Kiến thức lập trình cơ bản

Chia sẻ bởi Đang bị khóa | Ngày 10/05/2019 | 76

Chia sẻ tài liệu: Kiến thức lập trình cơ bản thuộc Tin học 12

Nội dung tài liệu:

Chương 1
GIỚI THIỆU ASP
Mục tiêu
Giới thiệu ngôn ngữ ASP
Cài đặt và chạy ứng dụng ASP trên server IIS
Các cú pháp căn bản VBScript
Các đối tượng có sẵn
Thao tác với Database trong ASP
1.1 Giới thiệu ngôn ngữ lập trình web động ASP
Các website thuở ban đầu chỉ bao gồm các trang web tĩnh dưới dạng các file HTML, tất cả những gì cần hiển thị trên trang web thì người thiết kế phải tạo sẵn trên trang đó. Các trang web tĩnh có đuôi là .htm hoặc .html.
Trang web tĩnh tuy rất tiện lợi nhưng không thể đáp ứng được mọi nhu cầu của ứng dụng web, đặc biệt là những yêu cầu tương tác giữa client và web server
Có nhiều tình huống mà nội dung trang web không phải lúc nào cũng có thể soạn thảo và lưu trữ sẵn được mà đôi khi nó cần được sinh ra một cách tự động tùy thuộc vào ngữ cảnh; hoặc có những xử lý phức tạp hơn việc server chỉ đơn giản trả về trang html khi nhận được yêu cầu từ người dùng, ví dụ như phải thu thập thông tin mà người dùng gửi lên qua URL hay form, hoặc truy cập dữ liệu trong database.
Lấy ví dụ nếu chúng ta muốn xây dựng một trang web Login.htm yêu cầu người sử dụng nhập tên username, sau khi submit web server sẽ gửi về người dùng trang web Result.html có nội dung : Welcome username!
Dễ dàng thấy rằng trang Result.htm không thể soạn thảo sẵn được vì ứng với mỗi username mà người dùng nhập vào, trang này có nội dung khác nhau.
Nghĩa là các trang web tĩnh không có khả năng tương tác với người dùng.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp chúng ta thường gặp trong thế giới web đòi hỏi sự tương tác mà web tĩnh không thể giải quyết được ( chat, forums, web mail, trang tin tức, giỏ hàng, thông tin thời tiết từng ngày, tỷ giá ngoại tệ hàng ngày)
Để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng các ngôn ngữ lập trình web để hỗ trợ sự tương tác giữa client và server.
Một số ngôn ngữ lập trình web động phổ biến gồm ASP, PHP, Java, .net …
ASP (Active Server Pages) là ngôn ngữ lập trình web được viết bởi hãng Microsoft, rất phổ biến trên hệ điều hành Microsoft Windows. Các trang web viết bằng ngôn ngữ này có phần mở rộng là .asp (ví dụ HelloWorld.asp) thay vì .htm hay .html.
Nội dung file ASP về cơ bản rất giống file Html bình thường, nó bao gồm các cú pháp html trộn lẫn các mã lập trình ASP (còn gọi là các script, được viết bằng VBScript hay JavaScript). Các Script trong ASP thực thi trên server.
Có thể nói trang ASP là sự kết hợp các thẻ html, các script và các ActiveX Component. Script có thể trộn lẫn giữa các thẻ html và nằm trong cặp dấu <% %>
1.2 Web Server IIS
Thông thường người ta dùng ASP với Web Server có tên là Internet Information Services (IIS) của Microsoft. Đây là thành phần có sẵn trong hệ điều hành Windows 2000 hoặc XP.
Nếu máy tính chưa cài đặt thì chúng ta có thể vào Control Panel => Add/remove programs=> Add/remove Windows Components=>Internet Information Services (IIS) và chọn cài đặt thành phần này
Sau khi cài đặt xong bạn vào Control Panel chọn Administrative Tools chọn Internet Information Services. Nếu mở ra có dạng như hình sau là bạn đã cài đặt thành công.
1.3 Cài đặt và chạy ứng dụng ASP đầu tiên
Để bắt đầu chạy một website viết bằng ngôn ngữ ASP đầu tiên chúng ta thực hiện các bước sau:
Cài đặt web server IIS ( ở phần trên) và start IIS
Cấu hình cho website bằng cách tạo Virtual Directory trên Web Server
Viết các file ASP và save vào thư mục đã được cấu hình cho website trên server
Dùng trình duyệt (như Internet Explorer) trên client yêu cầu file ASP và hiển thị kết quả trả về.
1.3.1 Cấu hình cho Website trên IIS
Sau khi start IIS mặc định web server sẽ phục vụ ở địa chỉ http://localhost (địa chỉ trên máy local, cũng giống như một địa chỉ website kiểu như http://www.yahoo.com trên Internet)
Chúng ta tạo một thư mục ảo (Virtual Directory) trên web server để chứa ứng dụng web, ví dụ http://localhost/test , ở đây “test” còn được gọi là Alias của Virtual Directory này. sau đó truy cập các trang ASP này thông qua địa chỉ http://localhost/test
Cách tạo một Virtual Directory trong IIS:
Vào Web Server từ Control Panel=> Administrative Tools=>Internet Services Services => Web Sites => Default Website (kích chuột phải) => New=> Virtual Directory (làm theo wizard, chọn các tham số Alias: tên Virtual Directory của mình ví dụ “test”, Directory: thư mục chứa Website ví dụ “C:Web”)
1.3.2 Viết các file ASP
Script được viết trong cặp thẻ <% %>, bắt đầu bằng thẻ mở <% và kết thúc bằng thẻ đóng %>
Chúng ta có thể soạn trang ASP bằng bất cứ chương trình soạn thảo nào như notepad, Frontpage, Dreamweaver...
Ví dụ, tạo 1 file Hello.asp để hiển thị lời chào Hello ra màn hình, save vào thư mục “c:Web”


