinh có học lực trung bình trở lên nhưng chưa có ý thức học tập.
Bằng nhiều biện pháp, kiên trì giáo dục, tận tình chỉ bảo, tôi luôn tạo ra tình huống để mỗi HS đều được thể hiện mình. Mỗi khi các em làm đúng hay có những biểu hiện tiến bộ, dù là nhỏ, tôi khen thưởng, động viên kịp thời. Bên cạnh đó, tôi chú ý phát triển kiến thức và bồi dưỡng HS khá giỏi.
3. Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, với gia đình HS.
- Tôi luôn luôn kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường, thường xuyên liên hệ, trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh qua sổ liên lạc hoặc gặp trực tiếp. Qua đó, những biểu hiện lệch lạc của từng HS được uốn nắn kịp thời.
- Tôi cũng luôn luôn nắm tình hình của lớp, của từng HS cá biệt qua sự trao đổi với từng giáo viên bộ môn giảng dạy tại lớp. Qua đó, tôi cũng kịp thời chỉnh sửa những hành vi bất thường, những biểu hiện chưa đúng của các em.
4. Xây dựng kế hoạch cho lớp:
- Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì GVCN phải có kế hoạch xây dựng biện pháp cho cả năm, cho từng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thanh Hòa
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)