KIẾN THỨC CƠ BẢN SINH 11-hot

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Tiến | Ngày 26/04/2019 | 66

Chia sẻ tài liệu: KIẾN THỨC CƠ BẢN SINH 11-hot thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Chương I : CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ cây trên cạn ?
Đặc điểm cấu tạo nào của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và các ion khoáng ? Mục đích của việc phát triển đó ?
Nhiều loại thực vật không có miền lông hút thì rễ cây hấp thụ nước, ion khoáng bằng cách nào ? Cho ví dụ ?
Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ?
Nước và ion khoáng sau khi đi vào lông hút của rễ, sẽ được vân chuyển đi đâu ? Và vận chuyển bằng cách nào ?
Đai caspari có vai trò gì ?
Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ?
Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?
Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn ?

II. Hướng dẫn trả lời:
Hệ rễ phân hoá thành các rễ chính, rễ bên. Trên các rễ có các miền lông hút nằm gần đỉnh sinh trưởng.
Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt là tăng nhanh số lượng lông hút. Nhằm hướng đến nguồn nước ở trong đất, tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, giúp rễ hút được nhiều nước và các ion khoáng.
Một số thực vật ở cạn, bộ rễ không có miền lông hút (thông, sồi,…) thì hệ rễ có nấm rễ bao bọc giúp cây hấp thụ được nước ( hay các tế bào còn non, tế bào chưa bị suberin hoá).

Chỉ tiêu so sánh
Hấp thụ nước
Hấp thụ ion khoáng

Cơ chế
- Thụ động (cơ chế thẩm thấu): nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút, môi trường ưu trương (thế nước thấp).
- Thụ động: đi từ đất (nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nồng độ ion thấp).
- Chủ động: di chuyển ngược chiều građien nồng độ. Ví dụ: ion kali.

Điều kiện
- Có sự chênh lệch thế nước giữa đất và tế bào lông hút:
+ Quá trình thoát hơi nước ở lá.
+ Nồng độ các chất tan trong rễ cao.
- Chênh lệch nồng độ các chất tan.
- Tiêu tốn năng lượng (ATP).


Nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ…
Con đường gian bào: đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó sợi xenlulôzơ bên trong thành tế bào đến đai caspari thì chuyển sang con đường tế bào.
Con đường tế bào chất: đi xuyên qua tế bào chất của tế bào.
Điều chỉnh dòng vân chuyển các chất vào tế bào.

Độ thẩm thấu (áp suất thẩm thấu).
Độ pH.
Lượng ôxi của môi trường (đô thoáng khí).
Đối với cây trên cạn, khi ngập úng rễ cây thiếu ôxi → tiến trình hô hấp bình thường của rễ bị phá hoại, tích luỹ các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới → cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và cây bị chết.
Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được nước từ đất. Ngược lại nước có thể từ trong cây đi ra ngoài môi trường do sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa hai môi trường bên ngoài cao hơn bên trong, cân bằng nước bị phá vỡ và cây chết.










Bài 2. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

I. Trong bài học này học sinh cần chú ý những vấn đề sau:
Trong cây có những dòng vận chuyển vật chất nào ?
Trình bày cấu tạo của mạch gỗ ?
Đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ phù hợp với chức năng vận chuyển nước ?
Các lỗ bên có chức năng gì ?
Các thành phần vận chuyển trong mạch gỗ ?
Làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được các chất đi ngược với chiều trọng lực lên cao đến vài chục mét ?
Giải thích hiện tượng ứ giọt nước ở mép lá sau những ngày ẩm ướt ?
Mô tả cấu tạo của mạch rây ?
Điểm khác biệt giữa ống rây với tế bào kèm ?
Thành phần của dịch mạch rây ? Động lực vận chuyển ?
Vì sao mạch gỗ là các tế bào chết, dạng ống rỗng, còn mạch rây là các tế bào sống không có dạng ống ?

II. Hướng dẫn trả lời:

Dòng mạch gỗ (dòng đi lên, ngược chiều với trọng lực) vận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Tiến
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)