New Page 1


<%
response.write "Hello!" ‘Hiển thị lời chào Hello
%>


Câu lệnh response.write sẽ cho phép hiển thị một chuỗi ra trang web.
Chú thích trong lập trình ASP được viết sau dấu nháy đơn ‘
Mã lập trình ASP <%response.write "Hello!" %> được viết trộn lẫn giữa các thẻ HTML.
1.3.3 Dùng trình duyệt truy cập website
Mở trình duyệt (ví dụ Internet Explorer), trên thanh địa chỉ gõ địa chỉ sau đây để truy cập vào trang Asp ta đã tạo ra:
http://localhost/test/Hello.asp
Lưu ý là trang asp phải chạy trên web server chứ không thể open trực tiếp với browser như các trang html.
Webserver xử lý như thế nào khi người dùng yêu cầu một trang ASP: Không giống như html, khi người dùng yêu cầu 1 trang html, web server sẽ tìm trong kho dữ liệu và trả về file html đó để browser hiển thị lại phía client. Khi người dùng yêu cầu 1 trang Asp, IIS server sẽ chuyển trang ASP đó cho một bộ phận xử lý gọi là ASP Engine
Engine sẽ đọc mã nguồn file asp theo từng dòng, thực thi các script trong file. Cuối cùng file ASP được trả về cho người dùng dưới dạng một trang html thuần túy (không còn mã script) giống như trang web tĩnh. Nếu chúng ta xem lại mã nguồn của trang này trên browser thì có thể thấy những đoạn code asp trong file đã được dịch thành các dữ liệu html bình thường.
Hình 1.6 Trang ASP sau khi thực thi trả về cho client dưới dạng 1 trang web tĩnh.Browser không xem được mã nguồn của trang ASP
Quay lại bài toán Login ở trên. Ta có thể soạn thảo một trang Login.html và một trang Result.asp như sau:
Login.html


New Page 1



Username:







Result.asp


New Page 1


<%
dim x
x=request.form("username") `biến x nhận lại giá trị username từ form login
response.write "Hello "&x `hiển thị nội dung tùy theo giá trị nhận được do ‘người dùng điền vào form
%>


