Kiem tra tieng viet

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dần | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: kiem tra tieng viet thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian: 45 phút
Ngày kiểm tra: 27/03/2010


A - ĐỀ BÀI
ĐỀ CHẴN
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
* Câu 1 (1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất.
1. Từ "vừa" trong câu văn "Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào" được gọi là gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Phó từ
2. Câu "Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn" có cấu tạo là:
A. Chỉ có chủ ngữ B. Chỉ có vị ngữ
C. Gồm một kết cấu chủ - vị, trong đó vị ngữ nòng cốt gồm ba vị ngữ thành phần
D. Gồm một kết cấu chủ - vị, trong đó chủ ngữ nòng cốt gồm hai chủ ngữ thành phần
3. Trong các câu dưới đây, câu nào là câu trần thuật đơn?
A. Râu ria gì mà cụt ngủn và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ.
B. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây hết bụi.
C. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi.
D. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn.
4. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu trần thuật đơn có từ là?
A. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh
B. Động từ là những từ nêu lên hoạt động, tính chất, trạng thái của vật
C. Tre còn là niềm vui duy nhất của tuổi thơ
D. Ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người t bài học nào đó.
* Câu 2 (1,0 điểm): Nối tên phép tu từ ở cột A với khái niệm tương ứng ở cột B
A

B

1. So sánh
1+c
a. là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối,... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

2. Nhân hóa
2+a
b. gọi tên sự vật,hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

3. Ẩn dụ
3+e
c. là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng,

4. Hoán dụ
4+b
d. là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.



e. gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.


II - PHẦN TỰ LUẬN (8 ĐIỂM)
* Câu 1 (3 điểm): Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau và phân tích tác dụng?
" Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm"
* Câu 2(5 điểm): Khung cảnh đất trời khi mùa xuân đến có nhiều đổi thay thú vị, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu về chủ đề trên trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa và một câu trần thuật đơn có từ "là"? (Hãy xác định các yêu cầu trên ở dưới đoạn văn)

B - ĐỀ BÀI
ĐỀ LẺ
I - PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM)
* Câu 1 (1,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu của đáp án đúng nhất.
1. Từ "đã" trong câu văn "Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông" được gọi là gì?
A. Phó từ B. Danh từ C. Động từ D. Tính từ
2. Câu "Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa" có cấu tạo là:
A. Chỉ có chủ ngữ B. Chỉ có vị ngữ
C. Gồm một kết cấu chủ - vị, trong đó vị ngữ nòng cốt gồm ba vị ngữ thành phần
D. Gồm một kết cấu chủ - vị, trong đó chủ ngữ nòng cốt gồm ba chủ ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dần
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)