Kiểm tra lực Cu lông

Chia sẻ bởi Vũ Hương Thắm | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra lực Cu lông thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 45 PHÚT VẬT LÍ 11
Câu 1: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích .
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích .
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích .
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích .
Câu 2. Nhận xét không đúng về điện môi là:
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 3. Hai điện tích bằng nhau đặt cách nhau một khoảng r = 2 cm trong không khí thì lực hút giữa chúng là F1=N.
a. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,510(4(N) thì khỏang cách giữa chúng là bao nhiêu?
b. Nếu với khoảng cách r = 2 cm mà đặt trong điện môi thì lực tương tác giữa chúng là N. Xác định hằng số điện môi của môi trường.
c. Khi đưa hai điện tích ra xa nhau thêm 6 cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
d. Tính độ lớn của hai điện tích
e. Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi lại đưa về vị trí cũ. Tính lực tương tác giữa hai điện tích khi đó?
Câu 4. Hai quả cầu nhỏ giống nhau bằng kim loại có khối lượng 100g được treo vào cùng một điểm bằng 2 sợi chỉ nhỏ không giãn dài 10cm. Hai quả cầu tiếp xúc nhau. Tích điện âm cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi 2 dây treo hợp với nhau một góc 300.Cho g=10 m/s2
a. Tính lực tương tác giữa hai quả cầu.
b. Tính số electron mà ta đã truyền cho các quả cầu.
Câu 5.Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
Câu 6.Hai vật dẫn mang điện đặt cách nhau một khoảng r. Dịch chuyển để khoảng cách giữa hai vật đó giảm đi hai lần nhưng vẫn giữ nguyên độ lớn điện tích của chúng. Khi đó lựctương tác giữa hai vật:
A. Tăng lên hai lần. B. Giảm đi hai lần. C. Tăng lên bốn lần. D. Giảm đi bốn lần.
Câu 7. Hai hạt bụi trong không khí mỗi hạt chứa /electrong cách nhau 2 cm. Lực hút tĩnh điện giữahai hạt bằng:
A. 1,44.10-5N B. 1,44.10-7N C. 1,44.10-9N D. 1,44.10-9N
Câu 8.Chọn câu đúng nhất :Lực tương tác tĩnh điện Cu-lông được áp dụng đối với trường hợp:
A. hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất lớn hơn kích thước của chúng
B. hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất nhỏ hơn kích thước của chúng
C. hai vật tích điện được coi là điện tích điểm và đứng yên
D. hai vật tích điện được coi là điện tích điểm có thể đứng yên hay chuyển động
Câu 9. Hai quả cầu cùng kích thước nhưng cho tích điện trái dấu và có độ lớn khác nhau. Sau khi cho chúng tiếp xúc vào nhau rồi tách ra thì chúng sẽ:
A. luôn luôn đẩy nhau B. luôn luôn hút nhau
C. có thể hút hoặc đẩy tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa chúng
D. Không có cơ sở kết luận
Câu 10. Hai quả cầu nhẹ cùng khối lượng được treo gần nhau bằng hai dây cách điện có cùng chiều dài và hai quả cầu không chạm nhau. Tích cho hai quả cầu điện tích cùng dấu nhưng có độ lớn khác nhau thì lực tác dụng làm dây hai treo lệch đi những góc so với phương thẳng đứng là:
A. Bằng nhau
B. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch lớn hơn
C. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích lớn hơn thì có góc lệch nhỏ hơn
D. Quả cầu nào tích điện có độ lớn điện tích nhỏ hơn thì có góc lệch nhỏ hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Hương Thắm
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)