1.3 Tóm tắt các cú pháp VBScript
Mã lệnh ASP có thể viết bằng VBScript hoặc JavaScript. Các script của ASP thực thi trên server và nằm trong cặp dấu <% %> (nếu dùng Vbscript). Bên trong có thể chứa các biểu thức, hàm, toán tử, lệnh hợp lệ của ngôn ngữ Script tương ứng. Ở đây chúng ta tìm hiểu vắn tắt cách sử dụng ASP để lập trình web động bằng VBScript.
1.3.1 Response.write
Để gửi nội dung về cho trình duyệt ta dùng lệnh Response.write
<%response.write “Hello World!”%>
hoặc có thể viết ngắn gọn hơn <%=“Hello World!”%>
1.3.2 Biến
Biến có phạm vi cục bộ, nếu nó được khai báo bên trong 1 hàm hay thủ tục thì nó chỉ có tác dụng trong hàm hay thủ tục đó, nếu nó khai báo trong phạm vi toàn trang ASP thì tác dụng của nó sẽ có phạm vi trong toàn trang ASP, tuy nhiên không có tác dụng trong trang ASP khác.
<%
Dim x ‘khai báo biến, không bắt buộc
x=3
Response.write x
%>
Biến không bắt buộc phải khai báo.
Trong asp không khai báo kiểu của biến. Asp sẽ căn cứ vào việc sử dụng biến mà quyết định xem nên xử lý biến đó như là kiểu gì.
<%Dim a, b
a=”Hello” ‘a là một biến kiểu chuỗi
For b=1 to 10 ‘b là một biến kiểu số nguyên
Response.write b
Next%>
1.3.3 Mảng
Mảng dùng để lưu trữ dữ liệu theo một dãy các phần tử.
<%
dim y(5) ‘khai báo mảng 6 phần tử đánh chỉ số từ 0 đến 5
y(0)=2
y(1)=13
response.write y(0)
response.write y(1)
%>
1.3.4 Ghép chuỗi
Để ghép các chuỗi với nhau ta dùng dấu &
<%Dim a, b
A=”Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
B=”Độc lập Tự do Hạnh phúc”
Response.write a&b
%>
1.3.5 Hàm có sẵn
VBScript hỗ trợ sẵn một số hàm cơ bản. Ví dụ hàm “now”sau đây sẽ trả về thời gian trên server
<%response.write now%>
1.3.5.1 Các hàm chuyển đổi kiểu
Các hàm này cho phép chuyển đổi kiểu dữ liệu
Cdate: Chuyển sang kiểu ngày tháng
<%Dim a, b
a=”22/1/2004” ‘a đang được hiểu là một chuỗi
b=Cdate(a) ‘chuyển chuỗi a sang đúng kiểu ngày tháng
%>
Cint: Chuyển sang kiểu Integer
<% Dim a,b
a=”3”
b=cint(a)
%>
Cstr: Chuyển sang kiểu string
<% Dim a,b
a=3
b=Cstr(a) %>
Các hàm khác : Cbyte, Cdbl,CSng, Cbool, Ccur,
1.3.5.2 Các hàm format
Các hàm này cho phép định dạng dữ liệu
FormatDateTime
FormatCurrency
FormatNumber
FormatPercent
1.3.5.3 Các hàm toán học:
Int: lấy phần nguyên của một số
Dim x=14.9
Y=Int(x) ‘kết quả y=14
Các hàm khác : Abs, Atn, Cos, Exp, Fix, Hex, Log, Oct, Rnd, Randomize, Round, Sin, Sqr, Tan
1.3.5.4 Các hàm thao tác với chuỗi
Len: Lấy chiều dài chuỗi
<%dim a,b
a=”Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
b=len(a)
%>
Ucase, Lcase: Chuyển chữ hoa thành chữ thường và ngược lại
<%dim a,b,c,d
a=”hello”
b=Ucase(a) ‘b=”HELLO”
c=”GOODBYE”
d=Lcase(c) ‘d=”goodbye” %>
Ltrim, Rtrim, Trim: cắt bỏ các khoảng trắng thừa
f=Trim(a) ‘cắt bỏ hết các khoảng trắng thừa 2 bên và ở giữa
Left, Mid, Right: Lấy một chuỗi con trong chuỗi lớn
<%Dim a,b,c,d
a=”Hello World”
b=left(a,5) ‘lấy 5 ký tự bên trái của a, kết quả b=”Hello”
%>
Các hàm khác: Space,String, StrReverse,StrComp,InStr,Replace,Split,join
1.3.5.5 Các hàm ngày tháng
Date, Time, Now: Lấy ngày, giờ hiện hành trên server
<%
Response.write “Hom nay la ngay: ” &Date ‘Date trả về ngày hiện hành
Response.write “Bay gio la”&Time ‘Time trả về giờ hiện hành
Response.write Now ‘Now trả về ngày và giờ hiện hành
%>
1.3.5.6 Các hàm kiểm tra:
Các hàm này cho phép kiểm tra kiểu của biến và biểu thức
Isdate: Kiểm tra có phải đúng kiểu ngày tháng không?
<%Dim a
a=”1/1/2004”
If Isdate(a) then
Response.write “a đúng là kiểu ngày tháng ”
End if
%>
IsNumeric: Kiểm tra có phải đúng kiểu số không?
Các hàm khác: IsArray,IsEmpty,IsNull,IsObject
1.3.6 Rẽ nhánh
1.3.6.1 If
Chúng ta sử dụng if theo cú pháp như ví dụ sau:
<% h=hour(now)
If h >12 then
Response.write “Afternoon”
else
Response.write “Morning”
End if %>
1.3.6.2 Select case ... else ...End select

