Kiem tra va sua chua may tinh
Chia sẻ bởi Lê Văn Thực |
Ngày 26/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: kiem tra va sua chua may tinh thuộc Công nghệ thông tin
Nội dung tài liệu:
Tự kiểm tra và sửa chữa máy tính
Đa số người dùng máy tính phổ thông "quên" yếu tố nhiệt độ khi mua sắm hoặc vận hành mà chỉ chú ý tới thông số về tốc độ, xung nhịp, dung lượng và giá tiền. Trong khi đó, hỏng hóc như cháy mạch, nổ chip thường bị nhà cung cấp từ chối bảo hành.
Lỗi cháy nổ chip thường bị các nhà phân phối từ chối bảo hành
Nhiệt độ trong máy tính Khi máy tính làm việc, dòng điện chạy qua bóng bán dẫn và mạch điện toả ra nhiệt năng. Một con chip có thể nóng hơn nhiệt độ môi trường quanh nó (trong vỏ máy) 10 - 15 độ C. Nhiệt độ này tỷ lệ thuận với xung nhịp của chip và điện áp hoạt động. Trong thiết kế sản phẩm, các nhà sản xuất linh kiện máy tính cũng phải dành ra một khoản để giải quyết nhiệt năng toả ra trong sản phẩm của mình trong điều kiện làm việc bình thường. Chip đảm nhiệm công việc nặng như CPU, xử lý đồ hoạ (GPU) thường có tản nhiệt riêng và quạt gió đi kèm. IC chính của mainboard, RAM tốc độ cao cũng được gắn thêm thanh tản nhiệt bằng nhôm. Máy tính của dân "khát" tốc độ như game thủ, mod case phải có thiết bị tản nhiệt riêng tuỳ theo mức độ tăng điện áp lõi và xung nhịp của chip.
Nhiệt độ cao thổi bay tụ điện
Khả năng chịu nhiệt của linh kiện máy tính khác nhau tuỳ loại sản phẩm, hãng chế tạo, dải nhiệt độ làm việc phổ biến từ 0 - 70 độ C. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, môi trường lý tưởng để máy tính làm việc từ 15 - 24 độ C. Đa số máy tính tại Việt Nam không có được môi trường "phòng lạnh" như vậy ngoài số trang bị tại cơ quan, công sở. Tại các quán game, hộ gia đình, nhiệt độ ngoài vỏ máy trung bình khoảng 30 độ C. Khi đó, bên trong vỏ máy khoảng 35 - 40 độ C do nhiệt năng toả từ các bộ phận bên trong máy, quạt tản nhiệt cũng chỉ thổi loanh quanh trong thùng. Nhiệt độ của chip hoạt động bình thường đã ở mức xấp xỉ 60 độ C. Vào những ngày trời nóng liên tục, nhiệt năng không được giải toả kịp thời sẽ làm cho mạch điện, liên kết tinh vi bên trong IC biến dạng tạm thời, máy tính hoạt động không chính xác hoặc chậm chạp. Duy trì tình trạng đó trong thời gian dài có thể gây cháy nổ IC, phá huỷ luôn linh kiện. Một số mainboard và chip thế hệ mới có khả năng tự bảo vệ, đưa ra cảnh báo khi đến ngưỡng nhất định. Nếu nhiệt độ không giảm máy sẽ ngừng hoạt động. Cháy nổ không chỉ vì tản nhiệt
Đồ hiệu cũng cháy vì linh kiện không đồng bộ
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cháy nổ linh kiện, có thể do điện áp nguồn không ổn định, linh kiện chất lượng kém hoặc sơ xuất khi lắp ráp khiến miếng tản nhiệt tiếp xúc không tốt", một kỹ thuật viên phòng bảo hành công ty TIC (Hà Nội) cho biết. "Máy tính tại Việt Nam chủ yếu là lắp ráp thủ công, có khi người dùng tự mua ổ cứng, RAM, card màn hình... để nâng cấp. Có khi một linh kiện không tốt lại là nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc của cái khác". Đa phần các nhà sản xuất từ chối bảo hành đối với sản phẩm hỏng hóc do cháy nổ mà chỉ hỗ trợ sửa chữa có tính phí. Lý do họ đưa ra là sản phẩm trước khi bán đều được cho hoạt động thử một thời gian nhất định. Việc cháy nổ chủ yếu do cách vận hành, sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, vẫn có một vài công ty bán lẻ chấp nhận mạo hiểm, tự cam kết bảo hành cho khách hàng của mình. Trên thực tế, linh kiện có thể chịu được nhiệt độ cao hơn chỉ số nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác như bụi bẩn làm giảm lượng không khí lưu thông, tiếp xúc không tốt, ... khiến khả năng tản nhiệt giảm đi, nhiệt độ khi làm việc có thể tăng bất thường. Mặt khác, bụi bẩn khi gặp không khí ẩm ướt có thể gây đoản mạch tại những chân IC, làm cháy linh kiện. Hạ "sốt" cho máy tính Một bộ nguồn tốt là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế cháy, nổ linh kiện máy tính. Ngoài công suất đủ lớn để cấp điện cho toàn bộ máy tính hoạt động, chất lượng bộ nguồn còn nằm ở chỗ đảm bảo sự ổn định của dòng điện.
