Kiểm tra Ngữ văn 10 kì 2
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Minh |
Ngày 26/04/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra Ngữ văn 10 kì 2 thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
THCS & THPT TIÊN YÊN Năm học: 2011- 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
(Thời gian làm bài : 90 phút không kể thời gian giao đề)
===========================
Câu 1: (2,5 điểm) Hãy trình bày các đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
Câu 2: (1,5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 3: (6 điểm)
Nhận xét về đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều- Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: “Cái thần của đoạn thơ là ở chỗ: Trao duyên mà không trao được tình! Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô ngần!”
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích “Trao duyên” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------------------------Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
Năm học: 2011-2012
Câu 1: (2,5 điểm) Tác giả Nguyễn Du
a) Sáng tác chữ Hán: (0,5 điểm)
- Gồm 3 tập:
+ Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan vớ nhà Nguyễn.
+ Nam Trung tạp ngâm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế.
+ Bắc hành tạp lục viết trong thời gian đi sứ ở Trung quốc.
b) Sáng tác chữ Nôm:(0,5 điểm)
- Truyện Kiều (ĐTTT, 3254 câu lục bát).
- Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh) viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng của Nguyễn Du.....
1.2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du:
a) Nội dung:(1 điểm)
- Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người
- Triết lí số phận người đàn bà:
“Đau đớn .... chung” Truyện Kiều)
“Đau đớn ..... tại đâu” (Văn Chiêu Hồi)
- Khái quát bản chất tàn bạo của CĐPK bất công chà đạp lên quyền sống của con người.
- Nguyễn Du là người đầu tiên trong Văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về người phụ nữ hồng nhan đa truân,
- Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu lứa đôi
b) Đặc sắc nghệ thuật: (0,5 điểm)
- Thành công ở những thể loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành. đặc biệt thơ lục bát và song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại (truyện Kiều)
Câu 2: (1,5 điểm)
- Biện pháp tu từ đối (đối tương thành): Bướm lả- ong lơi, cuộc say đầy tháng- trận cười suốt đêm, lá gió- cành chim, sớm đưa Tống Ngọc- tối tìm Trường Khanh.(0,5 điểm)
- Tác dụng: phơi bày hiện thực tình cảnh trớ trêu, ô nhục kéo dài của Kiều ở chốn lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu tấp nập. Cách dùng các hình ảnh ước lệ có tính đối xứng trên còn thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả với nhân vật, giúp nhân vật vẫn giữ được chân dung cao đẹp.(1 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
1. Mở bài: (0.5 điểm)
- Giới thiệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên. Dẫn nhận định.
2. Thân bài: (5 điểm)
a. Giải thích nhận định: (1 điểm)
- Lời nhận định đã chỉ ra “cái thần”- linh hồn, điều cốt lõi, điểm đặc sắc của đoạn Trao duyên. Nó hoàn toàn đúng đắn, là kim chỉ nam để chúng ta tìm hiểu đoạn trích.
- “Trao duyên mà không trao được tình!”: chữ “duyên” ban đầu là thuật ngữ của Phật giáo chỉ sự gắn bó với nhau từ kiếp trước, sau chuyển thành từ toàn dân có ý nghĩa chỉ hôn nhân nam – nữ. Qua đoạn trích, chúng ta thấy Kiều đã trao được mối nhân duyên của mình và Kim Trọng cho Thuý Vân nhưng không thể trao được tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng.
- “Đau khổ vô tận!”: Đó là tâm trạng của Kiều khi phải dằn lòng trao
THCS & THPT TIÊN YÊN Năm học: 2011- 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 10
(Thời gian làm bài : 90 phút không kể thời gian giao đề)
===========================
Câu 1: (2,5 điểm) Hãy trình bày các đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông?
Câu 2: (1,5 điểm) Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau:
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
Dập dìu lá gió cành chim,
Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.”
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
Câu 3: (6 điểm)
Nhận xét về đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều- Nguyễn Du), có ý kiến cho rằng: “Cái thần của đoạn thơ là ở chỗ: Trao duyên mà không trao được tình! Đau khổ vô tận! Cao đẹp vô ngần!”
Anh (chị) hãy phân tích đoạn trích “Trao duyên” để làm sáng tỏ ý kiến trên.
----------------------------Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
Năm học: 2011-2012
Câu 1: (2,5 điểm) Tác giả Nguyễn Du
a) Sáng tác chữ Hán: (0,5 điểm)
- Gồm 3 tập:
+ Thanh Hiên thi tập (78 bài) viết trước khi làm quan vớ nhà Nguyễn.
+ Nam Trung tạp ngâm 40 bài, viết khi làm quan ở Huế.
+ Bắc hành tạp lục viết trong thời gian đi sứ ở Trung quốc.
b) Sáng tác chữ Nôm:(0,5 điểm)
- Truyện Kiều (ĐTTT, 3254 câu lục bát).
- Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh) viết bằng thể thơ song thất lục bát, thể hiện tấm lòng của Nguyễn Du.....
1.2. Một vài đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du:
a) Nội dung:(1 điểm)
- Thể hiện tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người
- Triết lí số phận người đàn bà:
“Đau đớn .... chung” Truyện Kiều)
“Đau đớn ..... tại đâu” (Văn Chiêu Hồi)
- Khái quát bản chất tàn bạo của CĐPK bất công chà đạp lên quyền sống của con người.
- Nguyễn Du là người đầu tiên trong Văn học trung đại Việt Nam đặt vấn đề về người phụ nữ hồng nhan đa truân,
- Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu lứa đôi
b) Đặc sắc nghệ thuật: (0,5 điểm)
- Thành công ở những thể loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành. đặc biệt thơ lục bát và song thất lục bát chữ Nôm lên đến tuyệt đỉnh thi ca cổ trung đại (truyện Kiều)
Câu 2: (1,5 điểm)
- Biện pháp tu từ đối (đối tương thành): Bướm lả- ong lơi, cuộc say đầy tháng- trận cười suốt đêm, lá gió- cành chim, sớm đưa Tống Ngọc- tối tìm Trường Khanh.(0,5 điểm)
- Tác dụng: phơi bày hiện thực tình cảnh trớ trêu, ô nhục kéo dài của Kiều ở chốn lầu xanh, bọn khách làng chơi ra vào dập dìu tấp nập. Cách dùng các hình ảnh ước lệ có tính đối xứng trên còn thể hiện thái độ trân trọng, cảm thông của tác giả với nhân vật, giúp nhân vật vẫn giữ được chân dung cao đẹp.(1 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
1. Mở bài: (0.5 điểm)
- Giới thiệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều và trích đoạn Trao duyên. Dẫn nhận định.
2. Thân bài: (5 điểm)
a. Giải thích nhận định: (1 điểm)
- Lời nhận định đã chỉ ra “cái thần”- linh hồn, điều cốt lõi, điểm đặc sắc của đoạn Trao duyên. Nó hoàn toàn đúng đắn, là kim chỉ nam để chúng ta tìm hiểu đoạn trích.
- “Trao duyên mà không trao được tình!”: chữ “duyên” ban đầu là thuật ngữ của Phật giáo chỉ sự gắn bó với nhau từ kiếp trước, sau chuyển thành từ toàn dân có ý nghĩa chỉ hôn nhân nam – nữ. Qua đoạn trích, chúng ta thấy Kiều đã trao được mối nhân duyên của mình và Kim Trọng cho Thuý Vân nhưng không thể trao được tình yêu của nàng dành cho Kim Trọng.
- “Đau khổ vô tận!”: Đó là tâm trạng của Kiều khi phải dằn lòng trao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)