Cấu trúc rẽ nhánh trong trường hợp có nhiều hơn 2 lựa chọn
<%
h=hour(now)
Select case h
Case "1"
Response.write "1 am"
Case "2"
Response.write "2 am"
Case else
Response.write "Other "
End select
%>
1.3.7 Lặp:
1.3.7.1 For…Next

Vòng lặp có số lần lặp xác định
<%Dim i
For i=1 to 10
Response.write i
Next
%>
1.3.7.2 Do While…Loop

Vòng lặp có số lần lặp không xác định
<% Dim i
i=1
Do while i<=10
Response.write i
i=i+1
Loop
%>
1.3.7.3 While .. Wend

Vòng lặp có số lần lặp không xác định
<% Dim i
i=1
While i<=10
Response.write i
i=i+1
Wend
%>
1.3.7.4 Do .. Loop Until

Vòng lặp có số lần lặp không xác định
<%
i=1
do
response.write i
i=i+1
loop Until i>10
%>
1.3.8 Điều kiện and ,or, not
<% h=hour(now)
If (h >12) and (h<18) then
Response.write “Afternoon”
End if
%>
1.3.9 Thủ tục và hàm người dùng
Cũng như các ngôn ngữ lập trình khác, VBScript cho phép người dùng định nghĩa và sử dụng các thủ tục, hàm. Nhờ vậy chương trình có thể chia thành các module nhỏ tạo nên cấu trúc lập trình sáng sủa (phương pháp chia để trị)

1.3.9.1 Thủ tục
Thủ tục thực hiện một nhóm các câu lệnh. Để viết một thủ tục chúng ta theo cấu trúc sau:
<%Sub TenThuTuc(Tham so)
‘ Phần thân của thủ tục
End Sub
%>
Ví dụ sau đây xây dựng chương trình đăng nhập gồm 2 file: Form.asp (hiển thị form để người dùng nhập username và password), Xulyform.asp (xử lý form, nếu username=”test” và password=”test” thì thông báo đăng nhập thành công, nếu không thì thông báo đăng nhập thất bại). File Xulyform.asp sẽ viết thủ tục và gọi thủ tục này:
Form.asp









Xulyform.asp
<%Sub CheckUser(username,password)
if (username<>"test") or (password <> "test") then
response.write "Dang nhap that bai!"
else
response.write "Dang nhap thanh cong!"
end if
End Sub
%>
<% dim a, b
a=request.form("user")
b=request.form("pass")
CheckUser a,b ‘gọi thủ tục
%>
1.3.9.2 Hàm

Hàm khác với thủ tục là nó trả về một kết quả. Để viết một hàm chúng ta viết theo cấu trúc sau:
<%Function TenFunction(tham so)
‘ Phần nội dung của hàm
End Function
%>
Chú ý trong nội dung của hàm bao giờ cũng phải có một lệnh trả về kết quả:
TenFunction=...
Với bài toán đăng nhập ở trên chúng ta có thể viết lại như sau (file xulyform.asp dùng hàm)
Form.asp