Nổ chân RAM và khe cắm trên mainboard vì bụi bẩn Mainboard đời mới đều giành riêng một mục trong ROM-BIOS để cài đặt quản lý nhiệt
Đa số người dùng máy tính phổ thông "quên" yếu tố nhiệt độ khi mua sắm hoặc vận hành mà chỉ chú ý tới thông số về tốc độ, xung nhịp, dung lượng và giá tiền. Trong khi đó, hỏng hóc như cháy mạch, nổ chip thường bị nhà cung cấp từ chối bảo hành.
Lỗi cháy nổ chip thường bị các nhà phân phối từ chối bảo hành
Nhiệt độ trong máy tính Khi máy tính làm việc, dòng điện chạy qua bóng bán dẫn và mạch điện toả ra nhiệt năng. Một con chip có thể nóng hơn nhiệt độ môi trường quanh nó (trong vỏ máy) 10 - 15 độ C. Nhiệt độ này tỷ lệ thuận với xung nhịp của chip và điện áp hoạt động. Trong thiết kế sản phẩm, các nhà sản xuất linh kiện máy tính cũng phải dành ra một khoản để giải quyết nhiệt năng toả ra trong sản phẩm của mình trong điều kiện làm việc bình thường. Chip đảm nhiệm công việc nặng như CPU, xử lý đồ hoạ (GPU) thường có tản nhiệt riêng và quạt gió đi kèm. IC chính của mainboard, RAM tốc độ cao cũng được gắn thêm thanh tản nhiệt bằng nhôm. Máy tính của dân "khát" tốc độ như game thủ, mod case phải có thiết bị tản nhiệt riêng tuỳ theo mức độ tăng điện áp lõi và xung nhịp của chip.
Nhiệt độ cao thổi bay tụ điện
Khả năng chịu nhiệt của linh kiện máy tính khác nhau tuỳ loại sản phẩm, hãng chế tạo, dải nhiệt độ làm việc phổ biến từ 0 - 70 độ C. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, môi trường lý tưởng để máy tính làm việc từ 15 - 24 độ C. Đa số máy tính tại Việt Nam không có được môi trường "phòng lạnh" như vậy ngoài số trang bị tại cơ quan, công sở. Tại các quán game, hộ gia đình, nhiệt độ ngoài vỏ máy trung bình khoảng 30 độ C. Khi đó, bên trong vỏ máy khoảng 35 - 40 độ C do nhiệt năng toả từ các bộ phận bên trong máy, quạt tản nhiệt cũng chỉ thổi loanh quanh trong thùng. Nhiệt độ của chip hoạt động bình thường đã ở mức xấp xỉ 60 độ C. Vào những ngày trời nóng liên tục, nhiệt năng không được giải toả kịp thời sẽ làm cho mạch điện, liên kết tinh vi bên trong IC biến dạng tạm thời, máy tính hoạt động không chính xác hoặc chậm chạp. Duy trì tình trạng đó trong thời gian dài có thể gây cháy nổ IC, phá huỷ luôn linh kiện. Một số mainboard và chip thế hệ mới có khả năng tự bảo vệ, đưa ra cảnh báo khi đến ngưỡng nhất định. Nếu nhiệt độ không giảm máy sẽ ngừng hoạt động. Cháy nổ không chỉ vì tản nhiệt
Đồ hiệu cũng cháy vì linh kiện không đồng bộ
"Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cháy nổ linh kiện, có thể do điện áp nguồn không ổn định, linh kiện chất lượng kém hoặc sơ xuất khi lắp ráp khiến miếng tản nhiệt tiếp xúc không tốt", một kỹ thuật viên phòng bảo hành công ty TIC (Hà Nội) cho biết. "Máy tính tại Việt Nam chủ yếu là lắp ráp thủ công, có khi người dùng tự mua ổ cứng, RAM, card màn hình... để nâng cấp. Có khi một linh kiện không tốt lại là nguyên nhân dẫn đến hỏng hóc của cái khác". Đa phần các nhà sản xuất từ chối bảo hành đối với sản phẩm hỏng hóc do cháy nổ mà chỉ hỗ trợ sửa chữa có tính phí. Lý do họ đưa ra là sản phẩm trước khi bán đều được cho hoạt động thử một thời gian nhất định. Việc cháy nổ chủ yếu do cách vận hành, sử dụng của người dùng. Tuy nhiên, vẫn có một vài công ty bán lẻ chấp nhận mạo hiểm, tự cam kết bảo hành cho khách hàng của mình. Trên thực tế, linh kiện có thể chịu được nhiệt độ cao hơn chỉ số nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều yếu tố khác như bụi bẩn làm giảm lượng không khí lưu thông, tiếp xúc không tốt, ... khiến khả năng tản nhiệt giảm đi, nhiệt độ khi làm việc có thể tăng bất thường. Mặt khác, bụi bẩn khi gặp không khí ẩm ướt có thể gây đoản mạch tại những chân IC, làm cháy linh kiện. Hạ "sốt" cho máy tính Một bộ nguồn tốt là yếu tố quan trọng trong việc hạn chế cháy, nổ linh kiện máy tính. Ngoài công suất đủ lớn để cấp điện cho toàn bộ máy tính hoạt động, chất lượng bộ nguồn còn nằm ở chỗ đảm bảo sự ổn định của dòng điện.
Nổ chân RAM và khe cắm trên mainboard vì bụi bẩn Mainboard đời mới đều giành riêng một mục trong ROM-BIOS để cài đặt quản lý nhiệt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Thực
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)