Kiểm tra Học kỳ I môn Văn lớp 6

Chia sẻ bởi Lê Trung Chánh | Ngày 17/10/2018 | 16

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra Học kỳ I môn Văn lớp 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I


MÔN: NGỮ VĂN 6


Thời gian: 90 phút (không kể giao đề)


I/ MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinh (Trường THCS Tân Khánh Hòa - Dành cho học sinh trung bình)
1/Kiến thức: hệ thống, củng cố kiến thức 3 phân môn: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn trong học kì I.
2/Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng.
3/Thái độ: Có ý thức hoàn thành tốt bài làm của mình.

II/ HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức đề kiểm tra: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.

III/ THIẾT LẬP MA TRẬN:

Mức độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


1. Văn
Truyện dân gian

-Nhớ các thể loại của văn học dân gian.
-Nhớ ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng.





Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2
20%



Số câu: 2
điểm:2
=20%

2. Tiếng Việt
Danh từ
-Nhớ khái niệm danh từ.
- Đặt câu có sử dụng danh từ và gạch chân đúng danh từ.




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:0,5
Số điểm:1
10%
Số câu:0,5
Số điểm:1
10%


Số câu:1
điểm 2
=20%

3. Tập làm văn
Tự sự



Kể về người bạn thân.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %



Số câu: 1
Số điểm: 6
60%
Số câu: 1
điểm: 6
=60%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 2,5
Số điểm: 3
30%
Số câu:0,5
Số điểm: 1
10%

Số câu: 1
Số điểm: 6
60%
Số câu: 4
Số điểm: 10
100%

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA:
Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1đ)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng ? (1đ)
Câu 3: Thế nào là danh từ? Đặt một câu có sử dụng danh từ và gạch chân dưới danh từ ấy? (2đ)
Câu 4: Em hãy kể về một người bạn thân của em. (6đ)

V/ HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: (1đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
Các thể loại của văn học dân gian:
Truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười.

Câu 2: (1đ) Ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng:
Truyện ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.

Câu 3: (2đ)
-Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ... (1đ)
-Học sinh đặt được một câu có sử dụng danh từ và gạch chân đúng danh từ.(1đ)

Câu 4: (6đ)
* Yêu cầu chung:
-Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học.
-Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, các chi tiết và hình ảnh được trình bày thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
*Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.MB: (1đ) Giới thiệu chung về người bạn của em..
b.TB:(4đ) Kể các chi tiết tiêu biểu về người bạn của em:
- Kể về sở thích, việc làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Trung Chánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)