Xulyform.asp
<%Function CheckUser(username,password)
if (username<>"test") or (password <> "test") then
CheckUser="False"
else
CheckUser="True"
end if
End Function
%>
<%
dim a
a=CheckUser(request.form("user"),request.form("pass")) ‘ gọi hàm
if a="True" then
response.write "Dang nhap thanh cong"
else
response.write "Dang nhap that bai"
end if
%>

1.3.10 Sử dụng #include
Trong trường hợp muốn trộn mã nguồn từ 1 file asp vào 1 file asp khác trước khi server thực thi nó, người ta dùng thẻ định hướng #include với cú pháp

Ví dụ trong ứng dụng ASP có nhiều trang cần thao tác với database, chúng ta sẽ viết riêng module thao tác với database ra một file myConnection.asp, rồi include file này vào trang asp nào muốn thao tác với database

<%
‘ mã nguồn
%>
1.4 Các đối tượng căn bản
Đối tượng là một nhóm các hàm và biến. Một số đối tượng đã được xây dựng sẵn và có thể sử dụng ngay mà không cần khởi tạo: Request, Response, Session, Application, Server. Một số đối tượng cần khởi tạo nếu muốn sử dụng Dictionary, Connection, Recordset...
1.4.1 Đối tượng Request
Request và Response là 2 đối tượng được dùng nhiều nhất trong lập trình ASP, dùng trao đổi dữ liệu giữa trình duyệt và server.
Request cho phép lấy về các thông tin từ client. Khi browser gửi một yêu cầu trang web lên server ta gọi là 1 request
Chúng ta thường sử dụng các lệnh request sau:
1.4.1.1 Request.QueryString
Cho phép server lấy về các giá trị được gửi từ người dùng qua URL hoặc form (method GET).
Ví dụ ở trang home.asp chúng ta đặt một dòng liên kết sang trang gioithieu.asp với thẻ sau:
Nhấn vào đây để sang trang giới thiệu
biến “tacgia” có giá trị là “Tran Van A” được người dùng gửi tới server kèm theo URL. (người dùng có thể gõ thẳng địa chỉ “http://localhost/alias/gioithieu.asp?tacgia=Tran Van A” trên thanh Address của trình duyệt)
Server muốn nhận lại giá trị này thì dùng request.QueryString ở trang gioithieu.asp
<%dim a
a=request.querystring(“tacgia”) ‘lúc này a có gía trị là “Tran Van A”
response.write “Tác giả của trang home.asp là: ” &a
%>

1.4.1.2 Request.Form

Cho phép server lấy về các giá trị được gửi từ người dùng qua form (method POST).
Chẳng hạn file form.asp:




File xulyform.asp làm nhiệm vụ xử lý thông tin từ Form này sẽ dùng câu lệnh request.form để nhận lại thông tin người dùng đã gõ vào:
<%Dim x
x=Request.form(“User”) %>
response.write “Tên người dùng là: ”&x
%>
1.4.2 Response
Đối tượng Response dùng để gửi các đáp ứng của server cho client.
Chúng ta thường dùng một số lệnh Response sau:
1.4.2.1 Response.Write

Đưa thông tin ra màn hình trang web
Ví dụ để đưa câu chào Hello ra màn hình ta dùng lệnh sau:
<%response.write “Hello”%>
Hiển thị thời gian trên server ra màn hình:
<%response.write now%>
hoặc <%=now%>
now là hàm lấy ngày giờ hệ thống trên server
1.4.2.2 Response.Redirect

Chuyển xử lý sang một trang Asp khác.
Ví dụ trang xulyform.asp sau khi kiểm tra form đăng nhập thấy người dùng không có quyền vào website thì nó sẽ chuyển cho file Error.asp(file này hiển thị một thông báo lỗi user không có quyền truy cập)
<% Response.redirect “error.asp” %>


