Kiểm tra học kỳ I_GDCD 12

Chia sẻ bởi Trần Thanh Tịnh | Ngày 27/04/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra học kỳ I_GDCD 12 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN
TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH
ĐỀ THI HỌC KỲ I LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn thi: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
(Thời gian:45 phút không kể thời gian giao đề)


Họ và tên:.................................................SBD:.................

Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Pháp luật là gì ?
Hệ thống các quy tắc xử sự chung.
Hệ thống quy tắc áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
Hệ thống quy tắc xử sự chung của nhà nước.
Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?
Pháp luật do giai cấp cầm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện
Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
Pháp luật do nhà nước, đại diện cho xã hội ban hành và bảo đảm thực hiện
Pháp luật chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Vì sao pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung ?
Pháp luật có tính cưỡng chế do nhà nước thực hiện
Pháp luật có tính bắt buộc do nhà nước thực hiện
Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước; bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Vi phạm pháp luật là hành vi có dấu hiệu nào dưới đây ?
Là hành vi trái pháp luật
Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện
Có lỗi của chủ thể
Là hành vi trái pháp luật có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
Vi phạm dân sự là hành vi như thế nào ?
Xâm phạm các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
Xâm phạm các quan hệ tài sản
Xâm phạm các quan hệ nhân thân
Xâm phạm các quan hệ sở hữu
Trách nhiệm hành chính được áp dụng đối với mọi hành vi của người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên ?
Từ đủ 12 tuổi trở lên
Từ đủ 14 tuổi trở lên
Từ đủ 16 tuổi trở lên
Từ đủ 18 tuổi trở lên
Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân ?
Là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con
Là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ với chồng
Là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em
Là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và cháu
Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền bình đẳng giữa anh chị, em ?
Khi cha mẹ không còn, chỉ anh cả mới có nghĩa vụ nuôi dưỡng em
Em không có nghĩa vụ đối với anh, chị
Khi không còn cha mẹ thì anh chị thay quyền cha mẹ quyết định mọi việc cho em
Anh, chị em có nghĩa vụ nuôi dưỡng lẫn nhau trong trường hợp cha mẹ không có điều kiện nuôi dưỡng con
Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
Là các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển
Là các dân tộc được Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng
Là các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển
Là các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ
Ý kiến nào sau đây sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế ?
Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật
Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật
Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế
Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là gì ?
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án
Người phạm tội quả tang thì ai cũng có quyền bắt
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Chỉ được bắt người trong trường hợp được pháp luật quy định cho phép.
Hành động nào dưới đây xâm phạm quyền tự do về thân thể của người khác ?
Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ
Tự tiện bắt giữ người
Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khỏe của người ấy
Đe dọa giết người.
Phần II. Tự luận
13. (4,5 điểm)
Nếu không có pháp luật, xã hội có thể tồn tại và phát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Tịnh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)