Kiểm tra kiến thức LSTG 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Thịnh | Ngày 09/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra kiến thức LSTG 12 thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TÂN QUỚI
ĐỐ VUI
LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Lớp 12
Tổ: SỬ - ĐỊA - GDCD
Năm học: 2012-2013
Nêu những thành tựu chủ yếu của kinh tế Mỹ
từ 1945 – 1973
+ Sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa thế giới (1948: 56%)
+ Sản lượng nông nghiệp gấp đôi sản lượng của Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949).
+ Nắm hơn 50% số tàu bè trên mặt biển.
+ 3/4 dự trữ vàng thế giới tập trung ở Mỹ.
+ Chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
+ Mỹ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
Nêu nội dung chính của Hiệp ước Bali.
+ Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.
Nêu những thành tựu chủ yếu trong công cuộc khôi phục kinh tế ở Liên Xô từ 1946 – 1950.
- Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ 2 để lại rất nặng nề.
- Với tinh thần tự lực tự cường, Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 - 1950) trước thời hạn 9 tháng.
- Thành tựu:
+ Đến 1950, tổng sản lượng công nghiệp tăng 73% và sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh.
+ 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mỹ.
Hãy cho biết các nguyên tắc hoạt động
của tổ chức Liên Hợp Quốc.
+ Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
+ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
+ Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
+ Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
Trình bày sự phát triển kinh tế của Tây Âu
giai đoạn 1950 – 1973
- Chiến tranh thế giới thứ 2 để lại cho Tây Âu hậu quả nặng nề.
- Với sự cố gắng và sự viện trợ của Mỹ trong “Kế hoạch Mácsan”, đến 1950 kinh tế Tây Âu được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
- Từ thập kỷ 1950 đến đầu thập kỷ 1970, kinh tế Tây Âu phát triển nhanh. (Công nghiệp CHLB Đức đứng thứ 3, Anh thứ 4, Pháp thứ 5 trong thế giới tư bản)
- Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới. Các nước Tây Âu có trình độ khoa học-kỹ thuật phát triển cao.
Trình bày sự thành lập và mục đích
của tổ chức Liên Hợp Quốc.
* Sự thành lập Liên Hợp Quốc:
- Từ 25/4 - 26/6/1945, Hội nghị quốc tế gồm đại biểu của 50 nước họp tại San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.
- 24/10/1945 bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
* Mục đích của Liên Hợp Quốc: Duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Nêu những nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
- Con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt… nên có tiểm lực và sức cạnh tranh cao.
- Biết áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật hiện đại để năng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí quốc phòng thấp.
- Tận dụng các điều kiện bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ…
Nêu những sự kiện chính trong những năm 1946 – 1949 dẫn đến việc thành lập nước CHND Trung Hoa.
* Sự thành lập:
- Từ 1946 đến 1949, diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản.
- Cuối 1949, nội chiến kết thúc, lục địa Trung Quốc được giải phóng. Quốc dân đảng rút chạy ra Đài Loan.
- 01/10/1949, nước CHND Trung Hoa được thành lập.
Trình bày những nhân tố thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của các nước Tây Âu.
+ Áp dụng các thành tựu của cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
+ Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc quản lí, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: nhận viện trợ của Mỹ, tranh thủ giá nguyên liệu rẻ của thế giới thứ 3 và sự hợp tác có hiệu quả trong Cộng đồng châu Âu (EC)…
Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản
từ năm 1952 đến năm 1973.
- Từ 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ 1960 đến 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 1960-1969 là 10,8%.
+ 1968, kinh tế Nhật Bản vươn lên thứ 2 thế giới tư bản (sau Mỹ).
- Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
Trình bày hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN.
- ASEAN ra đời vào nửa sau những năm 1960, trong bối cảnh các nước trong khu vực sau khi giành độc lập cần có sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài, và các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều (Liên minh châu Âu)...
- 08/08/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Liên minh Châu Âu (EU).
- 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lucxămbua) thành lập “Cộng đồng than-thép châu Âu”. 1957 thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
- 1967, ba tổ chức trên đã hợp nhất lại thành “Cộng đồng châu Âu” (EC). Từ 01/01/1993 đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), với 15 nước thành viên. (2007: 27 nước thành viên)
- EU hợp tác, liên minh trong các lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung
- 1995, 7 nước EU hủy bỏ sự kiểm soát đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau.
- Từ 01/01/2002, các nước EU chính thức sử dụng đồng tiền chung châu Âu EURO.
- Ngày nay, EU là tổ chức liên kết khu vực về kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.
Hãy nêu những thành tựu của tổ chức ASEAN.
+ 02/1976, ký “Hiệp ước thân thiện và hợp tác” (Hiệp ước Bali) nhằm xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
+ Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN và 3 nước Đông Dương được cải thiện.
+ Mở rộng thành viên của ASEAN: Brunây 1984, Việt Nam 1995, Lào và Mianma 1997, Campuchia 1999.
+ ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển.
Ý nghĩa của sự thành lập
nhà nước CHND Trung Hoa.
* Ý nghĩa: Trung Quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, chấm dứt hơn 100 năm thống trị của đế quốc, xóa bỏ phong kiến. Đưa Trung Quốc vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên CNXH, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nêu các mốc chính của cuộc đấu tranh chống đế quốc ở Lào từ 1945 đến 1975.
- Giữa 08/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, 23/08/1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.
- 12/10/1945: nhân dân thủ đô Viêng Chăn khởi nghĩa thắng lợi, chính phủ Lào ra mắt và tuyên bố nền độc lập.
- Từ đầu 1946 đến 1975, nhân dân Lào tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo (1946-1954) và đế quốc Mỹ do Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo (1954-1975).
- 02/1973, Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết.
- 02/12/1975, nước CHDCND Lào được thành lập, mở ra kỷ nguyên xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Những nguyên nhân thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
+ Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền sản xuất.
+ Các công ty, tập đoàn tư bản có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong lẫn ngoài nước.
+ Các chính sách của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.
Nêu những thành tựu chủ yếu trong công cuộc
xây dựng CNXH ở Liên Xô
(từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70)
+ Trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng (công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân…)
+ Sản lượng nông phẩm tăng trung bình 16% /năm
+ Phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất (1961)…
+ Tỉ lệ công nhân chiếm hơn 55% số người lao động trong nước.
+ Trình độ học vấn của người dân được nâng cao.
Trình bày nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỷ XX.
* Nguồn gốc:
Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
* Đặc điểm:
- Đặc điểm lớn nhất là: Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt đầu từ nghiên cứu khoa học.
- Khoa học đi trước, mở đường cho kỹ thuật và kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Toàn cầu hóa là gì? Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa trong nửa sau thế kỷ XX.
-.Toàn cầu hóa là: Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- Biểu hiện:
+ Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
+ Sự phát triển và những tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
+ Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
+ Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Liên minh châu Âu – EU, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN…)
Chào quí thầy cô

các em học sinh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thành Thịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)