1.4.2.3 Response.End
Ngừng xử lý các Script. Dùng lệnh này khi muốn dừng xử lý ở một vị trí nào đó và bỏ qua các mã lệnh ASP ở phía sau. Đây là cách rất hay dùng trong một số tình huống, chẳng hạn như debug lỗi
1.4.3 Đối tượng Session
Session là một phiên làm việc giữa từng người dùng và web server, nó bắt đầu khi người đó lần đầu tiên truy cập tới 1 trang web trong website và kết thúc khi người đó rời khỏi website hoặc không tương tác với website trong một khoảng thời gian nhất định (time out).
Ví dụ, sử dụng biến session sau đây đếm số lần 1 người đã truy cập vào trang web:
Home.asp
<% session(“x”)=session(“x”)+1 %>
session(“x”) đại diện cho số lần mà một user đã truy cập vào trang home.asp. Với 2 người dùng khác nhau thì giá trị session(“x”) lại khác nhau. Thật vậy , A có thể truy cập 10 lần (session(“x”) =10) trong khi B có thể truy cập 2 lần thôi (session(“x”) =2)
Server kết thúc và hủy bỏ đối tượng session khi:
- Người dùng không triệu gọi các trang của ứng dụng hoặc cập nhật làm mới (refresh) lại thông tin của trang trong một thời gian nhất định. Khi một session hết thời gian hiệu lực nó sẽ được xem như hết hạn sử dụng ,tất cả các biến lưu trong session và bản thân session sẽ bị hủy bỏ.
1.4.4 Đối tượng Application
Application đại diện cho toàn bộ ứng dụng, bao gồm tất cả các trang web trong website. Để lưu trữ những thông tin có tác dụng trong toàn ứng dụng, tức là có giá trị trong tất cả các trang asp và tất cả các phiên, người ta dùng đối tượng Application
Điểm khác của biến application so với biến session là session chỉ có tác dụng đối với mỗi phiên, còn biến application có tác dụng với mọi phiên.
Ví dụ, để đếm xem có bao nhiêu người truy cập vào website, chúng ta có thể dùng một biến Application. Mỗi khi một người dùng mới truy cập vào website ta tăng biến này lên 1 đơn vị để chỉ rằng đã có thêm 1 người truy cập.
<% application(“x”)=application(“x”)+1 %>
Trang home.asp muốn hiển thị số người truy cập chỉ cần in giá trị của biến này
<% response.write “Số người đã truy cập vào website là:”&application(“x”)
%>
Do biến application có thể được dùng chung bởi nhiều phiên nên sẽ có trường hợp xảy ra xung đột khi có 2 phiên cùng thay đổi giá trị một biến application. Để ngăn chặn điều này chúng ta có thể dùng phương thức Application.lock để khóa biến application trước khi thay đổi nó. Sau khi sử dụng xong biến này có thể giải phóng khóa bằng phương thức application.unlock
1.4.5 File Global.asa
File này là file tùy chọn chứa các khai báo đối tượng, biến có phạm vi toàn ứng dụng. Mã lệnh viết dưới dạng Script. Mỗi ứng dụng chỉ được phép có nhiều nhất 1 file Global.asa, nằm ở thư mục gốc của ứng dụng.
Người ta thường dùng global.asa trong trường hợp muốn có những xử lý khi một session bắt đầu hay kết thúc, một application bắt đầu hay kết thúc, thông qua các hàm sự kiện.
File Global.asa có cấu trúc như sau:

Ví dụ sau đây sẽ đếm số người dùng hiện đang truy cập website.
Số người dùng được lưu trữ trong biến Application(“songuoi”).
Ngoài ra ứng dụng cũng cho phép đếm số lần 1 người đã truy cập website trong phiên làm việc của họ.
Số lần được lưu trữ trong biến Session(“solan”)
Global.asa

1.4.6 Đối tượng Dictionary
Đối tượng Dictionary lưu trữ thông tin theo từng cặp khóa/ giá trị. Nó khá giống với mảng nhưng có khả năng xử lý linh hoạt đối với những cặp dữ liệu có quan hệ kiểu từ điển (cặp khóa/ giá trị ví dụ như : mã Sinh viên/ tên Sinh viên), trong đó khóa được xem là từ cần tra và giá trị chính là nội dung của từ tra được trong từ điển.
Muốn sử dụng đối tượng Dictionary chúng ta phải khởi tạo nó:
<%set d=server.createObject("Scripting.Dictionary")
d.add "work","Lam viec"
d.add "learn","Hoc tap" ‘tương tự như mảng nhưng mỗi phần tử là một cặp khóa/giá trị
response.write "work nghĩa tiếng Việt là: "&d.item("work")
response.write "learn nghĩa tiếng Việt là: "&d.item("learn")
set d=nothing
%>
1.4.7 Đối tượng Server
Đối tượng Server được dùng để truy cập các thuộc tính và phương thức của server .Ta thường dùng 2 lệnh sau
1.4.7.1 Server.CreateObject
khởi tạo 1 đối tượng.
Tạo một đối tượng Connection:
Set conn=Server.CreateObject(“ADODB.Connection”)
Tạo một đối tượng Dictionary:
set d=server.createObject("Scripting.Dictionary")
1.4.7.2 Server.Mappath
biến đường dẫn tương đối thành tuyệt đối.
Ví dụ:
<%str= server.mappath("nhanvien.mdb")
Response.write str%>
Sẽ cho kết quả: “C:WEB hanvien.mdb” trong trường hợp file nhanvien.mdb nằm trong thư mục C:WEB
Ta thường áp dụng server.mappath trong những trường hợp xử lý đường dẫn tương đối, ví dụ là chuỗi kết nối vào database
1.5 Sử dụng Database với ASP
Hầu hết các ứng dụng Web động đều lưu trữ dữ liệu trong Database. Vì vậy các thao tác kết nối vào Database, xem, thêm, sửa, xóa dữ liệu trong các bảng là phần quan trọng đối với các ngôn ngữ lập trình web như ASP.
Chúng ta sẽ học các kỹ thuật sử dụng Asp để thao tác với dữ liệu trong Database thông qua kiến trúc ADO.
1.5.1 Các cú pháp căn bản để truy xuất dữ liệu từ DB
Để thao tác với dữ liệu trong các bảng của DB, có 4 thao tác chính với câu lệnh SQL tương ứng như sau:
(Lấy ví dụ với một Database cụ thể Quanlyhocvien.mdb, trong đó có một bảng HosoHocVien (MaHV:text, Ten: text)
1.5.1.1 Lựa chọn

Lấy tất cả các bản ghi trong bảng:
“Select * from HosoHocVien”
Nếu lựa chọn có điều kiện:
“Select * from HosoHocVien where MaHV=’10’ “
Nếu chỉ lựa chọn một số trường trong bảng:
“Select Ten from HosoHocVien where MaHV=’10’ ”
1.5.1.2 Thêm dữ liệu vào bảng
“Insert into HosoHocVien values (‘001’,’Tran Van A’) “
1.5.1.3 Sửa dữ liệu
“Update HosoHocVien set Ten=’Tran Van B’ where MaHV=’001’ “
1.5.1.3 Xoá dữ liệu
“Delete from HosoHocVien where MaHV=’001’ “
Chúng ta có thể sử dụng các lệnh SQL phức tạp hơn để có được kết quả mong muốn như sử dụng các lệnh join, order by, group by, having...
1.5.2 Đối tượng Connection
Đối tượng Connection cho phép tạo kết nối đến một DB.
Các bước sử dụng Connection:
Khai báo đối tượng Connection
Khởi tạo
Tạo chuỗi kết nối
Mở Connection với chuỗi kết nối trên
Sử dụng Connection
Đóng và Hủy Connection
Ví dụ kết nối database quanlihocvien.mdb
<%
dim conn ‘khai báo
set conn=server.createObject("ADODB.connection") ‘khởi tạo
stringconn="provider=microsoft.jet.OLEDB.4.0;data source="&server.mappath("QuanlyHocVien.mdb")&";" ‘chuỗi kết nối
conn.open stringconn ‘mở connection
‘ các thao tác với DB sử dụng connection này
‘.......
‘conn.close ‘đóng connection
Set conn=nothing ‘hủy connection
%>
(chuỗi “stringconn=…” viết trên 1 dòng, trong đó: “… data source = …”chú ý có một dấu cách giữa “data” và “source”, chuỗi này chỉ đúng với Access)
1.5.3 Đối tượng Recordset
Đối tượng Recordset thường dùng để xem, thêm, sửa, xóa các bản ghi trong bảng dữ liệu của Database. Nó trỏ đến tập hợp các bản ghi là kết quả trả về từ câu lệnh select
Các bước sử dụng đối tượng Recordset :
Khai báo đối tượng Recorset
Khởi tạo
Tạo sql query
Mở Recordset với chuỗi sql query và connection đã mở
Sử dụng Recordset
Đóng và Hủy Recordset
Ví dụ sau đây cho phép lấy các bản ghi trong bảng và hiển thị ra ngoài trang web.
<%Dim rs ‘ khai báo Recordset
set rs=server.createObject("ADODB.Recordset") ‘Khởi tạo
SQLstring="select * from HosoHocVien" ‘SQL query
rs.open SQLstring ,conn ‘Mở Recordset
‘ dùng vòng lặp để hiển thị toàn bộ các bản ghi ra màn hình
do while not rs.EOF
response.write RS(“MaHV”)
response.write RS(“Ten”)
response.write “

rs.movenext ‘dịch con trỏ rs tới bản ghi tiếp theo
loop
rs.close ‘đóng recordset
set rs=nothing ‘hủy recordset
%>
Chúng ta có thể kết hợp giữa script và thẻ html để dữ liệu được hiển thị ra ngoài trang web với giao diện theo ý muốn . (xem trong tài liệu)
1.5.4Thêm sửa xóa dữ liệu trong DB:
Với một connection đã mở chúng ta có thể dùng nó để thực thi câu lệnh SQL dạng insert, update, delete:
Thêm dữ liệu:
<%Conn.execute “Insert into HosoHocvien values(‘001’,’Tran Van A’)”%>

Sửa dữ liệu:
<%Conn.execute “Update HosoHocVien set Ten=’Tran Van B’ where MaHV=’001’ “%>
Xoá dữ liệu:
<%Conn.execute “Delete from HosoHocVien where MaHV=’001’ “ %>
Ngoài ra chúng ta có thể dùng Recordset để thêm, sửa, xóa dữ liệu trong database bằng cách duyệt qua tập hợp các bản ghi trong bảng

1.5.4 Phân trang
Trong nhiều trường hợp do kết quả câu lệnh “select ....” trả về quá nhiều bản ghi, nếu chúng ta hiển thị tất cả trên cùng 1 trang web thì sẽ bất tiện trong việc đọc chúng, khi đó người ta tiến hành phân nó ra để hiển thị thành nhiều trang, đây gọi là kỹ thuật phân trang
. So với cách đọc và hiển thị dữ liệu thông thường, thì phân trang đòi hỏi phải thiết lập thêm một số thuộc tính:
Số bản ghi cần hiển thị trên một trang RS.PageSize
Trang nào đang được hiển thị: RS.AbsolutePage,
Khi mở Recordset đòi hỏi phải thêm các tham số CursorType và LockType :rs.open SQLstring ,conn,3,3
Vòng lặp hiển thị dữ liệu cần có cơ chế đảm bảo nó chỉ chạy đúng số bản ghi trên một trang (rs.pagesize) là phải thoát khỏi vòng lặp.
Ví dụ để hiển thị bảng HosoHocVien với yêu cầu chỉ hiển thị 4 bản ghi/1 trang(xem trong tài liệu)
1.5.5 Tìm kiếm dữ liệu trong database
Để tìm kiếm dữ liệu trong bảng của Database chúng ta dựa vào câu lệnh SQL:
“select * from Tenbang where Tencot like ‘%giatri%’ ”
Ví dụ đoạn chương trình sau cho phép hiển thị những Sinh Viên trong bảng “HosoHV” của DB “Sinhvien.mdb” có tên được tìm kiếm bởi từ khoá “Anh” (Ví dụ : Tuấn Anh, Vân Anh, Việt Anh...)
(xem code trong tài liệu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đang bị khóa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)